Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 7357 : Điềm lành
Ngày đăng: 01:25 20/04/20
Trước cuộc thi một ngày, sáu người giám khảo mỗi người ra một đề. Trần Khác tuy cũng là giám khảo, nhưng với cuộc thi ở cấp độ này, đội hình giám khảo cũng đủ doạ chết người rồi, thế nên không tới lượt hắn ra đề.
Tham Tri Chính Sự Âu Dương Tu ra luận đề "Vương giả không trị di địch", lấy từ bản ghi "Xuân Thu Công Dương truyện"của Hà Hưu.
Tham Tri Chính Sự Vương Khuê ra luận đề "Ký túy bị vạn phúc", lấy từ chú giải "Kinh Thi, Đại Nhã, Sinh Dân" của Trịnh Huyền.
Xu Mật phó sứ Ngô Khuê ra luận đề "Lễ Nghĩa Tín đủ là Đạo Đức", lấy từ bản ghi "Luận Ngữ, Tử Lộ Thiên" của Bao Hàm.
Long Đồ Các Trực Học Sĩ Dương Điền ra luận đề "Hình thế không bằng phẩm hạnh", lấy từ "Sử ký, Ngô Khởi liệt truyện".
Quyền Ngự Sử Trung Thừa Vương Trù ra luận đề "Dạy người lấy lễ làm gốc", lấy từ "Hán Thư, Lễ Nhạc Chí".
Tri Chế Cáo Vương An Thạch ra luận đề "Lưu Khải Đinh Hồng ai có tài", lấy từ "Hậu Hán Thư, Đinh Hồng truyện" và "Hậu Hán thư, Lưu Khải truyện".
Trong sáu đề gồm ba kinh ba sử, ba chính văn ba chú giải, yêu cầu cực kỳ nghiêm khắc. Người dự thi phải chỉ rõ từng luận đề được lấy từ đâu, sau đó trích dẫn toàn bộ văn tự trong luận đề, hoàn thành hết mới được gọi là ‘thông’. Người không biết nguồn gốc của luận đề không được chấm ‘thông’; người biết rõ nguồn gốc mà không trích dẫn được toàn bộ luận đề cũng không được chấm thông, chỉ được để ‘thô’. Người dự thi làm sáu luận, mỗi phần phải hơn ba ngàn chữ, cho nên ghi ít nhất phải một vạn tám ngàn chữ, yêu cầu hoàn thành trong một ngày một đêm.
Năm mươi người dự thi, tuy tất cả đều có thể hoàn thành, nhưng có không ít người vì nhanh mà làm qua loa.
Bài thi được thu lấy, Thư sử dán tên rồi ghi chép lại, sau đó chuyển đến Trần Khác. . . Vì quan sơ khảo chỉ có một mình hắn cho nên tất cả bài thi đều phải qua tay của hắn, hắn chỉ việc tuyển những người làm được bốn thông trở lên đưa cho sáu vị giám khảo mà thôi. Sau đó sáu vị giám khảo sẽ phân chia cấp bậc, chia những người bốn thông trở lên làm năm bậc, đến bậc bốn lại chia trên dưới, theo như lệ cũ, bậc một, bậc hai không cần xét, bậc ba xét tốt, bậc bốn trở lên mới có tư cách tham gia thi Ngự.
Nói chung, Trần Khác không có quyền hạn gì trong này, bởi vì ‘thông’, ‘thô’ hay ‘không thông’ đều rất rõ ràng. Nếu hắn làm sai, bị Ngự Sử vạch tội thì còn nhẹ, khó khăn tạo dựng hình tượng đại nho cũng sẽ bị sụp đổ trong chốc lát, vì vậy hắn không được phép sơ suất chút nào.
Nhưng điều này không có nghĩa rằng hắn không thể tác động lên kết quả. Trên thực tế, Trần Khác sử dụng một biện pháp khá khéo léo, khiến tất cả những người hắn muốn bảo vệ đều thuận lợi thông qua.
Người Trần Khác muốn bảo vệ, tất nhiên là bạn học cùng khoá với hắn ở Gia Hữu Học Xã, hắn rất quen thuộc văn phong của những người này, vì vậy không cần thông đồng với người khác, hắn vẫn có thể nhận ra bài thi cũng những vị bạn học này.
Trong đó, hắn không lo lắng Nhị Tô và Tằng Củng, bài viết của tám Đại Gia Đường Tống không qua được Các, đây mới là việc đáng cười nhất trong thiên hạ.
Người hắn muốn bảo vệ là Tứ Lang, Lâm Hi và Lã Huệ Khanh.
Hắn sử dụng chiến thuật quanh co, trước hết lấy bài thi của Nhị Tô và Tằng Củng đặt ở dưới cùng, đem tất cả ‘bài thi qua loa’ đặt ở trên cùng, bỏ bài thi của Tứ Lang vào giữa, phía dưới lại để vài bài thi ‘qua loa’. Như thế, sáu vị giám khảo sau khi loại bỏ kha khá các bài thi ‘qua loa’ phía trước, nhìn thấy bài thi cũng khá cẩn thận của Tứ Lang liền cảm thấy không tệ, vì đã loại hơi nhiều, chưa kể mấy bài thi kế tiếp cũng quá khó coi, tỷ lệ Tứ Lang được chọn tự nhiên tăng cao.
Lâm Hi và Lã Huệ Khanh cũng tương tự, bởi vì những bài thi ưu tú như Nhị Tô với Tằng Củng đều đặt ở cuối cùng, cho nên ba người được Trần Khác làm nổi bật lên được ‘qua Các’ không có gì lạ. Đến khi thấy mấy bài thi cuối cùng, cho dù mấy vị giám khảo biết trình độ của những người này cao, cũng sẽ không thay đổi kết quả phía trước.
