Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 7347 : Thái độ
Ngày đăng: 01:25 20/04/20
Không ngoài dự liệu, lúc vào triều liền có lớp lớp quan Ngự Sử đứng ra hỏi, có phải đêm qua cửa cung lại mở ra.
Trước mắt bao nhiêu người, Triệu Trinh đành phải gật đầu.
- Đây là vì chuyện gì?
- Việc này…
Triệu Trinh trong mắt lộ ra vẻ khó nói:
- Đây là việc nhà của quả nhân…
- Việc Hoàng thượng không có việc gì là riêng.
Với đức hạnh của quan viên triều Tống mà nói, không có lý còn phải tranh giành ba phần, nói gì đến bị bọn họ bắt lấy đầu đề câu chuyện.
Dưới sự truy vấn của chúng thần, Triệu Trinh đành phải kể việc Cổn Quốc Công chúa giữa đêm kêu oan ra, sau khi người gác cổng tấu lên, chính mình đã hạ chỉ cho mở cửa.
- Xin hỏi Công chúa có việc gì quan trọng mà bệ hạ phải đặc biệt phá lệ?
Nhóm các ngôn quan truy vấn.
- Việc này…
Triệu Trinh cau mày nói, sau lại chuyển qua đề tài khác:
- Các vị đều có nữ nhi, có thể đặt mình vào vấn đề người khác để suy nghĩ một chút. Nếu con gái của ngươi đêm khuya ở bên ngoài gõ cửa đòi gặp phụ thân của mình, các ngươi sẽ nhẫn tâm cự tuyệt không mở cửa sao?
- Bệ hạ thân mang xã tắc.
Nhóm các ngôn quan cũng không ngán bộ dạng này của lão, lớn tiếng lắc đầu nói:
- Sao có thể so sánh với một đám thần tử được?
Rồi đưa ra các giáo huấn nghiêm khác trong cung cấm, tầm quan trọng cùng với các bài học máu và nước mắt của các triều đại trước.
Triệu Trinh tự biết mình đuối lý, kiên trì chịu đựng nghe bọn họ huyên náo nửa ngày. Đợi bọn họ đã phun đủ nước miếng rồi, mới mềm giọng nói:
- Chỉ là một lần này, lần sau sẽ không mượn lý do này nữa. Chư vị ái khanh, chúng ta bàn luận chính sự đi?
Thấy Hoàng Đế muốn cho qua, các đại thần làm sao mà đồng ý, cũng không chịu buông tha nói:
- Nếu cung cấm không nghiêm, xã tắc bất an. Đây là đại sự lớn nhất trong thiên hạ, Công chúa trong đêm kêu oan, hoạn quan gác cổng làm sao có thể phân biệt thật giả? Thông báo dễ dàng như vậy có chút không đề phòng. Nếu như có người nhân cơ hội làm loạn, xua quân vào bên trong cung, chẳng phải sẽ nguy hại đến bệ hạ sao?
- Cho nên mong bệ hạ đem việc Công chúa mở của Hoàng thành, người gác cổng trong và ngoài cung điện giao cho quan lại điều tra.
Đám ngôn quan lời lẽ đầy chính nghĩa nói:
- Truy cứu trách nhiệm rõ ràng, nghiêm trị không tha!
Mấy năm nay Triệu Trinh đối với bọn họ không tệ, các đại thần còn hạ thủ lưu tình, không có hướng lão và khuê nữ khai đao, chỉ có thể lấy vài tên trông cửa trong cung để khai đao. Nhưng cái gọi là đánh chó khinh chủ, xử phạt bọn họ chẳng khác nào cho cha con họ một lời cảnh cáo!
Nhưng mà Triệu Trinh cũng không có thói quen lấy người bên cạnh ra chịu tội thay, lắc đầu đáp lại rõ ràng:
- Bọn họ là theo lệnh làm việc, là sai lầm của quả nhân, việc này nên do chính quả nhân gánh vác.
- Bệ hạ che chở nội thần, chắc chắn sẽ khiến bọn họ ngày càng xem nhẹ, tương lai sẽ thành họa lớn!
- Ít nhất cũng phải nhận tội qua loa không chu đáo!
