Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 138 : Sinh con xem như Trần Tam Lang
Ngày đăng: 01:21 20/04/20
Kỳ thực Tiểu Lượng Ca có phần hơi đa nghi, người huyện Cử chỉ cảm thấy Trần gia ở tứ hợp viện của tam tiến rất khiêm tốn. Hơn nữa năm trước mới thuê một bà nhũ mẫu, điều này khiến cho lão Vương què bán trái cây ở đầu phố không chịu được:
- Phải nói nhà Trần tú tài toàn người tử tế, chính là không biết hưởng thụ! Nếu như tôi cũng có một đứa con thần tài như thế thì đã sớm thuê quản gia, đầu bếp, nô bộc… và thêm mười mấy nha đầu nữa!
- Nang Cầu, người ta là dòng dõi có học, nói chuyện luôn luôn ôn, lương, cung, kiệm, nhượng (các đức tính). Vậy mà ông lại cho người ta là hạng thối nát bên ngoài tỏ ra đạo học, bên trong lại là cầm thú sao?
Bà Lưu bán thoại bản (một dạng tiểu thuyết Bạch thoại thời Tống) lưu hành nghe thấy vậy mắng:
- Hơn nữa người ở huyện Cử này có ai mà không biết người nhà Trần gia hào phóng, lần nào sửa đường sửa cầu không phải do nhà họ bỏ tiền ra nhiều nhất sao?
- Hừm, tú bà như bà thì làm sao có thể cắt câu lấy nghĩa được.
Tứ Xuyên niên đại này có văn hóa giáo dục hưng thịnh, thấp thoáng xu thế quán tuyệt Đại Tống . Không chỉ người đọc sách nhiều, mà ngay cả những người buôn bán nhỏ khi nói chuyện cũng giở văn học nghệ thuật ra. Lão Vương què dở khóc dở cười:
- Ta chỉ nói nhà Trần tú tài không biết hưởng thụ chứ có nói họ nhỏ mọn hồi nào đâu.
- Đúng, chỉ có ông mới biết hưởng thụ.
Bà Lưu vẻ mặt khinh bỉ:
- Để rồi xem vợ của ông có tống mấy con nha hoàn đó ra không!
- Bà Lưu, người ta muốn mướn tiểu nha hoàn, bà ghen tỵ gì vậy?
Mấy tiểu thương bên cạnh nghe vậy thì giễu cợt:
Nhưng chỉ có một vài người mới có thể vào được Lai Phúc Lầu, còn lại đại bộ phận người dân chỉ được đứng bên ngoài tham quan, sau đó tượng tượng ra những thứ đại loại như “Hoa tuyết vu tơ”, “Kiều oanh diễn điệp”, “Phong diệp hoa hồng”, “Tùng thúy minh châu”, “Hoa đào nước chảy”… Loại nào xa hoa, loại nào vui mắt, loại nào ngon miệng, sau đó lau nước miếng rồi đi sang những quán cơm bên cạnh với những tấm biển treo đề “Tái Lai Phúc”, “Tiểu Lai Phúc”, “Đông Phúc lầu”, thưởng thức các món ăn nhái theo.
Điều khiến họ cảm thấy an ủi là chất lượng thực phẩm tất cả các tiệm cơm ở huyện Thanh Thần đều đạt mức trên trung bình, và tất cả đều nắm được nghệ thuật nấu món xào. Điều này khiến cho những người không đủ khả năng vào Lai Phúc Lầu vẫn có thể thưởng thức được tuyệt kỹ trong truyền thuyết, sau khi về tự nhiên khoe khoang, thậm chí ngây ngô nói rằng món xào của quán mình được nấu ở Lai Phúc Lầu.
Dần dần, danh tiếng của món xào Thanh Thần càng ngày càng lớn, những người đến vì mộ danh bất kể thời gian, dồn dập vô tận, Thanh Thần cũng trở thành một thành đô và là một trung tâm ẩm thực của vùng Tứ Xuyên.
Có thực phẩm tốt ắt phải có rượu ngon. Mọi người đã phát hiện ra một loại rượu ngon tại địa phương có tên Hoàng Kiều, đó gần như là một loại rượu quýt, nhưng loại rượu này khi quan sát thấy màu ráng đỏ, như hổ phách, vàng sáng trong trẻo, hương thanh tứ phía, khi uống lại cảm nhận được vị sương sớm mỹ lệ, đánh bại hoàn toàn vị đắng chát, vẩn đục của rượu trái cây, thậm chí là ấn tượng không tốt về mùi hôi của rượu.
Loại rượu Hoàng Kiều này dường như thỏa mãn được mọi yêu cầu của người dân Tống về rượu, nó có vị quýt thơm ngon, trong trẻo mê người, và không dễ bị say, mà còn có cái tên rất ấm áp, khiến cho người ta sau khi nếm thì không thể quên. Người dân không chỉ uống hết ba ngàn ly ở huyện Thanh Thần, mà khi về còn mua theo rượu đem về để cùng chia sẻ với người thân và người xung quanh cùng thưởng thức.
Danh tiếng của Thanh Thần Hoàng Kiều lan truyền nhanh chóng, các thương gia vùng ngoài nhạy bén đã đua nhau đến mua, sau đó phân phối đi khắp đất Thục. Trong vòng hai năm ngắn ngủi, nhà nhà đều biết, người người đều thông, và được mệnh danh là có người đất Thục thì sẽ có rượu Hoàng Kiều.
Đây quả là một phép màu, bởi vì Tứ Xuyên là nơi sản xuất nhiều loại rượu nổi tiếng. Ngoài Kiếm Nam, Lô Châu, Nghi Tân…, thì từ xưa tới nay rượu ngon sinh ra nơi nổi tiếng. Về phần rượu “ Diêu tử tuyết khúc” (là hình thái ban sơ trong giai đoạn ủ chín nhất của rượu ngũ lương, được ủ từ năm loại gạo) ở Kiếm Nam Xuân, mấy tay chủ lò rượu có tiếng ở Lô Châu đã liên kết bóp nghẹt khiến đời sau mới phất không còn đất sống. Tuy nhiên Thanh Thần Hoàng Kiều lại xuất hiện đã khơi ra đường máu, trở thành ngôi sao mới nổi trong số các loại rượu nổi tiếng, ngoài việc thỏa mãn được yêu cầu của người dân Tống đối với rượu thì nó cũng là phần không thể tách rời thủ đoạn kinh doanh cao siêu của các nhà sản xuất.
Nói thẳng ra là cũng không có gì đáng ngạc nhiên, thông thường các nhà kinh doanh rượu đều bán các loại rượu tốt, còn nhà sản xuất Hoàng Kiều thì chỉ bán rượu nguyên chất, sau đó mọi người tự pha chế, như vậy lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận chuyển. Mua rượu của nhà khác phải chuyển mười thùng, mua rượu nhà Hoàng Kiều chỉ cần mua hai thùng là cũng đem lại lợi nhuận lớn cho các nhà phân phối. Nếu bán rượu Hoàng Kiều kiếm được nhiều tiền hơn rượu khác, các tửu thương ở khắp mọi nơi tự nhiên sẽ hô hào cho nó, trong khi chất lượng rượu Hoàng Kiều ở ngay đó, chỉ cần một lần là nổi tiếng thì cũng rõ ràng là hợp lý.