Bởi vì sáu người cùng nhau chấm bài, cho nên người nào muốn thay đổi kết quả phía trước, chẳng khác nào không đồng ý với quyết định của năm người còn lại. Không đâu đi đắc tội với người khác, ngay cả Vương An Thạch cũng không điên đến mức này.
Kết quả được công bố, tổng cộng mười lăm người qua Các, trong đó có Tứ Lang, Lâm Hi và Lã Huệ Khanh, tất nhiên Nhị Tô với Tằng Củng cũng không bị vùi dập. Trừ sáu người bọn họ, Đặng Oản cũng qua được. Trong tất cả những người qua Các, có tới một nửa thuộc Gia Hữu Học Xã, ngay lập tức danh tiếng của Gia Hữu Học Xã một lần nữa được triều đình và dân chúng biết đến... Cuộc thi Ngự điện Sùng Chính bắt đầu một ngày sau, sáng sớm, quan gia tự mình chủ trì ra một đề sách. Lần ra đề này, có vẻ Triệu Trinh rất muốn nói điều gì đó, nên trong phần đề sách dùng tới mấy trăm chữ, mà đa số ý đều là cái nhìn của lão đối với các loại tệ nạn trong nước:
“Từ khi Trẫm lên ngôi đến nay. . . Đức có chỗ chưa đủ, giáo dục có chỗ chưa tốt, quản lý còn thiếu sót, hòa khí cũng ít. Dù ban ruộng đất, dân chúng cũng buồn chán. Biên cảnh dù yên ổn, binh lính không được rút lui. Lợi nhập vào quá sâu, chi phí di chuyển cũng càng lớn. Quân đội lộn xộn không có kinh nghiệm, quan cũng rối ren không rõ ràng. Trường học mở nhiều, lễ nghĩa chưa đủ; ít nhà được phong quan, kẻ sĩ bị bỏ qua. . . Người tại vị không cảm hoá dân tâm, người trị dân lấy pháp luật bắt bớ. Lệnh cấm nhiều, dân không biết tránh. Lợi dụng pháp luật, quan không sợ. Dân chúng mệt mỏi, người than thở nhiều. Đến tận năm này, đại nạn cũng dần thấy được . . .”
Tệ nạn Đại Tống được nhắc mấy lần, nếu viết ở trường hợp khác, đây chính là một chiếu thư tự kể tội.
Sau đó mới yêu cầu "đại phu ai cũng biết, sau nạn không cần thương tiếc".
Đây là tự làm khổ.
Quan Tường Định Tư Mã Quang chép đề sách, đầu đầy mồ hôi, sau khi chép xong cũng không dám nhận lệnh, nói:
- Bệ hạ nghĩ lại, nếu đề sách này phát ra, chắc chắn khiến thiên hạ đại náo!
- Có gì liên quan?
Triệu Trinh nửa cười nửa không hỏi.
- Vâng, là có liên quan.
Tư Mã Quang tự nhiên hơn rất nhiều so với những người khác khi ở cạnh hoàng đế, trầm giọng nói:
- Thánh nhân nói, thiên hạ không ai không phải cha mẹ, suy ra rộng khắp, cũng không ai không phải quân vương. Ngàn sai vạn sai, đều là thần sai. Bệ hạ chính là vua Đại Tống, người làm vua không thể sai, nếu không lòng dân không yên, ý xấu sẽ trỗi dậy!
- Quân Thực, ngươi đọc sách quá nhiều.
Quan hệ giữa Triệu Trinh và Tư Mã Quang rõ ràng càng lúc càng thân, dùng từ tương xứng nói:
- Tệ nạn trong thiên hạ đề ở đề sách này, cho dù ngươi không cho ta nói, ta làm hoàng đế bốn mươi năm, chẳng lẽ không có liên quan? Nếu không mượn cơ hội này nói ra, lại khiến cho người trong thiên hạ nghĩ Triệu Trinh ta tự gạt mình không gạt được người, lẩm cẩm như thế . . .
Nói xong cười nhạt một tiếng tiếp:
- Ngươi không nghe tục ngữ nói "gió mạnh mới biết cỏ cứng, hỗn loạn mới ra anh hùng" sao? Quả nhân muốn là gió mạnh, thổi tung khoang thuyền, để cho Đại Tống ta tìm được mấy cọng cỏ cứng, mấy vị anh hùng!
- Bệ hạ, ngài đã biết như thế, tại sao không đại chấn thiên uy, ra sức chấn chỉnh?
Bây giờ Tư Mã Quang đã nhận thức được, vị hoàng đế thoạt nhìn có chút yếu ớt vô lực này là người có đại trí tuệ.
Triệu Trinh sững sờ một lúc, hơi gục đầu xuống, thở dài nói:
- Quả nhân suýt chết hai lần, thân thể đã không còn được như lúc trước, khi vào triều nghe đại thần tấu, chỉ cần thời gian hơi dài thì tay chân liền run rẩy, đầu óc choáng váng, mặt mũi nhăn nhó. Nếu quả nhân tự thân chỉnh đốn. . . Giả như trên đường thân thể có biến, vị vua tương lai khó có thể thừa kế. Điều quả nhân có thể làm là chuẩn bị tốt nền móng cho vị vua tương lai, dọn dẹp chướng ngại. Ngươi rõ chưa Quân Thực?
