Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 128 : Có làm sư phụ không?

Ngày đăng: 01:20 20/04/20


Ở kiếp sau, trong tiểu học là học nhận biết chữ và viết chữ cùng một lúc. Như vậy rất không tốt, bởi vì thư pháp chữ Hán là ‘Ý ở trước khi hạ bút, sau đó mới viết chữ’. Trẻ em đi học còn chưa có nhận thức cảm tính đối với cấu tạo của văn tự. Cho nên đặt bút viết không hề có cảm giác, viết ra những chữ hình thù rất quái lạ, nhìn vô cùng thê thảm, nếu muốn có được thành tựu trong thư pháp thì hầu như rất khó.



Mà ở thời cổ đại, trẻ em đi học thường mang trên người sách học chữ ‘Bách gia tính’ ‘Thiên tự văn’. Sau khi đã biết hơn mấy ngàn chữ mới bắt đầu luyện viết chữ. Như vậy trước khi tập viết, đã có ấn tượng với kết cấu của chữ viết. Đương nhiên viết rất lưu loát, sau khi luyện tập nhiều lần, mỗi người đều có thể viết ra một chữ thật đẹp.



Ở kiếp sau, viết chữ xấu không có việc gì. Nhưng ở thời đại này, viết chữ không đẹp thì đừng nói đến chức quan nghiên cứu học vấn. Ngay cả một tiên sinh làm ở phòng thu chi, nếu viết xấu cũng sẽ bị người khác xem thường.



Đó là lí do vì sao nhất định phải tập viết. Mà bắt đầu tập viết tất nhiên phải viết theo chữ mẫu. Trần Hi Lương không chọn những quyển chữ mẫu bình thường mà lớp vỡ lòng hay dùng mà là chọn cái rất ít người dùng ‘Quảng vận’



Thứ nhất, quyển sách này là Khải thư do triều đình biên soạn được tuyển chọn rất cẩn thận. Đối với việc đặt nền móng rất có lợi. Thứ hai, quyển sách này được phân quyển dựa theo năm thanh là thượng bình thanh, hạ bình thanh, thượng thanh, khứ thanh, nhập thanh. Trong quá trình viết phỏng theo, cũng là học thanh vận. Ba là, viết phỏng theo tác phẩm vĩ đại này, nếu không bình tâm tĩnh khí thì không thể học được. Ông cố ý muốn làm mài mòn sự nóng nảy của Trần Khác.



Nhưng kết quả không như mong đợi, Trần Tam Lang buồn bực muốn phát điên. Bởi vì phương pháp học tập ngữ âm của người xưa quả thực quá kém thông minh… Đơn giản mà nói, bọn họ lấy bốn mươi chữ hán làm thanh mẫu. Lại lấy vận mẫu tự của tự điển âm vận làm vận mẫu. Dùng ‘Phiên thiết pháp’ (một lối chú âm truyền thống của Trung Quốc) làm chú âm chữ Hán.



Đơn giản mà nói, trong ‘Phiên thiết pháp’. Dùng hai chữ chú âm, một chữ gọi tắt là ‘Thượng tự’, cái còn lại gọi tắt là ‘Hạ tự’. Từ thưa ba được chú âm được gọi tắt là ‘Bị Thiết tự’. Nguyên tắc cơ bản này là, Thượng tự và Bị thiết tự có thanh mẫu giống nhau. Hạ tự và Bị thiết tự có vận mẫu và thanh điệu đều giống nhau. Thượng hạ hợp lại chính là cách đọc của Thiết tự âm.



Ví dụ như ‘Đông, đô tông thiết’, đều dùng thanh mẫu của ‘Đô’. Vận mẫu và thanh điệu của Tông làm chú âm ‘Đông’. Loại này là tham khảo trong cách phát âm Phạn văn của Nam Bắc triều. Phương pháp chú âm hoàn thiện mà hai triều Đường Tống phát triển, so với trực âm và chú âm của đời Hán thì tiến bộ hơn rất nhiều. Nhưng đối với người có thói quen dùng bính âm, thì hoàn toàn lạc hậu.



Hiển nhiên, Phiên thiết thượng hạ tự đều chứa đựng rất người thành phần, khi kết hợp có những trở ngại nhất định; Thượng hạ tự trong Phiên thiết sử dụng quá nhiều chữ làm người khác rất khó nắm vững. Dĩ nhiên, loại phương pháp chú âm chữ đơn này so với đời Hán thì chính xác hơn rất nhiều.



