Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 7334 : Nghi nam hoa đúng dịp

Ngày đăng: 01:25 20/04/20


Nghia nam hoa là tên khác của cỏ huyên

Đây cũng là điều Trần Khác lo lắng nhất, bởi vì hắn nhớ rõ trong lịch sử lão nhân này chết trên đường về, nếu để cho lịch sử tái diễn… khoản nợ này thế nào mình cũng phải gánh chịu.

Vì muốn giữ ông ta lại nên Trần Khác nói lời thật, lời hay. Long Xương Kỳ chưa tỏ thái độ thì học trò của ông ta đã lo lắng, khuyên nhủ:

- Lão sư, hãy nghe học sĩ đi ạ, trên đường có chuyện gì thì các đệ tử cũng không có cách nào ăn nói…

Mặc cho mọi người khuyên nhủ thế nào thì Long Xương Kỳ cũng chỉ thản nhiên nói:

- Lão ông chín mươi tuổi còn sợ gì chứ, ta đã nói muốn đi, sao có thể tùy tiện đổi được?

- Kế hoạch không thể thay đổi sao?

Trần Khác nghe ra cười nói:

- Trước kia lão tiên sinh nào biết học giả Tây Dương, còn có thư tịch Đại Thực đến Biện Kinh, hơn nữa không được thấy “Trúc thư kỉ niên”, lão can tâm sao?

Câu cuối cùng này gãi đúng chỗ ngứa của Long lão nhi, ông ta lầm bẩm:

- Chẳng qua chỉ có chừng đó mà thôi.

- Sai hoàn toàn.

Tô Thức ở bên chen lời vào:

- Bây giờ Âu Dương Công còn chuyên tâm dịch cuốn sách này, tuy chưa hoàn thành nhưng kết quả trước mắt đã khiến cho người ta vô cùng khiếp sợ.

- Hả?

Dù sao thì học giả vẫn muốn dùng học thuật để câu dẫn.

- Ví dụ như lúc trước chúng ta vẫn cho là thượng cổ Tam Hoàng hòa bình nhường ngôi, nhưng mà “Trúc thư” lại ghi: “xưa kia Nghêu đức suy, làm tù nhân của Thuấn”, còn nói “Hậu Tắc đày đế Chu đến Đan thủy”. Hậu Tắc là thân tín của Thuấn, cho nên dựa theo “Trúc thư kỷ niên” ghi lại là Thuấn giam cầm Nghêu, lưu đày con của Nghêu rồi mới lên ngôi vương, nào có chuyện nhường ngôi?

- Cho nên “Hàn phi tử - Thuyết nghi” nói tóm lại: “Thuấn bức Nghêu, Vũ bức Thuấn, Võ Vương phạt Trụ, bốn vương giả này, nhân thần cũng giết vua của mình!”

Tô Thức càng nói càng hưng phấn:

- Lão tiên sinh, không làm rõ những chuyện này sao người có thể đi được…

Trần Khác phiên dịch “ Trúc sử kỷ niên”, tuyệt đối không đơn giản chỉ là vì để chứng minh “Kim đằng” thật sự tồn tại như vậy. Mục đích thực sự của hắn là phá vỡ lý tưởng của người đọc sách trong nước, tức là cái gọi là “Tam đại chi trị”!

“Tam đại chi trị” là quan niệm mà Hán Nho đề xuất. Tam đại là chỉ ba chính quyền thống nhất sớm nhất của Trung Quốc là “Hạ, Thương, Chu”. Các Hán nho cho rằng Hạ, Thương, Chu là ba triều đại điển hình thống trị tốt nhất. Hình thức “Tam đại” là có lợi nhất đối với đất nước và sự yên ổn, hạnh phúc của dân chúng. “Tam đại” chính là đạo đức, nhân phẩm và thái độ trị quốc của đế vương, chính là hình mẫu của đế vương đời sau. Đương nhiên không bao gồm Hạ Kiệt, Thương Trụ, và Chu U Vương ba Hoàng đế đặc biệt ngu ngốc…

Bởi vậy, đám sĩ phu thích xưng “Tam đại”, cho rằng lấy một loại lý tưởng chính trị làm tiêu chuẩn tham chiếu đương thời. Bọn họ cho rằng chỉ cần quân chủ noi theo đức hạnh, quan niệm chính trị của ba Đế vương lớn, nhất là “Tam vương” Hạ Vũ, Thương Thang, Chu Văn thì mọi vấn đề tệ nạn xã hội của đất nước sẽ giải quyết dễ dàng.