Những lời giải bày tâm can thật đau khổ. Tư Mã Quang rơi lệ, khóc nức nở, nói:
- Thần rõ rồi, rất rõ...
- Cho nên quả nhân muốn cho những anh hùng này nổi lên, nếu bọn họ ẩn mình, làm sao ta có thể ra tay?
Hai mắt Triệu Trinh luôn lộ vẻ ôn hoà, ngay lúc này lộ ra lạnh lùng:
- Ngươi chờ xem sau Ngự thí này, có bao nhiêu trò hay sẽ trình diễn!
Tuy bây giờ là tháng tư, nhưng Tư Mã Quang vẫn cảm thấy một hồi lạnh lẽo. . .
‘Thi Ngự sách Chế Khoa’ yêu cầu hơn ba ngàn chữ, hoàn thành trước khi trời tối.
Nội dung đề sách rộng rãi như thế, khó trả lời hơn luận đề rất nhiều, cũng may chỉ có một đề, kiểu gì cũng có thể trả lời xong.
Trời tối liền thu bài, tuy chỉ có mười lăm bài nhưng vẫn niêm phong ống quyển, sao chép lại. Sau đó do quan sơ khảo, Quan Tường Định xét duyệt thứ tự hai lần rồi trình lên cho quan gia ngự lãm.
- Khoa này có hiền tài được xếp bậc ba không?
Triệu Trinh mỉm cười hỏi. Không phải lão xem thường sĩ phu nước mình, do bậc một bậc hai vốn không được phong quan, bậc ba là cấp cao nhất. Hơn nữa triều đình quy định ‘bậc ba Chế Khoa cũng như đứng đầu Tiến sĩ, trừ việc chọn hai chức quan Bình sự và Thiêm thư của Đại Lý Tự’, có nghĩa là đứng bậc ba Chế Khoa tương đương với Trạng Nguyên khoa Tiến Sĩ. Chưa kể từ khi dựng nước đến nay chỉ có Ngô Dục được bậc ba, ngoài ra không còn ai khác, còn hiếm hơn ba năm một Trạng Nguyên.
- Chúc mừng bệ hạ.
Tư Mã Quang cung kính nói:
- Kết quả khoa này rất khá, có sáu người đứng trên bậc bốn, nhất là bài của ‘Thần’, ‘Chiên’, lý lẽ diễn đạt đều tốt, tuyệt đối ngang nhau, dự tính đều được bậc ba.
‘Thần’, ‘Chiên’ là tên ký hiệu bài thi sau khi chép lại.
- Thế à.
Nghe có tới hai người đạt bậc ba, Triệu Trinh liền cảm thấy hứng thú, nói:
- Đưa quả nhân xem.
- Vâng.
Tư Mã Quang mang hai bài thi “dự tính bậc ba” trình lên.
Triệu Trinh cầm lên một bài, nheo mắt nhìn qua:
“Thần trịnh trọng trả lời: thần nghe thiên hạ không có việc gì, thì các bậc quyền quý nói nhẹ như lông hồng; thiên hạ xảy ra chuyện, thì người bình thường nói nặng như Thái Sơn. Không có trí tuệ tức không có năng lực, nơi bộc lộ công khai lại không quan sát kỹ, tình thế khó khăn lại càng đặc biệt vậy. . .”
Triệu Trinh cảm giác được câu từ bài này hoàn toàn tự nhiên, nhiều màu sắc phong phú. Giữa những hàng chữ ẩn chứa sức sống và tài văn chương vô tận, đáng quý ở chỗ, tác giả thể hiện một trái tim chân thành, không hề có chút khoe khoang trước mặt mình.
“Bởi vì ngày trôi qua, nên khoẻ mạnh, năm tháng đi tới, nên rõ ràng; dòng nước chảy hàng ngày, nên vô tận; tay chân con người hoạt động, nên không tật; bộ máy dùng hàng ngày, nên không mọt; thiên hạ, là đại vật (vật ở đây ý chỉ các loài trong trời đất). Để lâu không dùng, thì là đồ vô dụng, như thế chỉ càng tệ hơn mà thôi.’
Triệu Trinh vừa lớn tiếng đọc vừa khen:
- Văn chương của người này có thể sánh bằng Hàn Liễu.
Khi đọc đến ‘Thiên hạ, không vua sẽ hoang. Sứ quân thiên hạ đều ở bên vua’, người bên cạnh đều biến sắc, Triệu Trinh cất tiếng cười to nói:
- Dám nói thẳng!
Đọc xong, cuốn lại bài thở dài:
- Đại Tống thật may mắn khi có người này, chấm bậc hai!
- Xin bệ hạ nghĩ lại, từ trước tới nay bậc hai không hề có tác dụng gì, dù là kỳ tài ngút trời cũng không nên phá lệ.
Tư Mã Quang nói khẽ:
- Đừng quên tấm gương Trần Trọng Phương, người này có thể có năng lực như Trần Trọng Phương...
Những năm này, đã bao nhiêu lần Trần Khác chịu cảnh đối xử không công bằng? Ngân đài ti thu các tấu chương buộc tội hắn có thể xếp đầy một căn phòng. Tuy được quan gia che chở, nhưng nếu không phải hắn lập đại công nhiều lần, lại luôn cảnh giác, chỉ sợ mười Trần Khác cũng bị xé thành từng mảnh.
Triệu Trinh suy nghĩ một lát, cũng thấy không thể đỡ lên rồi đạp xuống nhân tài, nên không kiên trì nữa:
- Vậy thì chấm bậc ba.
Nói xong lấy bài tiếp theo.
- Xin bệ hạ tha thứ.
