Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 7317 : Việc giải trừ quân bị gặp khó khăn

Ngày đăng: 01:25 20/04/20


- Hay là từ từ rồi đi....

Chỉ cần nghĩ tới nét mặt già nua u ám của Tô Lão Tuyền kia, đầu của Trần Khác liền lớn như cái đấu.

- Đúng rồi.

Tào thị lại nhìn Trần Thầm nói:

- Nhị Lang, hình như ngươi cũng muốn cưới Bát Nương nhà lão đúng không?

Trần Thầm ho nhẹ một tiếng, xấu hổ cười nói:

- Chữ Bát (八) còn không có chổng đít lên chút đấy...

- Ngươi nhếch lên như vậy cũng quá dài a.

Lục Lang cười lạnh nói:

- Đã tám năm rồi à?

- Tính cả thời gian y động tà tâm thì đã mười một năm rồi.

Trần Khác cải chính.

- Lúc ấy mới chỉ là một tiểu tử mười sáu, mười bảy tuổi, hiện giờ đã quá ba mươi rồi.

Tào thị thở dài nói:

- Ngươi khiến cha mẹ giờ này vẫn không có cháu ôm đấy, có biết không?

- Ta, ta...

Ở Tống triều, kết hôn muộn cũng không phải điều gì ngạc nhiên, nhất là người đọc sách và nữ nhân trong gia đình giàu có, kéo dài đến tuổi này giống như Nhị Lang đâu đâu cũng thấy, vì thế mà Trần Thầm vẫn không để ý đến chuyện này. Nhưng hiện tại khi nghe Tào thị nói, y liền cảm giác mình có lỗi lớn, liền ngượng ngùng nói:

- Nắm chặt thời gian là được.

- Vậy là được rồi.

Tào thị cười nói:

- Ta còn muốn nhìn xem khuê nữ của Tô gia tốt đến nhường nào mà khiến nam nhân của chúng ta đều mê mẩn thành ra thế này....

Tào thị nói một mạch, nếu không có Trần Khác vừa mới vào cửa, nàng có thể nói từ giữa trưa đến tối. Cứ như vậy, nàng nói ước chừng cũng tới một canh giờ mới thả cho y trở về nghỉ tạm.

Ra khỏi cửa phòng, Trần Thầm cười khổ nói:

- Mẫu thân thật đúng là giỏi nói.

- Quen rồi thì tốt thôi.

Trần Khác cười nói:

- Đi, đến chỗ của ta uống chén trà.

- Ngươi vừa trở về, vẫn là nghỉ ngơi trước đi.

Trần Thầm lắc đầu nói:

- Trong kinh triệu hồi ta đến đây, chúng ta vẫn còn có thời gian trò chuyện.

- Cũng được.

Trần Khác cười nói:

- Không tắm rửa, cả người thật khó chịu.

- Ừ.

Trần Thầm gật gật đầu, hai huynh đệ liền ai nấy trở về viện.

Khi đang đi đến đoạn giao cắt giữa sân của chính mình, Trần Khác cười, nói với Đỗ Thanh Sương đi ngay sau mình:

- Nàng thật giống như một người câm vậy.

- Nào có, ta chỉ tùy chỗ mới nói thôi.

Đỗ Thanh Sương cười nói:

- Tuy rằng bà nội không đem ta làm thiếp tỳ, nhưng ta cũng không thể không hiểu quy tắc.

- Nàng quá cẩn thận rồi.

Trần Khác cười nói:

- Thôi vậy, ta cũng không ép nàng. Sau này rồi sẽ biết.

Nói xong, hắn nhìn eo nhỏ của nàng, cười nói:

- Tiểu Sương Nhi, mau hầu hạ gia tắm rửa đi.

- Trong nhà còn có người đấy....

Đỗ Thanh Sương cười né tránh, nói xong mở cửa đi vào.