Nhưng trên thực tế, “Tam đại” đặc biệt là hai đời Hạ, Thương cũng không có lưu lại tín sử đáng tin, bởi vậy cái gọi là “Tam đại chi trị” rất có khả năng chỉ là một sự tưởng tượng của cổ nhân. Sở dĩ có thể tạo nên tình huống như vậy, ngoại trừ là do niên đại đã quá lâu, tư liêu lịch sử bị chôn vùi ở trong chiến loạn, thì không thể không kể đến sự cống hiến của một vĩ nhân.

Đó chính là Khổng lão phu tử trong truyền thuyết học vấn uyên thâm, được người đời ngưỡng mộ, anh minh uy phong, vẻ vang thiên cổ, uy nhưng không mãnh, vị thầy của muôn đời!

Khổng Tử sống ở Đông Chu, khi đó được xem là những năm cuối của Tam đại, làm sử quan của nước Lỗ một nước có lịch sử lâu đời nhất, còn có thể nhìn những tư liệu lịch sử thực sự của Tam đại. Biết thời đại thượng cổ căn bản cũng không đơn giản giống như trong truyền thuyết, mà đều tanh mùi máu giống như các chính trị triều đình đời sau.

Nhưng Khổng phu tử trước mắt đâu đâu cũng thấy, lễ tiết thiên hạ đã bị phá hỏng, tam cương ngũ thường tiêu vong, chư hầu chiến tranh không ngớt, dân chúng giống như chó lợn. Thần Châu to lớn còn có chỗ nào có yên bình?

Là tín đồ của Chu công, Khổng Tử đương nhiên thống khổ không chịu nổi. Ông vì tuyên truyền cho cổ thế “ Đạiđạo chi hành, thiên hạ vi công” cùng so sánh “ Lễ băng nhạc phôi” của đời sau, gợi lại lòng tôn vương phục lễ của các Vương tôn chư hầu, không tiếc bóp méo cổ sử. Làm “Một chữ khen chê” , “Vi tôn giả húy” là “Xuân Thu bút pháp” trong truyền thuyết!

Bất luận ước nguyện ban đầu lúc đó của Khổng Tử như thế nào, thì đời sau cái gọi là “ Lịch sử do người thắng viết nên”, lịch sử là mặc cho một cô nương tô vẽ nó, đều là học được ở nơi này. Những sự thật lịch sử thì bị mọi người tùy ý bóp méo, thay đổi hoàn toàn bộ mặt…

Cho nên Khổng Tử mới thở dài một cách thống khổ nói: “Tri ngã giả kỳ duy xuân thu hồ! Tội ngã giả kỳ duy xuân thu hồ!”

Nhưng bất kể như thế nào, thật ra cái gọi là Tam đại chi trị là Khổng Tử vì muốn dẫn dắt mọi người hướng thiện, mà tô điểm ra một xã hội không tưởng. Sau này khi nó dần dần trở thành vấn đề mà mọi người không thể giải quyết, nơi tránh gió trốn tránh sự thực, càng tiến hóa thành trở thành chướng ngại vật của mọi cải cách, mọi thay đổi!

Xuân Thu bút pháp của Hoa Hạ cũng tuyệt không phải là quá nói bậy…

Mà “trúc thư kỷ niên” là một bộ sách sử thể biên niên được khai quật từ trong mộ của Ngụy An Ly Vương vào thời Tây Tấn, cho nên có thể tránh qua hiệp thư lệnh dẫn đến cuộc vận động đốt sách của Tần Thủy Hoàng. Nó ghi chép những sự kiện lịch sử trọng yếu từ triều Hạ đến giữa Chiến quốc. Nếu như phiên dịch thành công, có thể tái dựng lại trước mặt mọi người những chính biến đẫm máu và xung đột quân sự đã phát sinh trong suốt khoảng thời gian từ triều Hạ đến thời kỳ Chiến quốc, những cuộc tấn công có thể tưởng tượng được.

Ví dụ như, đoạn “Y doãn phóng thái giáp vu đồng cung” nổi tiếng của nho gia, nói Thương Vương lúc đó rất vô đạo, bị tể tướng Y Doãn bắt vào Đồng cung, sau đó ba năm mới hối cải trở thành người khác, Y Doãn sau này lại lập y lên làm đế, giao lại quyền hành đất nước. Sauk hi Thái Giáp khôi phục địa vị, đã trở thành một Thánh Quân cần chính yêu dân, chăm lo việc nước. Trong câu chuyện xưa mà Khổng Tử miêu tả, Y Doãn phẩm hạnh tốt, Thái Giáp là lãng tử biết hối cải, đều là hình mẫu muôn đời, cực kỳ hài hòa.