Trán Tư Mã Quang đổ chút mồ hôi, nói:
- Từ ngữ bài thứ hai này có chút thẳng thắn, bệ hạ cần phải chuẩn bị. . .
- Ha ha. . .
Triệu Trinh không quá để ý cười nói:
- Quả nhân mở khoa này gọi là “khoa Cực ngôn trực gián” (can gián thẳng thắn), không thẳng thắn làm sao can gián?
Nói rồi chỉ vào bài còn lại tiếp:
- Quả nhân ngay cả lời nói “thiên hạ, không vua sẽ hoang. Sứ quân thiên hạ đều ở bên vua” nghe rồi, còn điều gì không thể tiếp thu chứ?
- Vâng.
Lúc này Tư Mã Quang mới tạm thấy an tâm một chút.
Triệu Trinh từ từ mở bài thi lấy tên hiệu ‘Chiên’ ra, liền thấy một kỳ văn kinh tâm động phách hiện ra trước mắt:
“Thần trịnh trọng trả lời. . . Tính thần vốn cuồng ngu, không biết kiêng kị. . . Bệ hạ viết đề sách: ‘Trẫm thừa kế ngôi vị tổ tông, tiên đế để lại, hết sức mờ mịt, chỉnh lý không rõ ràng.’ Thoạt nhìn có vẻ bệ hạ đang lo sợ nên nói như vậy. Nhưng thần cho rằng bệ hạ không có việc gì để lo sợ.”
“Nếu bệ hạ muốn thần nói thẳng can gián, những lời như thế thật không dễ nghe, có chỗ nào phạm huý, mong bệ hạ thứ cho. Bệ hạ nói bệ hạ lo lắng quốc sự, thần cảm thấy bệ hạ không thật sự lo lắng!”
“Từ năm Bảo Nguyên đến Khánh Lịch, Tây Khương làm khó, ban ngày bệ hạ toạ bất an, ban đêm nghỉ bất an. Lúc này, khắp thiên hạ đều kêu bệ hạ lo lắng như Chu Văn Vương. Nhưng mà khi phía tây giải binh, bệ hạ bỏ sự lo lắng qua một bên, không trả thù, giờ đã hai mươi năm.”
“Năm đó, khi Lý Nguyên Hạo làm loạn, bệ hạ sợ tới mức ban ngày ngồi không yên, buổi tối ngủ không được. Lúc đó bệ hạ mới thật sự lo lắng. Nhưng sau khi nghị hoà Khánh Lịch, ngừng chiến tranh với Tây Hạ, vết sẹo của bệ hạ liền hết đau, thoáng cái trôi qua hai mươi năm.”
“Nay bệ hạ không có chuyện thì không lo, có chuyện thì rất sợ. Thần cho rằng bệ hạ sống không yên ổn. Không có chuyện gì thì tỏ ra vô tâm, có chuyện liền lo âu thấp thỏm, cho nên thần mới nói, căn bản bệ hạ không thật sự lo lắng.”
Tiếp đến, tác giả lại chỉ trích hoàng đế sa vào nữ sắc, cũng kể ra sáu vị vua gây hoạ trong lịch sử cảnh cáo, nói: “Sáu vị vua này, không lo lắng trị an thiên hạ, luôn không cảnh giác, đắm chìm trong rượu, hoang đắm trong sắc, lên triều muộn bãi triều sớm, ngủ sớm dậy muộn, đại thần không thể nói, tiểu thần không cố can. Trước sau trái phải, lúc nào cũng bị bao quanh bởi các phu nhân, người nói lời ngay thẳng không nghe, chỉ nghe vợ.”
- Người này nói ta thích làm gì thì làm, giống như những vị vua gây hoạ.
“Bệ hạ đến tuổi này, quý cơ trong cung dùng ngàn mà tính, ca múa uống rượu, sung sướng thất tiết, lên triều không nghe báo cáo, biệt điện không hề chú ý. Ngài là một gã dâm lạc không biết kiềm chế tửu sắc, lên triều vô tình, tâm không yên chính sự!”
“Lão đại ngài đừng tưởng chỉ làm mấy vị phụ nhân sẽ không ảnh hưởng đại sự quốc gia, hiện tại ‘trong nước khốn cùng, dân sinh than khổ’, nếu ngài làm bừa... chỉ sợ ngài sẽ khiến ‘dân tâm không còn hướng về’!”
Ngoài việc chỉ trích hoàng đế trầm mê nữ sắc hưởng lạc, người này còn chỉ trích hoàng đế: “Bệ hạ chọn quan không tốt, khiến dân chúng ở dưới chịu hại, không biết tố ai; bệ hạ thu thuế nặng nề, dân chúng ngày thêm nghèo khó, quần áo không đủ che thân. Quan lại vô tâm, còn có thể đổi người; thu thuế vô tâm thì trách tội ai?”
Trách tội ai? Đương nhiên là ngài!
Người này còn chỉ trích hoàng đế lãng phí, đặt sưu cao thế nặng, dân sinh khốn khổ.
Lại chỉ trích hoàng đế ‘vì hư danh mà không biết làm chính sự’, nói: “Thần xem ý bệ hạ, có lẽ muốn Sử Quan lưu lại danh tiếng đẹp cho người đời sau, vậy thần cho rằng bệ hạ quá chú ý hư danh. . .”
Đọc thầm đoạn này, Triệu Trinh chảy mồ hôi đầm đìa, mặt mo đỏ bừng. Người này thật sự không biết kiêng nể gì cả, thà nói chuyện giật gân còn được, có vài chỗ chỉ trích như ngấm sâu vào trong xương tuỷ, vạch trần chút tâm tư bí ẩn của Triệu Trinh, phê phán vô cùng tinh tế!