Đám ngôn quan chấp nhất làm Triệu Trinh rất là đau đầu, đành phải đưa ra bản lĩnh xuất chúng là yên lặng chống đỡ! Dù ngươi ba hoa chích chòe cái gì, ta cũng không nói ra một chữ.
Trần Khác cũng có thể nhận biết được cái gì gọi là danh thần trong thiên hạ, cái gì là thời gian tảo triều quý giá, Kkông ngờ lại dùng để tranh chấp việc này. Nhưng Hoàng thượng cũng đã luyện quen rồi, ngoan cường đứng vững trước thế công của bọn Đài gián, cuối cùng nhóm Tể tướng cũng nhìn không được nữa phải dẫn dắt sang chuyện khác.
Hiệp đấu sau trên triều là thảo luận về đại sự công trình trị thủy.
Thật ra vấn đề công trình trị thủy từ sáu tháng cuối năm trước đã từng tranh luận kịch liệt, Hoàng Hà trong ba năm qua đã chảy tùy ý rồi. Sửa thì nhất định phải sửa rồi đó, nhưng mà phải sửa như thế nào? Là sửa theo hai dòng sông tự nhiên hay là làm nghẽn dòng chảy phía bắc, cho chảy toàn bộ về hướng đông, các quan lại đối với việc này đã tranh chấp không ngừng nghỉ.
Trước mắt thời gian thấm thoát trôi qua, nếu không khởi công thì phải chờ đến năm tiếp theo. Cho nên đầu năm liền lấy ra nghị luận, người có bản lĩnh của triều Tống quá nhiều… Ai cũng đều cho mình là học rộng hiểu nhiều, không gì không làm được, đương nhiên là muốn trội hơn người nên khoái chí mà tranh luận một phen.
Cảnh tượng này làm cho Trần Khác nhớ đến một câu chuyện cười phương Tây đời sau. Chuyện nói về hai vị luật sư vào giờ cơm đi vào nhà hàng, cuối cùng cửa hàng đã đóng cửa mà còn chưa gọi món, bởi vì bọn họ tranh luận lâu với các món ăn trên thực đơn.
Triều Tống không có luật sư, nhưng quan viên bọn họ đều là vua cãi nhau. Có nhiều người mở miệng như vậy, ngươi một lời ta một lời là bắt đầu rùm beng lên.
Chẳng qua nơi này cũng không có phần cho Trần Khác nói chuyện, hắn đứng từ xa tựa như một cọc gỗ. Chỉ để ba phần tinh thần trên triều, còn bảy phần còn lại đều suy nghĩ xem rốt cuộc là kẻ nào dùng hí khúc để tuyên truyền bôi nhọ hắn.
Mà việc này vốn là việc am hiểu nhất của hắn… Trần Khác xây dựng “Đại kịch viện Đỗ Thanh Sương” đương nhiên không chỉ là để giải quyết vấn đề sinh nhai của ca kỹ, mà trọng yếu là muốn làm một cái miệng để tuyên truyền cho mình. Hơn nữa sau này sẽ lũng đoạn báo chí, sách vở, hắn tin rằng ở thế giới này hoặc nhiều hoặc ít gì cũng nghe theo một ít ý chí của mình.
Ai mà ngờ đế quốc truyền thông trong tương lai còn chưa kịp ra đời, liền có người dùng phương pháp này hạ thủ với hắn.
Với một đối thủ như vậy Trần Khác cảm thấy rất hứng thú, nhưng tên này cũng rất giảo hoạt. Việc này vốn cũng là người khác giao lại cho tên A Tam kia, mà tên này chỉ biết nhận tiền chứ không nhận người, căn bản cũng không biết ông chủ là ai.
Việc này đến đây đã bị chặt đứt, có truy xét tiếp cũng không có manh mối.
Về phần ảnh hưởng của vở diễn này, vì phát hiện sớm nên việc tổn hại cực kỳ nhỏ bé. Nhưng sự khiêu khích đó của đối thủ làm khơi dậy lòng háo thắng của Trần Khác. Hắn lấy quá trình hôn nhân của mình, ra lệnh cho Đại kịch viện biên soạn ra một bộ hí khúc. Đợi cho đến khi mang lên sân khấu, hiệu quả đương nhiên so với gánh hát rong tốt hơn gấp trăm lần… Trong lúc hắn đang suy nghĩ miên man thì đột nhiên nghe được tiếng của Hoàng thượng:
- Trần Khác, ngươi cũng được xem như một nửa chuyên gia trị thủy, việc này nên làm như thế nào?