Nhưng mà, căn cứ theo “trúc thư kỷ niên” ghi lại. Y Doãn sau khi trục xuất Thái Giáp, tự xưng Vương. Sau bảy năm, Thái Giáp lẻn về giết chết tên soán vị Y Doãn, cũng sửa lập hai đứa con của Y Doãn là Y Trắc và Y Phấn kế thừa Y gia … Làm gì có Thánh Quân hiền chủ? Đây còn không phải là âm mưu bạo lực sao!

Cho nên “trúc thư kỷ niên” không chỉ là một sự đả kích đối với tri thức lịch sử của mọi người, mà còn làm lung lay lý tưởng “Tam đại chi trị” Nho gia xây dựng nên!

Là lung lay không phải là phá hủy. Dù sao Trần Khác cũng không biết "Thanh Hoa giản" được chôn ở chỗ nào. Cũng không có cách nào cung cấp bằng chứng cho "trúc thư kỷ niên", trong sử học có thể là chứng cứ duy nhất không dùng … Hơn nửa đám sĩ phu cả đời học Nho gia sao lai có thể dễ dàng mà buông bỏ tín ngưỡng, chối bỏ bậc tiên hiền chứ? Vậy thì cũng chẳng khác gì so với việc mình phủ định, thậm chí là hủy diệt ?

Sự thật cũng xác thực là như vậy. Sau khi “trúc thư kỷ niên” được khai quật, truyền bá kế thừa hơn sáu trăm nam, cuối cùng biến mất ở Nam Tống. Nguyên nhân của việc này hoàn toàn có thể nghĩ ra, chính là sau khi nội dung được phiên dịch ra, có xung đột rất lớn cùng với hệ thống sử học Nho gia. Đám học giả Nho gia coi là dị đoan là chuyện đương nhiên, dốc hết sức lực để tiêu diệt!

Nhưng Trần Khác cũng dùng một chiêu rất khéo léo, làm cho đám sĩ phu không thể lên tiếng. Hắn lấy chứng cứ không thể cãi lại, chứng mình “Thượng thư” hệ làm giả. Rồi đem chứng cứ “Kim đằng” tồn tại gắn với “trúc thư kỷ niên”, cũng nhân tiện liên hệ tới việc kế thừa chính nghĩa của Hoàng thống Đại Tống triều.

Trừ khi đám sĩ phu Đại Tống có thể tìm ra chứng cứ khác, chứng minh kim đằng thật sự có chuyện đó. Nếu không ai cũng không dám phủ định nửa chữ của “trúc thư kỷ niên”.

Hơn nửa trong lịch sử, sự mất đi của “trúc thư kỷ niên”, là xảy ra ở Nam Tống. Khi đó, lý luận học lưỡng Trình đã được Chu Hi phát huy. Nho gia cơ bản đã thống nhất giang hồ, mới có thể hưng thịnh như vậy. Nhưng tư tưởng Nho gia ở Bắc Tống hỗn loạn, bè phái mọc lên như rừng, cho nên cũng là không gian để cái gọi là dị đoan tồn tại.

Trần Khác hy vọng quyển sách này phố hợp phủ định của bản thân đối với “Thượng thư”, làm lung lay nhận thức của mọi người về “Tam đại”. Chỉ cần mở ra một lỗ hổng, chêm thêm một cái đinh tre thì chính mình có thể tạo một cơ hội nữa giảng giải kinh điển, vì Đại Tống triều tạo ra một tư hệ tư tưởng mới! Làm cho lý học Trình Chu được trở mình!

Chỉ có điều hắn cũng biết đạo lý hăng quá hóa dở, cho nên chỉ có đem chìa khóa phá giải “trúc thư kỷ niên” dạy cho đám đại nho của thời đại này, để cho bọn họ phát hiện ra một thế giới thật sự hoàn toàn khác! Trước khi vẫn còn chưa phát hiện được chuyện này đáng sợ tới mức nào, tất cả mọi người sẽ không cự tuyệt lời mời này, Long Xương Kỳ cũng không ngoại lệ…



Cuối cùng, lão tiên sinh còn bị một đám hậu sinh cùng quê kéo giữ lại. Tuy rằng không nhận chức quan ngũ phẩm triều đình ban cho, nhưng đồng ý làm dân thường đến tham dự công việc biên soạn “trúc thư kỷ niên”. Trần Khác muốn để căn nhà còn trống của mình làm chổ nghỉ ngơi cho lão tiên sinh ở kinh thành, nhưng đã bị Long Xương Kỳ từ chối.