Tuy Triệu Trinh cố gắng làm cho phẩm chất của mình thật tốt, nhưng ngày xưa đám đại thần chỉ trích không đến nơi đến chốn, có ai dám vạch trần lão thanh tĩnh không làm gì, đeo mặt nạ đi can gián, mang một bụng truy cầu danh tiếng, qua loa hưởng nhàn lộ rõ ra giữa thiên hạ?
Người này có thể nói là người đầu tiên trong trăm năm qua!
Một lúc lâu, Triệu Trinh mới lấy lại tinh thần, nhưng không dám nhìn bài thi này nữa, hỏi Tư Mã Quang:
- Ngươi cho rằng bài này đáng chấm bậc ba?
Trước đó Tư Mã Quang có chút hiểu ý nghĩ của vua mới lựa bài thi này ra, nhưng bây giờ thấy mặt hoàng đế đỏ như đít khỉ, trong lòng lại không chắc chắn, liền nói khẽ:
Trong thành Biện Kinh, người rảnh rỗi là nhiều nhất. Không nhận ra cũng tới nhìn một cái, dù sao tất cả mọi người đều không nhận ra nên không sợ mất mặt. Vì thế mọi người liên tục tới thăm sứ đoàn Ấp La để nhìn thấy phong thái của dị thú.
Một tháng trôi qua, vẫn không có ai nhận ra con vật này là con gì.
Nếu mọi người đều đã không nhận ra, như vậy coi nó là kỳ lân cũng không sao. Mắt thấy con vật kia sắp tới kinh thành, dưới sự chủ trương của Hàn tướng công, quyết định lấy lễ nghi cao nhất nghênh đón điềm lành.
Lễ Bộ và Hồng Lư Tự khẩn trương giở sách tra tìm lễ tiết nghênh đón điềm lành, cũng không cần phải tìm tra sách cổ, bởi các triều đại tiên đế đều có xuất hiện các hoạt động nghênh đón điềm lành.
Những quan viên khác cũng đều tận tâm tận lực, tìm tòi mọi câu chữ để tuyên dương lễ đón kỳ lân vào kinh thành.
Trong ngày nghỉ, Tư Mã Quang không dễ gì được ở tại phủ của mình. Y đang ở trong thư phòng viết văn, Tư Mã Khang liền dẫn theo Vương Bàng đi vào.
Hai nhà là thông gia, Tư Mã Quang từ trước đến nay đều coi Vương Bàng - vị thanh niên tuấn tú thông minh này như con cháu. Thấy y tiến vào, Tư Mã Quang cũng không để bút xuống mà nói:
- Nguyên Trạch tùy tiện ngồi đi, đợi ta viết xong bài văn chương này đã!
Vương Bàng liền đứng ở bên cạnh y, chờ một mạch đến khi Tư Mã Quang viết xong, mới cười nói:
- Vốn tưởng rằng thúc thúc là đang viết tấu thư, ai ngờ là thúc thúc đang viết “Thông chí”. Quả nhiên là bát phong bất động! ( Bát phong trong phật giáo là lợi, suy, hủy, dự, xưng, ki, khổ, nhạc. Bốn điều lành, bốn điều xấu, gặp bất kỳ điều nào đều bất vi sở động, không hề chịu ảnh hưởng)
- Cái gì mà bát phong bất động.
Tư Mã Quang lắc đầu cười nói:
- Ta từ xưa tới nay đều không tin điềm lành gì hết, nên không muốn quan tâm tới việc kia.
- Kỳ thực rất nhiều người cũng không tin.
Vương Bàng thản nhiên cười nói:
- Kỳ lân là thần thú, giống như rồng, phượng vậy. Thần thú có thể đằng vân giá vũ, bay liệng cửu thiên, làm sao có thể giống như gia súc, bị người bắt tới đây được?
- Nói không sai.
Tư Mã Quang gật đầu nói:
- Đáng tiếc, không có ai có thể chứng minh được điều đó. Hiện tại Đông phủ đang cho quan lại chuẩn bị nghênh đón điềm lành, coi như là chấp nhận con vật kia rồi.
- Chỉ sợ là dụng tâm kín đáo
Vương Bàng lạnh lùng nói.
- Vì sao nói như vậy?
Tư Mã Quang biết người trẻ tuổi này có tâm cơ sâu, trên đời hiếm thấy, có lẽ chỉ có Trần Trọng Phương là có thể so sánh với y.
- Xin hỏi thúc phụ, là ai chủ trương thúc đẩy việc này?
Vương Bàng hỏi.
- Hàn tướng công.
- Chả phải người này từ trước đến nay chỉ biết bo bo giữ mình hay sao?
Vương Bàng truy vấn:
- Vì sao có thể mạo hiểm làm việc như vậy?
- Cái này…
Tư Mã Quang nghĩ lại cũng có lý, liền nói:
- Ngươi đừng có thừa nước đục thả câu nữa!
- Thúc phụ bác học, dĩ nhiên biết kỳ lân đại biểu cho cái gì…
Vương Bàng gằn từng chữ nói.
-A…
Tư Mã Quang vừa nghe đã hiểu.