- A…
Trần Khác vội vàng định thần, cầm hốt bản (thẻ bằng ngà quan lại cầm khi chầu) nói:
- Bẩm bệ hạ, thật ra thần cũng không hiểu về vấn đề công trình trị thủy, chỉ hiểu biết một chút đạo lý thô thiển trong đó thôi. Cuối cũng là nên để thành hai con sông, hay là để nó chảy về hướng đông thì vi thần không dám kết luận bừa. Nhưng vi thần biết, sở dĩ Hoàng Hà thường xuyên phải tu sửa nguyên nhân cũng là do phù sa quá nhiều.
- Hiện tai chúng ta đã biết phù sa là từ thượng nguồn Hoàng Thổ ở vùng Cam – Thiểm chảy xuống. Nhưng mà đê Hoàng Hà vùng Cam - Thiểm không có vỡ, nguyên nhân chính là do chênh lệch quá lớn. Nước sông Hoàng Hà đang có xu thế dâng lên, tự nhiên sẽ cuốn theo nhiều bùn cát xuống. Nhưng mà khi đến được Khai Phong, đi vào mảnh đất bình nguyên, thế nước lại chậm dần làm cho bùn cát lắng đọng xuống dưới, khiến cho lòng sông ngày càng cao, cho nên mới xuất hiện cảnh tượng như vậy.
Trần Khác lại nói tiếp:
- Có thể nói tốc độ chảy của nước sông không phải nhân tố quan trọng dẫn đến tai họa. Dòng nước chảy mạnh chẳng những có thể làm cát mới không lắng đọng lại, còn có thế cuốn theo cát cũ ra biển. Lòng sông đương nhiên sẽ càng ngày càng sâu, mực nước sông cũng sẽ càng ngày càng thấp, sẽ không dẫn đến tai họa vỡ đê…
Lần này hắn nói đạo lý dễ hiểu, làm cho không ít đại thần lộ ra vẻ suy nghĩ sâu xa. Nhưng cũng có người không nhìn hắn thuận mắt, tỷ như tên Tả ti gián Chu Bộ Đạo từng buộc tội hắn, lên tiếng ngắt lời:
- Bệ hạ là hỏi ngươi xem phương án nào tốt, chứ không phải muốn nghe ngươi thao thao bất tuyệt như vậy.
- Lời của hạ quan cũng đã nói rõ ràng. Nếu muốn trị tận gốc nạn Hoàng Hà, một là phải giảm bớt bùn cát ở thượng du, hai là ở trung và hạ du phải duy trì thế nước mạnh. Hai con sông chia nước sông thành hai phần, xét theo suy tính ngắn hạn dĩ nhiên sẽ có hiệu quả lớn. Nhưng mà điều này cũng có nghĩa thế nước bị chia làm hai, tốc độ chảy tự nhiên cũng sẽ chậm lại rất nhiều, bùn cát lắng đọng lại cũng sẽ tăng lớn… Cho nên phương pháp phân ra làm hai nhánh gần như để lại hậu hoạn vô cùng.
- Vậy ý của ngươi là ủng hộ việc cho chảy về hướng đông sao?
Chu Bộ Đạo tiếp tục truy hỏi.
Trần Khác lắc đầu nói:
- Theo hạ quan được biết, thật ra cho chảy về hướng đông cũng không phải là cách. Trên thực tế là đi trên dòng cũ khi Hoàng Hà đổi dòng thời Tây Hán, triều đại thay đổi nên nó đã hoang phế. Nếu lấy đó làm đường sông mới, chắc chắc sẽ nguy hại hơn nhiều so với dòng cũ.
- Cái này cũng không được, cái kia cũng không được, ngươi thật ra là muốn như thế nào mới được?
- Hạ quan ngay từ lúc đầu cũng đã nói, ta không hiểu công trình trị thủy, chỉ có biết một chút ít đạo lý thô thiển thôi.
Trần Khác thản nhiên nói:
- Dùng để chọn ra khuyết điểm còn được, muốn tự nghĩ ra biện pháp chỉ sợ không được.