Long lão nhi không thể không oán giận đối với Trần Khác . Nhưng thấy đối phương dùng thân phận thần cận thần thiên tử, danh nho tôn sư để nhận lỗi với mình, để cho mình lấy lại thể diện. Lòng người ai cũng có chiều sâu, một hậu bối đã có thể làm được tới bước này, một lão nhân như ông làm sao có thể tiếp tục trừng mắt lạnh lùng nữa?

Cho nên lý do từ chối của lão tiên sinh là mình thích nơi náo nhiệt, ở bên trong hội quán có thể ở gần nhiều hậu bối đồng hương. Cũng coi nhưng không làm Trần Khác không xuống đài được…

- Cửa ải này, coi như đã qua rồi.

Trên đường trở về, Trần Khác ở trên xe ngựa thở phào nhẹ nhõm nói.

- Ngươi thật sự đã thay đổi rồi.

Tô Triệt mỉm cười nói:

- Nếu là trước đây, ngươi nhất định không chịu khuất phục.

-Muốn làm đại sự thì không thể nào theo ý mình. Là rồng cũng phải lượn quanh, là hổ cũng phải nằm. Cả ngày cứ giương nanh múa vuốt, thì không thể làm chính sự được.

Trần Khác nói xong nhìn về phía Tô Thức nói:

-Đây cũng là nói huynh đó…

-Hắc…

Tô Thức mỉm cười xấu hổ. Trở lại kinh thành, gia nhập vào vòng văn hóa, Tô Tử Chiêm tài trí hơn người hiển nhiên như cá gặp nước. Mỗi ngày, đều ngợp trong vàng son giữa việc ngâm gió gợi trăng, tùy ý thi triển tài hoa, hưởng thụ tất cả những sự tôn sùng.

Khác với tài tử cao ngạo lúc trước, Tô Thức tuy có sự phong lưu của Lý Thái Bạch, sự nhanh nhẹn của Tào Tử Kiến, nhưng khí chất lại ôn hòa, làm người lại dũng cảm, đối với người ngoài thẳng thắn thành khẩn. Bởi vậy ở kinh thành rất nhanh được vô số sự ủng hộ, bất kể là sĩ tử văn nhân hay ca kỹ nhạc nữ đều thật tâm yêu thích vị đại tài tử này.

Nhất là Trần Khác đang chuẩn bị sửa đổi lại con đường học thuật ổn định, căn bản không hề chiếu cố đến việc kinh doanh của những danh kỹ này, sau khi cũng không điền thơ làm từ, càng không có ai tranh danh hiệu đứng đầu phong nguyệt với Tô Thức nữa. Thậm chí, y còn gặp lại danh kỹ quen biết ngày trước, viết thiếp mời chính mình mang theo cữu ca đến thăm.

Trần Khác không khỏi âm thầm cảm thán. Phong nguyệt Biện Kinh thay đổi quá nhanh, mới vài năm không tẩu Mã Chương đài liền bị các kỹ nữ bỏ quên…

Trần Khác cũng không chút nào ghen tị, bởi vì đại cữu ca vốn chính là siêu sao Thiên hoàng hào quang chói lọi, làm sao có thể bị mình làm lu mờ đi được? Chỉ có điều hắn cũng ngẫu nhiên nghe nói, Tô Thức bên ngoài ăn nói cũng không kiêng kỵ, hành vi làm việc có chút phóng đãng, thái độ hơi có chút đắc ý vênh váo bởi vậy nên nhắc nhở.

Tuy nhiên Tô Thức đang ở trong hoa gấm, thanh danh chói lọi, cảm thấy nhân sinh làm gì có thể tốt hơn như vậy nữa? Y phiền não chính là, đêm nay rốt cuộc nên đến Thúy Vi Cư Vân phó ước với Tiên nhi, hay là đến thuyền hoa trên sông Biện vẽ tranh cho Trương Sư Sư. Chắc là sẽ không nghe lọt tai lời khuyên của Trần Khác…

Trần Khác đang muốn nói thêm vài câu, xe ngựa dừng lại, Trần Nghĩa vén rèm xe lên nói:

-Đại nhân, Khởiđại gia đang ở bên ngoài.