Trong truyền thuyết, kỳ lạn có thể khiến con người có được con nối dõi. Tương truyền lúc Khổng Tử chuẩn bị sinh ra, có kỳ lân phun ra ngọc thư giao cho nhà này., ở trên có viết ‘Thủy tinh chi tử tôn, suy Chu nhi Tố vương’ (con của Thủy Tinh, nối nhà Chu suy làm vua không ngôi, ý chỉ có đức của đến vương nhưng vẫn chưa được tại vị). Đây chính là bản gốc của truyền thuyết ‘Kỳ lân tống Tử’, mà một khi kỳ lân xuất hiện, chẳng những có ý nghĩa Thánh chủ có đức, còn có ý quốc gia có phúc lộc lâu dài.
- Ý của ngươi là?
Tư Mã Quang thấp giọng hỏi.
- Đúng vậy.
Vương Bàng gật đầu nói:
- Cháu hoài nghi, Hàn Kỳ mượn điềm lành này để gán ghép cho việc lập Thái tử.
Nói xong y hạ thấp giọng:
- Vị kia của chúng ta còn đang ở Quảng Tây, đây là cơ hội tốt nhất của ông ta!
- Không sai…
Tư Mã Quang ngưng trọng nói:
- Quả thật có khả năng này.
- Không phải khả năng, mà là nhất định.
Vương Bàng quả quyết nói:
- Cháu dám đánh cuộc, những bản tấu kia giấu không ít mưu đồ riêng!
Lúc này Tư Mã Quang mới ý thức tới tình thế nghiêm trọng. Hiện giờ Triệu Tông Tích còn tại Quảng Tây, tuy rằng nơi đó đã ngưng chiến. nhưng vẫn chưa chính thức ký hiệp ước thì y vẫn không thể trở lại kinh thành. Mà ngay cả Trần Khác cũng bị điều ra khỏi Biện Kinh, phe mình đang đứng ở thời kỳ yếu kém nhất.
Tuy Vương Bàng thường xuyên đưa ra nhiều ý tưởng, nhưng ngay cả chính Vương Bàng cũng phải thừa nhận, chỉ có Trần Khác mới có thể đem các quân cờ rời rạc dưới tay của Triệu Tông Tích ghép lại cùng nhau.
- Trọng Phương biết việc này chưa?
Tư Mã Quang hỏi.
- Lúc đầu chỉ cho rằng đây là một việc nhỏ bàn bên lề, cho nên không thông tri cho hắn, hiện tại đối phương lại dùng việc này làm âm mưu nên không kịp hồi âm cho hắn nữa.
Vương Bàng ước gì mình có thể độc lập đứng ra chống đỡ toàn cục, như vậy mới có thể bày ra năng lực xoay chuyển tình thế của mình.
- Ừ.
Tư Mã Quang chậm rãi gật đầu nói:
- Trước khi điện hạ trở về kinh thành, chúng ta phải nghĩ cách kéo dài.
Nói xong, trong lòng chỉ cười khổ, cho dù về rồi thì làm được cái gì chứ?
Nói thật là, hiện tại y có chút hối hận.
Hiện giờ đại thế của Triệu Tông Thực đã thành, bên y cho dù có thu hoạch nhỏ nhưng cũng không ảnh hưởng tới đại cục. Đừng tưởng trong bát công thuộc Trung Xu có bốn người dường như thiên về Triệu Tông Tích, nhưng nếu nghiên cứu kỹ một chút, Âu Dương Tu và Bao Chửng là hạng người chỉ biết đắc tội người khác, là cô thân không bè phái, còn nhóm người Tăng Công Lượng, Vương Khuê thì là quân tử chỉ biết bo bo giữ mình. Những nhân vật như vậy, dù nhiều hơn nữa cũng không bằng Hàn Kỳ có khả năng can thiệp triều chính.
Ở bên ngoài Trung Xu, đảng phái của Triệu Tông Tích càng không có phần thắng.
Nhưng ai bảo Triệu Tông Tích năm đó không chịu sự bố trí nhàn hạ, lại dựa vào kế sách phá giá muối giải của Trần Khác mới rửa sạch sỉ nhục, khiến cho quan gia và nhóm tướng công nhìn y với con mắt khác. Về sau lại tiếp tục phát triển càng nằm ngoài dự đoán của mọi người, Một Tàng Ngoa Sủng bị Lý Lượng Tộ xử lý, Tây Hạ chủ động cầu hòa Đại Tống.
Trong chuyện này, nguyên nhân chính là do Tây Hạ xảy ra đấu tranh quyền lực trong nội bộ. Nhưng với bản chất tính toán nhỏ nhặt duy ngã độc tôn của Đại Tống, hiển nhiên toàn bộ công lao đều quy về Tư Mã Quang.
Vì thế mấy năm trước, Tư Mã Quang vốn còn bị mọi người nhạo báng, vừa mới xuất hiện đã đưa ra diệu kế bình an thiên hạ, tiền đồ vô cùng quang minh.
Đây hết thảy đều bắt đầu từ diệu kế kia của Trần Khác… Y sợ nhất là nợ ân tình, chính là vì nợ một ân tình này, Tư Mã Quang mới bị Trần Khác lôi kéo lên cùng một chiếc thuyền.
Hiện giờ Tư Mã Quang rất được quan gia coi trọng, hiển nhiên giá trị con người cũng được tăng lên. Nhớ lại lúc Trần Khác thừa dịp lúc mình còn đang sơ ý mà đầu tư, hiện tại có thể nói là một vốn bốn lời, Tư Mã Quang cũng không thể không bội phục ánh mắt của thằng nhãi này… Ấy, nói như vậy giống như có chút tự sướng.