Hơn nữa, bính âm của tiếng Hán là lấy tiếng Bắc Kinh có pha trộn khẩu âm Mãn tộc làm tiêu chuẩn Quốc ngữ. Tiếng Hán mà người Mãn nói không có nhập thanh. Cho nên bính âm tiếng Hán cũng không có cách nào mô phỏng được nhập thanh, mà nhập thanh vẫn là một trong ba trắc điệu trong bằng trắc, đã mất đi nhập thanh, thì sẽ không phù hợp với vận luật của tiếng Hán cổ. Cho nên dùng bính âm Hán ngữ, thì sẽ không đọc được luật thơ của thơ cổ.



Tuy nhiên may mắn là vì muốn học tập cổ văn, cái mà Trần Khác từ nhỏ đã tiếp xúc không phải là cách bính âm Hán ngữ thông hành của Đại lục, cũng không phải chữ cái quốc ngữ của Đài Loan, mà là ‘Phương pháp bính âm của Uy thị’… Đây là loại phương pháp chú âm Latin được sử dụng với thời gian lâu nhất. Không những có thể biểu hiện ra được nhập thanh của tiếng Hán chính thống, còn có thể mô phỏng tốt những hàm súc cổ điển.



Nhưng khi hắn đang cực kỳ hứng thú muốn dùng cách bính âm Uy thị để thay cho Phiên thiết thì lại bị choáng váng. Bởi vì ở thời đại này, cách bính âm Uy thị còn hơn một ngàn năm nữa mới xuất hiện, sự ràng buộc của chữ và âm, tự điển bính âm hiển nhiên cũng không thể nhắc đến. Vì công việc vĩ đại của chú âm tiếng Hán, gần như đã do chính hắn phụ trách. Mà điều kiện quan trọng nhất của chú âm, là phải nắm vững cách phát âm của từng chữ cái của chữ Hán.



Hắn phải nhanh chóng nắm giữ cách phát âm chính xác của từng chữ cái trong tiếng Hán. Trước tiên là phải hiểu rõ được ‘Quảng vận’.


Nói xong ông bỏ đi ra ngoài làm việc. Bồi dưỡng một đứa nhỏ đọc sách là một việc rất tốn tiền. Bồi dưỡng một thần đồng thì càng thêm tốn kém.



Nhị Lang cũng đã thu dọn xong hành lí để chuẩn bị đi xa. Hôm nay là ngày cậu phải trở về thư viện. Cũng may thư viện Trung Nham cách nhà không xa. Mỗi lần nhớ nhà thì có thể trở về thăm nhà.



Đợi đến khi bọn họ rời đi, Lục Lang liền chờ đợi Tam Ca. Hôm nay, nó đặc biệt được cho phép nghỉ ngơi. Nó rất mong chờ Tam ca có thể mang mình ra ngoài vui chơi.



Thái Truyền Phú cũng rất mong chờ hắn. Y rất muốn có thể ngay lập tức học được tay nghề làm bếp tinh thâm.



Ai ngờ Trần Khác nét mặt sa sầm, đem giấy và bút mực chuyển lên trên bàn rồi tiếp tục viết lại “Quảng vận”.



Hai người mở to đôi mắt ra xem hắn viết từng chữ từng chữ một. Sau khi đã viết xong một tờ giấy, Trần Khác mới đặt bút xuống nói với Truyền Phú:

- Là sư phụ ta lợi hại, hay là ngươi lợi hại?



Truyền Phú gãi gãi đầu, thật thà chất phác nói:

- A…Sư phụ tất nhiên là lợi hại, đồ nhi thật sự…

Y nghĩ Trần Khác chỉ nói ngoài cửa miệng thì liền nói:

-…không dám so sánh với người.



- Ta lợi hại như vậy còn cần phải nắm chắc thời gian viết từng chữ từng chữ một để đặt nền tảng.

Trần Khác trợn trắng mắt lên, chỉ vào phòng bếp mắng:

- Ngươi biết mình không thể so sáng cùng ta, vậy nửa canh giờ qua người đã làm gì? Ta viết chữ cũng không cần có người bảo vệ nha. Ngươi còn không mau đi tập luyện những kỹ năng cơ bản đi.



Truyền Phú vội vàng chạy trối chết nói:

- Vâng thưa sư phụ!