-Các ngươi đi về trước đi.

Sau khi Trần Khác từ Liêu quốc trở về, luôn luôn bận rộn giải quyết việc nhạc gia hai bên, gần như đã quên vị hồng nhan này.

Trần Khác xuống ngựa trong tiếng cười quái dị của huynh đệ Tô gia, liền thấy Khởi Mị Nhi mặc một chiếc váy lụa lộng lẫy, bên hông treo mười chiếc vớ nhỏ, mỗi vớ là một màu sắc, phối hợp vừa thanh nhã lại vừa khác biệt. Ở mép váy có một phần tấc rộng, nhìn qua rất bắt mắt. Nàng còn búi cao tóc nổi bật, trên đó còn cắm một đóa hoa hồng đỏ thẫm, đầy sức sống ở giữa phố, làm cho mọi vật xung quanh đều phải ảm đạm thất sắc.

Khởi Mị Nhi vẫn như xưa, nụ cười trên mê hoặc lòng người hiện lên trên khuôn mặt, nhẹ nhàng gật đầu với Trần Khác.

-Không thể ngờ lại gặp ở chỗ này.

Trần Khác đi tới.

-Cũng không phải là vô tình đó, người ta là đến chờ công tử.

Khởi Mị Nhi cười kéo kéo cánh tay hắn. Cánh tay Trần Khác thoáng cứng đờ một chút rồi lập tức trở lại bình thường.

Nhưng đúng lúc này liền bị nữ nhân có tâm hồn nhạy cảm cảm giác được, nàng thất vọng rút tay về nói:

-Quên mất thân phận của công tử hôm nay đã khác rồi…

-Quả thật đã không giống như lúc trước, biết bao cặp mắt đang nhìn chằm chằm, tìm cơ hội sấn tới.

Trần Khác gật gật đầu, nghiêm mặt nói.

-Vâng, việc này nên chú ý…

Khởi Mị Nhi tươi cười hết sức ủ dột, Trần Khác đột nhiên đưa tay ôm eo nhỏ nhắn của nàng, cất tiếng cười to nói:

-Tuy nhiên như vậy thì sao chứ? Trong thành Biện Kinh, người nào mà không biết Khởi Mị Nhi là nữ nhân của Trần Tam Lang ta?

Lòng Khởi Mị Nhi bị hắn làm cho chao đảo cao, hóa thành một vũng nước mùa xuân, thiên kiều bá mị liếc hắn một cái:

-Đáng ghét…

Trên Ngộ Tiên Lâu đối diện bên kia đường, Khởi Mị Nhi đã đặt sẵn một gian phòng đơn, rượu và thức ăn mang lên, hai người ngồi đối diện, bốn mắt nhìn nhau, Trần Khác nhìn ra được sự ưu thương trong mắt nàng.

Trần Khác nâng chén rượu lên nhấp một ngụm, đưa chén còn lại đến trước mặt Khởi Mị Nhi nói:

-Uống nó vào thì nàng là người của ta rồi.

Khởi Mị Nhi tuy rằng trong lòng đầy tâm sự, nhưng vẫn bị chọc cho bật cười nói:
-Phù phù...

Liễu Nguyệt Nga thở phù phù, suýt chút nữa đã phun vào mặt công chúa nói:

-Ngươi nói vớ vẩn cái gì đó? Ta là loại người này sao?

-Ta nghĩ ngươi cũng không phải, nhưng đúng là nhìn người thì không thể chỉ nhìn bề ngoài.

Cổn Quốc công chúa giận dữ nói.

-Muốn chết sao.

Liễu Nguyệt Nga đưa tay làm nhột nàng, đỏ mặt nói:

-Mới vừa rồi là hắn đến đây.

-Hắn?

Cổn Quốc công chúa khó tin nói:

-Đường đường là Trạng Nguyên Đại Tống, là Tể tướng tương lai mà phụ thân ta kỳ vọng. Ngay cả yến tiệc đại nho một tháng cũng từng tham dự, vậy mà không ngờ đêm hôm khuya khoắt đến thâu hương trộm ngọc.

-Ngươi nằm mơ đi, đúng là không nói được lời nào tử tế.