Bất kể thế nào, y bởi vì việc của Tô Triệt mà bị coi là thành viên của đảng Triệu Tông Tích. Mặc dù có chút hối tiếc, nhưng Tư Mã Quang hiểu rất rõ rằng mình không có đường khác để đi. Nếu lại đi đầu nhập vào Triệu Tông Thực, thanh danh sẽ bị hủy hoại, chức quan này coi như cũng xong. Từ một đảng này nhảy sang đảng khác không phải là không thể, nhưng đã đắc tội người ta, tương lai không chỉ nói gian nan, mà hy vọng cũng không có.
Tư Mã Quang rất quen thuộc tư vị này, thực sự không nghĩ lại nếm trải thêm một lần nữa.
Nghĩ tới nghĩ lui, cũng chỉ có hạ quyết tâm một đường đi tới, nếu có thể mở một đường máu thì tiền đồ của mình chính là vững chắc như đồng.
Nếu là bị bại… Tư Mã Quang chua xót cười, thầm nghĩ, cùng lắm trí sĩ về quê, tu soạn ‘Thông chí’ của mình!
Vương Bàng đi rồi, Tư Mã Quang khép sách lại cất vào trong hộp, còn khóa lại nữa. Dường như trong khoảng thời gian ngắn không có ý định lấy ra.
Đứng dậy, Tư Mã Quang thở dài một tiếng, trong lòng tự nhủ: “Trần Khác ơi Trần Khác, chỉ mong như lời ngươi nói. Đến mùa thu sẽ có chuyển cơ, nếu không lão phu, ầy, có thể sẽ bị ngươi lôi theo xuống vực…
Thấy cử chỉ của Tư Mã Quang khác thường, Tư Mã Khang mới mười hai tuổi có chút sợ hãi hỏi:
- Phụ thân, người đang nghĩ gì vậy?
- Khang nhi.
Tư Mã Quang hiền từ nhìn Tư Mã Khang hỏi:
- Con có muốn đi xem kỳ lân không.
- Có…
Tư Mã Khang sợ lại bị cha giáo huấn, vội lắc đầu nói:
- Không muốn.
- Vậy thì vi phu tự mình đi xem.
Tư Mã Quang sa sầm mặt, đi tới cửa quay lại nhìn đứa con còn không hiểu chuyện gì, mới cười ha hả nói:
- Tiểu tử ngốc, còn không đi theo!
- Tuân mệnh, phụ thân!
Mắt của Tư Mã Khang sáng lên, vội vàng đuổi kịp…
Hai ngày sau là lâm triều.
Đề tài thảo luận hôm nay của các quan lại không còn là đại sự về chiến tranh, trị thủy, mà là việc nghênh đón kỳ lân ở cửa nam kinh thành… Con kỳ lân kia thực ra mấy hôm trước đã đi tới kinh thành rồi, nhưng Khâm Thiên Giám nói ngày mốt mới là ngày hoàng đạo, bởi vậy còn phải chờ thêm một chút.
Nhưng trăm quan lại không thể đợi thêm nữa. Tin tức thần thú tới đã lan rộng toàn bộ kinh thành làm cho bọn họ xôn xao bàn luận không ngừng. Bàn luận từ chuyện kỳ lân kia thần uy như thế nào, cho đến chuyện đến lúc nghênh đón, không biết quan gia có tự mình tới nghênh tiếp hay không… Có người nói quan gia là thiên tử, thần thú dù có thần đến mấy cũng là thú, đâu có đạo lý đi ra nghênh đón. Nhưng càng nhiều người lại phản đối, nói rằng thiên tử là con trai của trời, thế gian xuất hiện thụy thú chính là tin tức từ trời gửi tới cho thiên tử. Quan gia không để ý tới mặt mũi của thần thú, nhưng cũng phải vì mặt mũi của trời mà tới nghênh đón.
Chúng quan viên ở nơi này thảo luận khí thế, Triệu Trinh thì lại cụt hứng. Cũng đúng, quan gia từ lúc lên làm thiên tử tới nay còn chưa từng đi ra nghênh đón ai, không ngờ lần đầu tiên của mình lại đi nghênh đón một con vật, đổi lại là ai khác cũng cảm thấy không có gì vui vẻ.
Tiếp xúc với Triệu Trinh trong triều đình được hai mươi năm, Phú Bật và Hàn Kỳ liền nhìn ra có chỗ không đúng… Theo tính tình lâu nay của Triêu Trinh, chỉ khi gặp phải việc gì rất bất mãn thì mới lộ ra thái độ như hiện tại.
Hàn Kỳ dĩ nhiên sẽ không hé răng, Phú Bật liền nhẹ giọng hỏi:
- Xin hỏi ý của bệ hạ như thế nào?
Thủ tướng lên tiếng, hơn nữa hỏi chính là Hoàng đế, đại điện vốn ồn ào lập tức yên tĩnh đến kim rơi cũng có thể nghe thấy. Triệu Trinh hơi sửng sốt, liền lấy lại tinh thần nói:
- À, quả nhân nhớ tới, sáng nay Tư Mã ái khanh có dâng một bài phú.
Dừng một chút lại nói:
- Gọi là ‘Ấp La hiến kỳ thú phú’. Đúng không, Tư Mã ái khanh?
- Vâng.
Tư Mã Quang để bút xuống, đứng dậy đáp lại.
Mọi người nghe vậy không khỏi thầm mắng, quả nhiên là gần quan được ban lộc. Chúng ta đều muốn chờ nghi lễ kết thúc mới dâng sớ, lại bị tên này đưa lên trước.
- Bài phú của ái khanh viết vô cùng tốt, quả nhân rất có hứng thú với phần “Tiến biểu” mở đầu của nó.