- Như vậy thì có tác dụng gì?
- Ít nhất cũng có thể tránh được sai lầm!
Trần Khác lạnh lùng cười, trầm giọng nói:
- Hơn nữa việc sửa chữa Hoàng Hà cũng không thể chỉ lo trước mắt. Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, con sông này cũng đã ngập lụt, tàn phá bừa bãi mấy ngàn năm, không có khả năng chúng ta chỉ làm một lần là có thể xong.
- Như vậy thì có tác dụng gì?
- Ít nhất cũng có thể tránh được sai lầm!
Trần Khác lạnh lùng cười, trầm giọng nói:
- Hơn nữa việc sửa chữa Hoàng Hà cũng không thể chỉ lo trước mắt. Từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế, con sông này cũng đã ngập lụt, tàn phá bừa bãi mấy ngàn năm, không có khả năng chúng ta chỉ làm một lần là có thể xong.
Nói xong lại chuyển hướng sang Hoàng đế nói:
- Vi thần xin thỉnh bệ hạ hạ chỉ chiếu cáo toàn dân thiên hạ, phàm là người biết thủy lợi đều có thể đến Đô Thủy Giám ghi danh. Nếu sau khi trải qua khảo sát đủ tư cách thì phong cho chức quan cấp phẩm thấp, có nhiệm vụ đi dọc theo bờ sông để khảo sát, đưa ra các ý kiến, giao cho Thượng thư tỉnh và các nơi dọc theo sông thảo luận. Biện pháp đó có thể đáng tin hơn một chút.
- Ái phi định dùng lý luận này nói sao.
Triệu Trinh nổi giận đùng đùng nói:
- Xem người ta có thể nói ra việc khuê nữ nàng ba năm không ở cùng phòng với Phò mã, còn đánh trượng phu, đánh mẹ chồng hay không!
- …
Miêu Hiền Phi bị dọa sợ ngây người.
Sau giờ ngọ, Tào Hoàng hậu cùng Miêu Hiền Phi đi đến phủ Công chúa vấn an Quốc cữu phu nhân. Dương thị đương nhiên khóc lóc kể lể việc công chúa đánh cho Hoàng hậu nghe. Tào Hoàng hậu nhẹ giọng khuyên bảo, Miêu Hiền Phi thì mềm giọng nói chuyện, nói hết lời hay ý đẹp mới miễn cưỡng để bà đồng ý không đem việc này nói ra ngoài.
Hoàng hậu và Miêu Hiền Phi lúc này mới yên tâm trở về cung báo cáo kết quả. Triệu Trinh lúc này cũng thật sự rất tức giận, nghe xong tin rồi cũng chỉ gật đầu một chút nói:
- Gọi mấy người gác cổng đến, quả nhân có việc muốn cùng bọn họ thương lượng… Ngày hôm sau, trong cung truyền ra ý chỉ, ba người gác cổng hôm trước tất cả đều bị giáng chức đi đến các nơi Tây Kinh, Nam Kinh… Thật ra Triệu Trinh đã âm thầm hứa hẹn với ba người bọn họ, trong vòng một hai năm sẽ triệu hồi bọn họ về.
Đồng thời, dưới sự bày mưu tính kế của Triệu Trinh, Lý Vĩ cũng đã tự thú tội, đưa ra một chút việc cụ thể. Nói là do mình say rượu không kiềm chế, không làm tròn trách nhiệm đối với Công chúa, khẩn cầu Hoàng thượng trách phạt, v.v… Vì thế, Triệu Trinh cũng đồng ý sẽ không truy cứu việc y đánh công chúa, còn cam đoan sẽ xử lý gọn gàng người bên cạnh Công chúa, nhất là tên Lương Hoài Cát kia. Sau đó còn cho Công chúa đi thỉnh tội với mẫu thân của y, về sau sẽ chung sống thật tốt.
Gừng càng già càng cay, thủ đoạn của Triệu Trinh không thể nói là không cao minh. Một chiêu “ tránh nặng tìm nhẹ”, một chiêu “thay mận đổi đào” trên cơ bản đã giúp Công chúa thoát ra.