Cho dù đối phương là công chúa tôn quý đại Tống, Liễu Nguyệt Nga vẫn giữ phong phạm nữ vương như cũ:

-Nam nhân ta văn võ song toàn, không được sao?

-Ai ôi !!! Nam nhân ta, nghe ớn chết đi được…

Cổn Quốc công chúa vẻ mặt quái dị, hai người đùa giỡn một trận trên giường.

Náo loạn xong, liền nằm song song trên giường, cùng nhau ngẩn người nhìn đỉnh màn trướng.

Trong đầu Liễu Nguyệt Nga vẫn còn đang hồi tưởng đến những lời thì thầm nhỏ nhẹ bên tai của Trần Khác.

“Ta cưới nàng rồi, sẽ là bầu trời của nàng, dù nàng đi đến đâu cũng đều không rời khỏi được vùng trời này. Ta sẽ cố gắng đó luôn là bầu trời của những ngày nắng, cho dù là gió thổi trời mưa xuống, ta cũng sẽ nhẹ nhàng, luôn cho nàng sống trong những ngày xuân.

“Nếu có lúc ta thiếu sót, không phát hiện nàng buồn khổ. Nàng phải nói với ta biết, không cần phải chịu đựng, tin tưởng ta, trên đời này không có vấn đề nào mà ta không giải quyết được. Cho nên nàng nhất định sẽ được hạnh phúc…

“Nàng nói đứa nhỏ của hai chúng ta, giống ai nhiều hơn? Dù thế nào đi nữa không giống ta cũng là giống nàng…

Đời này Nguyệt Nga còn chưa từng nghe qua nhiều lời ngon tiếng ngọt như vậy? Tuy rằng cảm thấy ngượng ngùng kỳ lạ. Nhưng trong lòng vẫn ấm áp, tựa như mặt trời mọc, xua tan đi một tia u ám trong lòng.

-Thật sự rất hâm mộ ngươi…

Nghe được nàng đang ngay ngô cười, Cổn Quốc công chúa không kìm nổi hạ giọng nói:

-Bảo vật dễ cầu, người tình thật lòng thì khó kiếm. Trần Tam tuy rằng có chút phong lưu, nhưng cũng là thật lòng đối với ngươi.

-Ừ.

Liễu Nguyệt Nga còn chưa nhận ra sự mất mát của đối phương, gật đầu nói:

-Hắn dám không tốt với ta, ta sẽ đánh hắn.

-Không nên như vậy.

Cổn Quốc công chúa khuyên nhủ:

-Cho dù là hắn không để ý, nhưng có thể cha mẹ chồng sẽ tức giận đó.

Đây tuyệt đối là lời giáo huấn của người từng trải.

-Ta chỉ nói đùa thôi.

Liễu Nguyệt Nga xoay đầu nhìn nàng cười nói:

-Trước mặt người khác, ta sẽ giữ mặt mũi cho hắn.

Dừng một chút rồi đắc ý cười nói:

-Hơn nữa, mẹ chồng tương lai của ta cũng nhìn ta lớn lên từ nhỏ đó.

-Hóa ra ngươi tài mà giả đần độn.

Cổn Quốc công chúa thở dài nói :

-So với ta thì thông minh hơn nhiều…

-Ta cũng không phải là thông minh, ta chỉ cảm thấy nếu thích hắn, nên làm hắn vui. Nam nhân mất mặt thì làm sao mà vui được? Đó là lí do vì sao phải nể mặt.

Liễu Nguyệt Nga nghiêm túc nói:

-Thật ra, chỉ cần thật lòng thích một người. Đây giống như là một việc rất tự nhiên, không cần phải suy nghĩ.

-Đúng vậy, có tiền cũng không thể mua được vui vẻ. Nói đến cùng, gả cho người mình thích rất quan trọng.

Cổn Quốc công chúa buồn bã nói.

-Thật ra Lý Vĩ, con người y khá thành thật. Chính là do gia cảnh lúc trước không tốt, cho nên có vẻ thô một chút.

Liễu Nguyệt Nga cuối cùng cũng nghe ra được nàng có chút mất mát rồi. Nghĩ đến chuyện tỷ muội tốt gặp phải, nhẹ giọng an ủi:

-Đã hai năm rồi, ngươi cũng không có chút cảm tình nào sao?

-Đừng nói đến y.

Cổn Quốc công chúa mím môi nói:

-Mất hứng!

-Ngươi xem ngươi cứ như vậy thì sao được?