Triệu Trinh thản nhiên nói:
- Ái khanh đọc cho mọi người cùng nghe.
- Tuân chỉ.
Tư Mã Quang tiếp nhận quyển tấu, rồi trầm giọng đọc:
- Thần có nghe nói: Tháng này có sứ đoàn Ấp La tới dâng hiến dị thú, cho là kỳ lân. Ngày hai mươi lăm, thần dẫn theo con út đi tới xem. Tài học của thần thấp kém, không thể nhận ra dị thú này là con gì. Bởi vì danh tiếng của kỳ lân là vô hình, mà sách cổ ghi lại là hữu hình, song đó là chuyện rất lâu rồi….
Trên đại điện vang lên lời lẽ chính nghĩa của Tư Mã Quang, bách quan đều nghe y miêu tả hình dạng của dị thú. Cổ giống gấu, miệng giống chim, đầu heo thân ngựa, có sừng giống trâu, có lân giống voi. Sức nó lực lớn, tính tình hiền lành, đại khái là do sinh sống ở nơi xa, bởi vậy không thấy trên sách cổ có hình miêu tả.
Đọc qua một lượt, Tư Mã Quang tưởng tượng quần thần khen ngợi như thủy triều. Sau đó lại tưởng tượng Hoàng đế trả lời: “Quái thú này, sinh ra ở nam Ngũ Lĩnh, sinh sống trong đầm lầy. Có được nó, đức của ta không có tăng lên. Thả nó đi, đức của ta cũng không có giảm. Không bằng sửa nghênh đón dị thú thành nghênh đón kẻ sĩ, phí phụng dưỡng dị thú thì đùng đểphụng dưỡng kẻ sĩ…”
- Ý là, hiện tại chúng ta không rõ rằng lắm con vật này có phải kỳ lân hay không, nhưng đã làm cho cả nước gà bay chó chạy. Nếu không phải kỳ lân, sẽ khiến cho các tiểu quốc phiên bang cười nhạo chúng ta, cho dù thực là kỳ lân, đó cũng là do người ta đưa tới, không phải thú sinh sống trên đất Đại Tống, vậy thì con vật này không có liên quan gì tới điềm lành của chúng ta.
- Cho nên, theo ngu kiến của thần, chúng ta vẫn là không chấp nhận dị thú mà trả lại cho Ấp La. Đương nhiên để biểu hiện phong độ của Đại Tống chúng ta, có thể ban thưởng cho sứ giả Ấp La vàng bạc châu báu, ban thưởng chiếu thư, có thể viết ‘Người di tứ phương phục tùng, thiên thụy cũng có thể tự tới’… Chúng ta vẫn là đợi cho điềm lành tự đến, không cần người khác đưa tới.
- Như thế, tiểu quốc Ấp La cũng không có cách nào chê cười chúng ta, mà chúng ta cũng không tổn hại gì. Đây chả phải lưỡng toàn kỳ mỹ sao?
Cuối cùng, Tư Mã Quang cũng không quên cất cao giọng nói:
- Về sau chỉ cần Hoàng thượng ‘Tu thân tích đức làm gốc’ , thiên hạ sẽ tự nhiên hiểu rõ “Tam quang trong sạch, bảo hộ vạn dân, mưa thuận gió hòa, khắp nơi giàu mạnh” . Đây mới thực sự là điềm lành.
Quần thần nghe được trợn mắt há hốc mồm, Triệu Trinh lại tán dương gật đầu nói:
- Chư vị ái khanh thấy như thế nào?
Quần thần vẫn là trợn mắt há hốc mồm, ngay cả Hàn tướng công cũng thay đổi sắc mặt. Ông ta vốn tưởng rằng kéo Trần Khác ra khỏi kinh thành thì đảng phái của Triệu Tông Tích sẽ trở nên suy yếu, không thể tưởng tượng được lại xuất hiện một Tư Mã Quang có trình độ còn cao hơn cả Trần Khác!
Gặp những việc khó khăn luôn khiến người khác phải bó tay, Tư Mã Quang lại xử lý vô cùng khéo léo, có thể coi là hoàn mỹ không tỳ vết!
Thảo luận vốn náo nhiệt đột nhiên dừng lại, bách quan nhưng không có ai dám phản bác Tư Mã Quang. Bởi vì lời này chiếm hết đạo nghĩa, làm cho người khác không có đường nào phản bác!
Cái gọi là ‘Một con chim hót, bách điểu im lặng’ đúng là nói trường hợp này. Vậy là mọi nghi thức đón điềm lành đều bị dẹp đi, khiến dân chúng Biện Kinh rất thất vọng.
Nhưng mà càng thất vọng chính là Hàn tướng công. Ông ta tỉ mỉ bày ra kế hoạch ‘Mượn điềm lành mời lập Thái tử’, thế nhưng đã hoàn toàn chết trong trứng nước…
- Tư Mã tiểu nhi!
Hàn tướng công hiếm thấy thất thố, đương nhiên là ở trong phòng của ông ta. Ông ta đánh vỡ bát trà, la hét với mấy người tâm phúc đang câm như hến:
- Dám phá hỏng đại sự của ta hết mấy bận!
- Tướng công bớt giận.
Tham tri Chính sự Ngô Khuê kiên trì nói:
- Quan gia còn chưa thấy con kỳ lân kia, chúng ta vẫn có thể dựa vào đó làm văn.
Hàn Kỳ tỉnh táo lại, đúng vậy, cái gọi là điềm lành bất quá là lý do để cho bách quan có cớ lập Thái tử, lấy cớ này không được thì đổi một cái khác.