Nhưng mà lão dù sao vẫn là sốt ruột bảo vệ nữ nhi mình, hoàn toàn quên mất đây là một xã hội nam quyền. Thân phận của Công chúa cao tới đâu cũng không thể thay đổi được giới tính của nàng.
Cái gọi là “Phu làm chủ”, nhóm sĩ đại phu đương nhiên quyết phải giữ gìn tôn nghiêm rồi.
Cho nên bọn họ thấy Lý Vĩ lên triều tự trách xin nhận phạt thì nhất thời không chịu. Người đâm chọc này là Tư Mã Quang vừa được bổ nhiệm làm Đồng tu khởi cư chú…
Chức quan Đồng tu khởi cư chú không cao, nhưng lại hết sức có giá trị. Bởi vì đây là chức quan có thể tiếp cận gần Hoàng đế hơn so với các học sĩ, công việc hàng ngày của chức quan này chính là viết nhật ký cho Hoàng đế… Ngoại trừ những sinh hoạt ở hậu cung của Hoàng đế thì chỗ nào cũng phải mang theo y. Dựa vào khoảng cách với lãnh đạo càng gần thì càng dễ phát triển, “Sĩ tiến chi đồ, vô thử vị mỹ” (con đường thăng tiến suôn sẻ), đây tuyệt đối là chuyện tốt mà các quan viên tha thiết mơ ước.
Hơn nữa tất cả các việc đại sự quốc gia, tâm lý của Hoàng đế, thái độ của đại thần đều liếc qua là thấy được, có thể thấy được phân lượng của chức quan này.
Năng lực của người đảng Tân Học rất lớn. Khi có ý chỉ xuống dưới, không ngờ là bổ nhiệm Vương An Thạch và Tư Mã Quang làm Đồng tu khởi cư chú. Hơn nữa bởi vì lo lắng hai vị đạo đức quân tử sẽ mất hứng, Vương Bàng thậm chí còn không thông báo trước cho hai người.
Kết quả là Vương An Thạch lại ngại công việc này nhàm chán, mỗi ngày đều phải đi theo làm cái đuôi của Hoàng thượng. Mọi việc lông gà vỏ tỏi gì cũng phải nhớ, thật sự rất vụn vặt. Mà lão hiện tại đang nắm giữ chức Độ chi phán quan, đang muốn làm lớn một phen, cho nên không chịu tiếp chỉ.
Vào lúc này, Tư Mã Quang đang bị lạnh nhạt hai năm, khó khăn lắm mới được chuyển đi, nơi chuyển tới lại là nơi tốt, đương nhiên là rất đồng ý. Nhưng mà vừa nghe Vương An Thạch mặc kệ, nếu mà y đáp ứng thì thành ra “Người mê làm quan” so với lão Vương rồi. Đây chẳng phải biến thành trò cười sao. Vì thế hai người nắm tay nhau biểu diễn một màn từ quan thiên cổ hiếm thấy.
Các tướng công của Chính sự đường lúc đầu nghĩ hai người chẳng qua chỉ là cố ý làm ra vẻ khách khí… Đây cũng là tập tục của quan trường, mọi quan lại đều thích thật thật giả giả từ quan, nhưng phần lớn vừa muốn làm cái này, lại muốn lập cái kia.
Nhưng Vương An Thạch lại là làm thật. Vì thế năm lần hạ chiếu lão liền từ chối năm lần.
Tư Mã Quang thấy Vương An Thạch như vậy, thấy người này nhiều lần từ quan, liền cũng bắt chước năm lần từ chối.
Nhưng khi đến lần thứ sáu, lấy trí tuệ tính toán của Tư Mã Quang, hiện giờ đã từ quan năm lần, cũng đã kiếm được không ít mặt mũi, nên thấy việc tốt thì nhận cho rồi. Nếu không sẽ là lợn tốt chữa thành lợn què, cho nên “cố mà làm” tiếp nhận việc bổ nhiệm.
Mọi người tưởng rằng một khi Tư Mã Quang nhận bổ nhiệm, Vương An Thạch cũng không kiên trì được nữa.
Lại không ngờ được lão quan này vẫn kiên quyết mặc kệ như trước, không chịu nhận bổ nhiệm!
Lần này các tướng công các rất tức giận, cũng có ý muốn trị người này một lần. Cuối cùng lại hạ tử lệnh, phái người chạy đến Tam Ti, đem chiếu lệnh trực tiếp giao cho Vương An Thạch, bất kể như thế nào cũng không thể lại mang về.
