Nhất Phẩm Giang Sơn

Chương 134 : Rượu ngon ngát hương

Ngày đăng: 01:20 20/04/20


Thầy trò Phan thợ mộc như Bát Giới ăn nhân sâm, thực là không biết vò rượu quất nhỏ bé này đã tốn biết bao tâm huyết của Trần Khác.



Trần Khác tuy là rượu ngon, nhưng không phải ủ để tự mình uống mà dùng để giúp người.



Trần gia là chủ nợ của mười một nhà, tại huyện Thanh Thần có sáu nhà, ngoài Thái Truyền Phú ra, còn có một chủ hàng rượu họ Lý, một chủ vườn quất họ Trương, một chủ vườn trúc họ Hạ, một chủ hàng tương họ Đồ, một chủ hàng than họ Tiền. Trần Khác từ một khía cạnh đã hiểu được, mấy nhà này nguyên là vì những nguyên nhân khác nhau mà việc kinh doanh ảm đạm. Mấy năm trước triều đình và Tây Hạ chiến tranh, vì gom góp quân tư, đối với công thương nghiệp của đất Thục đánh thêm “tiền Tây Hạ”, những thương gia có lợi nhuận hơn nữa còn bị ép tới mức thở không nổi, mấy nhà này nợ nần chồng chất, không cách nào để tiếp tục được nữa.



Kỳ thực mấy nhà này không phải là không thể trả nợ Trần gia nữa, chỉ là chủ nợ nhiều quá, trả nhà này thì không trả nhà kia, nhà kia không đồng nào không được, đơn giản nhất là không trả cho ai, kéo dài được ngày nào tính ngày đó. Tuy Trần Khác có thể hiểu được bọn họ, nhưng tuyệt đối không thích cách làm kiểu chơi xỏ này.



Tuy nhiên có lúc người nợ lại là ông nội, lời này nói không giả chút nào. Ngày qua ngày, hắn lợi dụng thời gian lúc rảnh rỗi, tiến hành điều tra việc kinh doanh của mấy nhà này, phát hiện ra ngoài việc kinh doanh không tốt, vấn đề lớn nhất nảy sinh ra là ở sản phẩm.



Lấy tiệm rượu của người gọi là Lý Giản ra mà nói.



Triều Tống thi hành chính sách độc quyền về rượu tại Tứ Xuyên, loại chính sách này chia thành hai tầng, một loại là quan làm quan bán, loại khác là dân làm dân bán. Đúng như tên gọi, loại đầu do quan phủ độc chiếm sản xuất, toàn bộ quá trình bán ra, tự nhiên có thể hưởng món lợi kếch xù. Loại sau thì cho phép các hộ làm rượu mãi phác nhận thầu, cái gọi là “mãi phác” chính là cam kết nộp cho quan phủ một khoản thuế nhất định, mới có được quyền mở hàng mở tiệm, làm rượu bán rượu.



Cái này cũng giống như sự cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân trong cùng một ngành ở thời đại sau này, kết quả có thể suy đoán được. Hầu hết các loại rượu có danh tiếng, cùng với rượu vàng và rượu trắng có lượng tiêu thụ lớn nhất, đều bị quan phủ lũng đoạn, căn bản không bán men ra ngoài dân gian, cũng không cho người dân được tự ý ủ rượu. Mà hàng rượu của người dân chỉ có thể dùng phương pháp sản xuất thô để ủ rượu trái cây, rượu thuốc, và phối chế rượu, trong đó vẫn lấy rượu trái cây làm chính.



Rượu trái cây thời Tống, là lấy các loại trái cây và các loại quả hoang dại, qua lên men mà tạo thành loại rượu uống có độ thấp. Trần Khác ở trên chợ thấy qua rượu bồ đào, rượu lê, rượu vải, rượu thạch lựu, rượu táo, rượu cam, rượu mía cùng với các loại rượu mật, chủng loại phong phú, nhưng lượng tiêu thụ cũng thật đáng thương. Lúc đầu Trần Khác cũng rất khó lý giải, vì theo hắn biết, thì Tống triều là một triều đại duy nhất cổ vũ việc uống rượu, người Tống yêu rượu như sinh mạng, nhưng do chênh lệch về cảm giác hương vị của rượu độ thấp, nên rượu vàng mới có thể được ưa chuộng rộng khắp, trở thành loại rượu chính yếu nhất.



Vì lý do gì mà điều này càng phù hợp với sở thích rượu trái cây của người Tống, lại tiêu thụ không được tốt? Tự mình sau khi nếm thử qua, hắn liền hiểu rõ --- những rượu này nhìn màu sắc đục ngàu, có nhiều tạp chất bên trong, hơn nữa có vị đắng chát, làm che mất đi bản chất vốn có của hương trái cây, đối với những người Tống theo đuổi sự hưởng thụ mà nói, thà là tiêu nhiều tiền mua rượu vàng và rượu trắng của quan, cũng không chạm tới loại rượu rẻ hơn mà kém chất lượng.



Tìm hiểu kỹ nguyên nhân, thì nguyên nhân là so với loại rượu vàng có kỹ thuật ủ rượu hết sức hoàn thiện, thì cách ủ rượu của rượu trái cây lại chỉ là ở giai đoạn sơ khai mà thôi. Bất luận là những vật kết tủa hay những vật trôi nổi trong rượu, hay vị đắng chát hỗn tạp trong rượu, người ở niên đại này vẫn chưa có cách xử lý… hoặc là có cũng coi trọng cái của mình, tuyệt đối không truyền ra ngoài.
-Hôn ước gì, đệ tại sao từ trước đến giờ không biết?



-Khi đó đệ còn nhỏ.

Trần Thầm nói:

-Là chuyện của tám năm trước, lúc đó cha thi hương đậu, mọi người đều cho rằng sau này ông nhất định sẽ đậu cao, nên rất nhiều người đến nhà cầu thân.

Đột nhiên ngừng một lát rồi nói:

-Cha có một người bạn đông môn chí cốt, ở Bành Sơn lại là một gia đình giàu có, thế là nhà chúng ta lúc đó tính môn đăng hộ đối, sau này cha mẹ hai nhà làm chủ, đã đính thân cho chúng ta.



-Khoan đã, khoan đã

Trần Khác giơ tay nói:

-Rốt cuộc là huynh hay là đệ?



-Ta nói rồi, là chúng ta.

Trần Thầm nhìn hắn một cái, buông tay nói:

-Nhà họ Mã có hai người con gái, lúc đó cha có hai đứa con trai, tuổi tác lớn nhỏ xấp xỉ, tự nhiên nhất kết song thân, chuyện mừng thêm mừng.



-Kết quả thế nào?

Trần Khác dở khóc dở cười nói :

-Hai ta đều bị bỏ ngoài rồi?