Liễu Nguyệt Nga có lòng tốt nói, nàng cảm thấy người khác nên hạnh phúc giống mình mới tốt:

-Lẽ nào cả đời cứ như vậy?

-Ai biết được…

Khuôn mặt xinh đẹp của Cổn Quốc công chúa lộ ra vẻ mệt mỏi nói:

-Được ngày nào hay ngày đó.

Nàng nhận thấy trạng thái của mình không đúng, vội vàng miễn cưỡng cười đùa nói:

-Ngừng lại, ta hôm nay cũng không phải đến đây để kể khổ.

-Ồ!

Liễu Nguyệt Nga gật gật đầu, đột nhiên đỏ mặt nói:

-Ta có chuyện này muốn hỏi ngươi.

-Nói đi.

-Cái kia, lần đầu tiên đó, có phải rất đau hay không?

Tuy rằng nàng cũng Trần Khác đã từng thân mật, nhưng Trần Khác vì để cho nàng đẹp mặt trước mặt cha mẹ chồng. Cho nên cuối cùng vẫn không đi đến bước cuối cùng.

-Cái gì mà lần đầu tiên?

Cổn Quốc công chúa nghe có chút khó hiểu.

-Chính là cái kia đó…

Liễu Nguyệt Nga mặt như tôm luộc, âm thanh nhỏ như muỗi nói :

-Động phòng đó.

-Ta…

Cổn Quốc công chúa cũng đỏ mặt, sau một lúc lâu mới nói một câu:

-Ta cũng không biết…

-A!

Liễu Nguyệt Nga kinh ngạc nói:

-Ngươi không phải là cho đến bây giờ vẫn…

-Ừ.

Cổn Quốc công chúa gật gật đầu, nhắm mắt lại nói:

-Làm sao có thể để cho một tên ngủ ngáy ở bên cạnh giường? Ta sẽ không để cho tên ngốc kia đụng vào ta đâu…

Một ngày trước hôn lễ của Trần Khác, chính là vừa đúng dịp tiết Trung thu mười lăm tháng tám, khi đêm trăng này vốn gọi là “Trung thu”, trong đêm này ánh trăng sáng hơn ngày thường, lại gọi là “Nguyệt Tịch”.

Mỗi sáng sớm vào dịp này, tất cả tửu lâu ở thành Biện Kinh đều phải trang trí lại mặt tiền của tửu lâu. Trong không khí vui mừng treo trên cửa những dải lụa mới đầy màu sắc, bán ra loại rượu tốt mới cất. Cửa hàng hoa quả thì chất đầy hoa quả tươi mới như thạch lựu, lê, cây táo. Bên trong hiệu buôn, cũng có thịt cá đồ ăn chồng chất như núi. Nhưng bất kể nhiều ít ra sao, chưa tới giữa trưa đều đã bị tranh nhau mua hết. Sau đó đoàn người trở về nhà, bỏ qua tất cả các lễ.

Đợi đến khi màn đêm buông xuống, gió thu thổi qua, ngọc lộ trở nên lạnh, đan quế tỏa hương, ánh trăng bạc tràn đầy. Vương tôn công tử, hào phú cự phách, ai cũng trèo lên cao lâu, chơi đùa với ánh trăng, hoặc mở đài rộng, bày đặt yến tiệc, đàn cầm ngân vang, rót rượu hát vang, hưởng thụ sự vui vầy. Về phần dân thường, bọn họ cũng trèo lên Tiểu Nguyệt đài, mở yến tiệc gia đình, đoàn viên con cái, nâng cốc chức mừng ngày lễ. Mặc dù là người bần hàn, cũng cởi áo uống rượu, cũng cố gắng ăn mừng. Trên phố mua bán ban đêm, cho đến canh năm, người đi chơi thưởng nguyệt, đi qua đi lại không dứt.

Tuy nhiên, người Trần gia đang bận chuẩn bị hôn lễ cho hôm sau, cũng không có chuẩn bị ăn lễ. Chỉ có khi bữa cơm chiều, Trần Hi Lượng dẫn người nhà, đến trong đình dâng hương bái nguyệt. Người bái nguyệt đều có điều mình cần cầu, nam thì mong được sớm bước mặt trăng, trèo cao tiên quế. Nữ thì cầu mong được như Nguyệt Nga, mặt tròn như trăng sáng… Cũng không biết là mặt tròn như vậy có đẹp hay không?