Vương An Thạch cũng không vừa, thấy có người đến đưa chiếu thư thì bỏ sổ sách trong tay trốn mất.
Không ngờ đối phương ngu ngốc, lại đem chiếu thư đặt trên bàn sách của lão rồi xoay người bỏ đi.
Vương An Thạch ngồi xổm trong nhà xí, thấy đối phương bỏ đi nhanh như vậy, nhất thời nhận thấy không ổn nên trở về phòng. Quả nhiên thấy chiếu thư đã nằm ở trên bàn, lão lập tức không chút nghĩ ngợi cầm lấy chiếu thư đuổi theo.
Người kia vừa thấy lão đuổi theo vội vàng vắt chân lên cổ bỏ chạy.
Nhưng lại quên đây là địa bàn của ai, chỉ nghe Vương An Thạch hô to một tiếng:
- Chặn y lại!
Tam Ti chính là nơi trọng địa, đương nhiên có tầng tầng thủ vệ. Đám thủ vệ thấy phán quan đại nhân ra lệnh, không chút nghĩ ngợi liền chặn người lại.
Vương An Thạch sải bước đuổi theo, nhét chiếu lệnh vào trong ngực của y, sau đó đẩy ra bên ngoài nói:
- Thả người!
Quả thật là làm cho y phải đem theo chiếu lệnh trở về.
Vương đại thánh nhân lần này sức mạnh từ quan rất lớn, chưa từng có ai có ai ở triều Tống khăng khăng một mực như vậy. Họ cho rằng lão trong sạch, không ham hư danh, nhưng càng làm như vậy thì triều đình càng muốn trọng dụng lão.
Mấy tháng sau, Phú tể tướng đặc biệt nói chuyện với Vương An Thạch, sau đó mới hạ chiếu bổ nhiệm lão làm Tri Chế Cáo.
Lần này Vương An Thạch chỉ do dự một chút, liền tiếp nhận việc bổ nhiệm để tránh “làm hỗn loạn triều đình”.
Vài chục năm về sau, khi nhớ lại việc này, Tư Mã Quang vẫn hối hận không thôi. Chỉ hận mình không đủ đàn ông, không thể kiên trì đến cùng.
Đương nhiên, đây đều là việc về sau… Giờ phút này, Tư Mã Quang vừa mới nhậm chức, lẽ ra với tính chất công tác của y thì không nên nhiều chuyện, nhất là dưới tình huống có thể sẽ đắc tội với Hoàng đế.
Nhưng y là người có nguyên tắc, thấy chuyện chạm tới quan niệm của mình thì không phun ra sẽ khó chịu. Y liên tiếp đưa ra “luận bên trong nhà Công chúa” và “Chính gia trát tử”, hướng mũi giáo về phía Công chúa, nói nàng bất hiếu, không tôn trọng phò mã, kiêu ngạo buông thả, tiếng xấu vang xa! Nghe nói lần này trước khi vào cung, Công chúa còn từng làm bị thương Dương thị, chẳng nhưng không có ý hối hận, ngược lại ban đêm mở của cung để vào. Hoàn toàn không quan tâm an nguy của vua cha!
Y còn chĩa mũi giáo về đám người Lương Hoài Cát, nói “Sau khi công chúa đêm khuya mở cửa cung, người ngoài đều dị nghị, nói nội thần kề cận bên cạnh công chúa rất nhiều, còn có người không biết cẩn trọng. Công chúa và nhà chồng không hợp, là do nội thần ly gián”. Y cũng biện hộ dùm cho Lý Vĩ, Phò mã không có lỗi nặng, nếu phạt Lý Vĩ mà bảo vệ Công chúa, về tình về lý đều không công bằng. Hoàng đế thiên vị như vậy thì làm sao mà làm gương cho thiên hạ?
Mọi thứ đều như Trần Khác dự liệu, việc gièm pha được truyền bá bằng tốc độ kinh người, giấy không thể gói được lửa. Lời đồn của Công chúa và Lương Hoài Cát nhanh chóng được truyền ra trong thành Biện Kinh, làm trong thành nổi lên sóng to gió lớn..