Trần Khác cười đi theo vào liền thấy tám uy nữ đi ra từ các gian phòng. Tám người bọn họ ban đầu người thì đang quét nhà, người thì tưới nước, người pha trà, khi thấy hắn đi vào cửa liền khẩn trương đi vào trong viện, sửa sang lại quần áo, nhất tề cúi người, trên trán vẫn còn vướng bụi trần, đồng loạt dịu dàng nói:

- Đại nhân đã trở lại, đại nhân vất vả rồi.

Nữ nhân triều Tống thích để tóc dài rồi búi tóc thành nhiều loại, nhưng Uy nữ không có thói quen búi tóc nên đều xõa ra, tựa như áo choàng phía sau tung bay. Quỳ trên mặt đất mái tóc đen thư thác nước rủ xuống đối lập hẳn với bắp chân tròn non trơn bóng, hết sức mê người.

Những oanh oanh yến yến này, đều là nữ hầu trong cung đình Nhật Bản mà Trần Khác mang về. Các nàng tuy đều xuất thân bình dân và tiểu quý tộc, nhưng tướng mạo tính tình đều là đứng đầu. Hơn nữa, các nàng cũng đều trải qua những lần huấn luyện nghiêm khắc của cung đình. Nếu như bàn về việc hầu hạ người khác mà nói, nếu các nàng tự xưng là thiên hạ đệ nhị, thì không ai dám xưng đệ nhất.

Trần Khác gật gật đầu, ừ một tiếng, các Uy nữ lập tức đứng dậy. Bốn người đi đến bên cạnh hắn, bỏ mũ quan cho hắn, hầu hạ cởi áo, cởi giày. Bốn người khác cầm sa y, guốc gỗ, trà lạnh, băng khăn.

Nhóm uy nữ thay cho hắn một bộ trang phục hè mát mẻ ở nhà, dùng khăn lạnh lau mặt cho hắn, sau đó dâng trà. Các nàng không giống thị nữ triều Tống chỉ đưa chén trà đến tay người nhận là xong, mà là đưa đến tận miệng của người, về căn bản người không cần người động tay chân vào.

Trần Khác nhấp một ngụm trà, súc miệng, nhả vào chậu đồng. Liền hỏi Đỗ Thanh Sương ở bên cạnh che miệng cười không ngừng:

- Nàng cười cái gì, chưa từng được ai hầu hạ như vậy sao?

- Chưa từng, thiếp thân chịu không nổi.

Đỗ Thanh Sương lắc đầu cười nói:

- Vương tử gia hưởng thụ là được rồi.

Nàng nói xong, cười nói:

- Ta rót nước cho gia tắm rửa.

- Canh lan đã chuẩn bị xong rồi.

Uy nữ đứng đầu cung kính nói:
- Ngựa Khiết Đan mà ta hứa với đệ đã về rồi, lát nữa đệ qua chỗ ta mà chọn.

- Sư huynh quả nhiên là người giữ chữ tín.

Bé con mười tuổi nho nhã nói:

- Sư đệ trước cám ơn huynh.

- Tạ ơn cái đầu của ngươi, hai ta còn phân biệt sao?

Trần Khác cười vỗ vỗ vai hắn nói:

- Lão sư đâu?

- Ở Bích Lãng Hiên dưỡng bệnh.

Âu Dương Biện khuôn mặt nhỏ nhắn sầu lo nói:

- Bệnh có vẻ khá nặng.

- Đi. Đi xem.

Trần Khác liền kéo tay của cậu, đi vào trong Bích Lãng Hiên ở hậu viện.

Lúc này bên ngoài Bích Lãng Hiên liễu một màu xanh ngắt, lá sen hứng mặt trời, quả nhiên là một cảnh đẹp ngày hè.

Trần Khác và Âu Dương Biện cởi giày đi vào bên trong hiên thấy Lão Âu Dương gầy gò, ốm yếu, có vẻ vắng vẻ ngồi đấy, hai mắt che khăn mặt, nằm ở trên giường trúc. Bên cạnh là từng chồng công văn, sách. Ngồi bên cạnh còn có Âu Dương Phát, thấy Trần Khác đi vào, nhẹ nhàng gật đầu.

Thấy lão sư giống như đang ngủ, Trần Khác khẽ bước đến, quỳ dưới đất.

Âu Dương Tu lên tiếng:

- Trọng Phương đến rồi hả?

Nói xong liền giơ tay tháo khăn, mở mắt ra, hơi nheo lại, nói:

- Ôi, chỉ có thể nhìn thấy bóng dáng của ngươi.

- Thầy.

Trần Khác cúi người hành lễ nói:

- Học trò bái kiến thầy.

- Trở về lúc nào?

Âu Dương Tu chậm rãi hỏi.

- Học trò trở về ngày hôm qua, sáng nay mới nghe nói thầy bị bệnh.

Trần Khác nói:

- Nhanh lại đây.

- Ai.

Âu Dương Tu giận dữ nói:

- Vi sư già rồi, hơn nữa lại bệnh, sợ là trở thành phế nhân.

- Thầy, chuyện này nhất thời chỉ là một bệnh nhỏ, trị là khỏi thôi.

Trần Khác nhìn Âu Dương Phong, nói:

- Đã mời đại phu chưa?

- Đã mời thái y xem qua. Uống thuốc thanh gan sáng mắt nhưng cũng không thấy tốt hơn.

Âu Dương Phát hạ giọng nói.

- Dường như thầy không chỉ là đau mắt.

Trần Khác nhìn Âu Dương Tu một thân thần sắc có bệnh, cau mày nói:

- Để ta bắt mạch cho thầy.

Âu Dương Phát biết Trần Khác còn có y thuật thâm tàng bất lộ, nghe vậy vui vẻ nói:

- Vậy thì tốt quá.

Y nhanh chóng đưa đến một chiếc ghế nhỏ, đặt gối kê bắt mạch xuống, sau đó chậm rãi nâng phụ thân dậy.

Những động tác đó còn phải có người giúp đỡ, Âu Dương Tu mệt mỏi thở dài một hơi, một hồi lâu mới nâng cánh tay khô gầy lên đặt trên gối kê.

Trần Khác duỗi ngón tay đặt chuẩn lên mạch của Âu Dương Tu. Sau một lúc lâu, hắn để ghế con sang một bên, xem mạch tay trái của lão Âu Dương, rồi lại chăm chú nhìn lưỡi, mí mắt, sờ sờ hai chân của lão. Trầm mặc một lát mới hỏi:

- Có phải thầy hai chân mỏi nhừ, ăn nhiều dễ đói, hay khát uống nhiều, miệng đắng lưỡi khô, nước tiểu nhiều và đi tiểu nhiều lần?

- Vâng, đúng vậy.

Âu Dương Phát liên tục gật đầu nói.

- Có phải thầy còn mắt mờ, chóng mặt, nhìn một thành hai, chỉ phân trắng đen?

Trần Khác lại hỏi.

- Ừ.

Lần này là Âu Dương Tu gật đầu.

- Cha ta rốt cuộc bị bệnh gì?

Âu Dương Phát khẩn trương hỏi.

- Hẳn là chứng bệnh tiêu khát.

Trần Khác chậm rãi nói.

- A...

Cha con Âu Dương đều giật mình kinh hãi:

- Không ngờ là chứng bệnh khó chữa này!

- Phổi khô, tổn thương tuyến nước bọt, khát nước uống nhiều, dạ dày nóng, tiêu thực nhanh đói, thận không lấy nước, tiểu tiện thường xuyên. Phổi khô, dạ dày nóng, thận hư, là biểu hiện của chứng bệnh tiêu khát.

Trần Khác trầm giọng nói:

- Nửa năm trước, ta thấy thầy có bệnh thận hư, bệnh trạng của dạ dày nóng, nhưng người nói tự mình có thể sắp xếp, ăn nhiều uống nhiều thì sẽ khỏi, cho nên trò cũng không nghĩ tới phương diện này, chỉ kê hai đơn thuốc bổ, thầy có uống thuốc đều không?