Trước kia đám sĩ phu đối với việc Công chúa nửa đêm kêu oan một bụng ý kiến, ấn tượng đối với Cổn Quốc Công chúa nhất thời rất thấp. Trưởng nữ của Hoàng thượng, đáng lẽ phải làm gương cho thiên hạ, vậy mà giờ đây phạm vào bảy điều của đạo làm dâu đến mấy lần…
Sự việc tổn hại đến hình tượng Hoàng gia, đương nhiên bị nhóm sĩ phu phản đối mãnh liệt, nhất thời tấu chương buộc tội chồng chất đầy bàn. Trong những người dâng tấu có đủ ngôn quan nổi tiếng đương thời, như Đãi Ngự Sử Lã Hối, Tả Chính ngôn Vương Đào, còn có Đường Giới vừa mới từ Vân Nam quay về phụ trách Ngự Sử Trung Thừa!
Trải qua sự cố gắng của các đại thần, ngày tiếp theo Triệu Trinh tuyên bố Lý Vĩ không bị hạ chức quan, chỉ phạt ba mươi cân đồng, vẫn ở kinh sư.
Nhưng các đại thần cũng không bỏ qua, bọn họ yêu cầu lấy gia pháp tổ tông nghiêm trị Công chúa, giết Lương Hoài Cát để làm yên nhân tâm!
Lúc này, mọi sự chú ý của các đại thần đều chuyển từ việc đêm mở của cung đến vấn đề Công chúa và nội thần trong nhà.
Dư luận ồn ào, Triệu Trinh hoàn toàn bị động. Chỉ có thể đem những cung nhân bên cạnh công chúa sung quân, giáng chức, nhưng còn “thủ phạm chính thức” Lương Hoài Cát vẫn không động vào.
Không phải Triệu Trinh không muốn động đến y, mà là công chúa thấy người thân tín bên cạnh lần lượt rời đi, hiển nhiên đã ý thức được việc Lương Hoài Cát gặp phải nguy hiểm. Nàng trở nên khẩn trương chưa từng có, gần như một tấc cũng không rời khỏi Lương Hoài Cát. Sau này nàng lại không ngủ không nghỉ, bởi vì lo lắng sẽ có người thừa dịp nàng ngủ đem y đi…
Sau khi nghe công chúa suốt hai ngày không chợp mắt, Triệu Trinh rốt cuộc cũng không kìm nổi phải đến thăm nàng. Chỉ thấy mới có vài ngày, nữ nhi xinh đẹp như hoa kia tiều tụy rất nhiều, làm cho trong lòng Triệu Trinh đau như bị đao cắt.
Càng làm cho lão đau lòng chính là, nữ nhi trước mặt mình vẫn quật cường nắm lấy tay hoạn quan kia. Điều này nói rõ việc lưu luyến trong lời đồn đại thật sự tồn tại, nữ nhi thực sự đã nảy sinh tình cảm với hoạn quan Lương Hoài Cát!
Có lẽ đây mới là nguyên nhân đã lâu rồi mà nàng vẫn không chịu động phòng với phò mã.
Triệu Trinh chán ghét nhìn thoáng qua Lương Hoài Cát, phất tay liền có hai thị vệ tiến lên.
- Phụ thân, đừng mà!
Công chúa tiến lên một bước ngăn trước người thị vệ, tiếng như chim quyên nghẹn ngào:
- Xin người hãy buông tha cho Hoài Cát…
- Ta thấy con đã choáng váng đầu rồi.
Triệu Trinh đột nhiên cảm thấy không hiểu được nữ nhi mình yêu thương hơn hai mươi năm:
- Con không biết những việc mình làm đã trở thành trò cười thiên cổ!
Nói xong lời cuối cùng, thanh âm lão sắc lạnh hơn, nhưng mà lão cũng chỉ có thể bi ai và đau lòng.
Công chúa từ nhỏ đến giờ chưa từng nghe phụ thân nói một câu nặng lời. Giờ phút này nghe được bốn chữ " trò cười thiên cổ", như gặp phải đả kích nặng, lập tức ngẩn người.
Triệu Trinh đưa mắt nhìn qua, hai thị về liền đi qua công chúa dẫn Lương Hoài Cát sắc mặt tái nhợt ra ngoài.