Nhất Phẩm Giang Sơn
Chương 392 : Đường
Ngày đăng: 01:21 20/04/20
Về sau sắp xếp thứ tự, Triệu Tông Tích chỉ nhỏ hơn Trần Khác bảy ngày tuổi. Trần Khác là lần đầu tiên rời Tứ Xuyên, y cũng giống vậy là lần đầu tiên rời kinh. Nhưng Trần Khác muốn đi đâu thì đi, ai cũng không thể xen vào. Còn y lại phải nửa bước không rời khỏi phụ vương.
Cho nên làm gì có cái gọi là “Hội chứng Stockholm”. Chẳng qua chỉ là tiểu Vương tử cũng là một thiếu niên ngông cuồng, muốn được tự do mạo hiểm, muốn được đi gặp Âu Dương Tu một chút thôi.
Trên đường đi tới Giang Tây, bọn người Trần Khác vẫn quan sát Triệu Tông Tích. Không ngờ đằng sau một gương mặt cứng nhắc như vậy, lại cất dấu một trái tim nội hàm như vậy.
Triệu Tông Tích bị nhìn một lúc có chút bực bội. Đang định nhắc nhở một chút sự vô lễ này, lại nghe tiếng thị vệ bên ngoài trầm giọng nói:
- Công tử, chúng ta bị người theo dõi.
Triệu Tông Tích vén nhẹ rèm lên nói:
- Phái người đuổi theo?
- Nếu huynh đệ của nhà mình cần gì trốn tránh chúng ta.
Thị vệ lắc đầu, trên mắt hiện lên sự lo lắng nói:
- Thuộc hạ kiến nghị, ta nên lập tức đi vào huyện thành gần nhất, đến quan nha thì sẽ an toàn.
Triệu Tông Tích âm thanh lạnh lùng nói:
- Lá gan ngươi đúng là nhỏ. Hơn hai mươi cao thủ các ngươi mà không bảo vệ chu toàn cho ta được sao?
- Nếu những tên cướp tầm thường đương nhiên thuộc hạ không sợ.
Thị vệ nghiêm túc nói:
- Nhưng theo thuộc hạ những người theo dõi này hình như là thám báo trong quân.
- Cái gì?
Triệu Tông Tích giật mình nói.
Đám người Trần Khác cũng biến sắc. Trước mắt bọn họ chợt hiện ra một hình ảnh…
Đội ngũ hộ tống lương thảo, xuất phát từ trong thành ra không lâu thì có người lại tới theo dõi. Sau khi đi vào sơn đạo, quân đội mai phục đã lâu đột nhiên xông lên, bắn loạn tiễn; những đao thủ thân thủ nhanh nhẹn lao xuống núi, chém giết hết những quan văn đang rớt ở phía sau…
Đây là cảnh tượng mà mọi người cùng nhau phỏng đoán ra, chẳng lẽ lại diễn ra lần nữa trên người mình?
Triệu Tông Tích đã khôi phục được sự bình tĩnh nói:
- Bọn họ không dám đâu. Nếu như ta chết thì bọn chúng cũng bị mang tội vạ vào người.
Hiển nhiên là y cũng phát hiện ra, những người đó tới là vì bọn Trần Khác. Tám phần là đám người cướp xe lương thực.
Theo quy chế Đại Tống, hai bên đường nhất định phải có trồng dương liễu. Ở phương bắc trồng cây tùng cây bách xanh biếc để che bão cát. Phía nam thì gia cố đường bằng cách mỗi năm dặm thì làm một tấm bia đá “Lý Hậu” (mốc cây số), theo pháp chế giao thông trên đó có khắc ‘Tiện tị quý, thiếu tị thường, khinh tị trọng, khứ tị lai’ (Theo BTV: chính là nói người dân thường phải nhường đường cho người làm quan, người trẻ tuổi phải nhường đường cho người già, xe chở nhẹ nhường đường cho xe chở nặng, còn “khứ tị lai” chính là nói người ra thành phải nhường đường cho người vào thành). Chỗ dễ thấy còn được đánh số, xem số trên đó thì biết mình đi được bao xa, vừa xem là hiểu ngay.
Ngoài ra, ở huyện giới châu giới còn có ‘hậu giới’. Có ghi rõ ràng rõ ràng là chỗ bạn tới là ở chỗ nào, châu gì, huyện gì. Ngay cả Đông Tây Nam Bắc cũng đều có, khỏi cần phải hỏi đường.
Ngoài ra, trên đường cứ cách hai mươi dặm có bố trí trạm ngựa, có nơi cho ngựa dừng chân. Cách sáu mươi dặm nhất định có bố trí trạm dịch, có quan doanh, cũng có người dân thành thị tới buôn bán, cung cấp đủ loại thức ăn cho người dừng chân. Người trí thức thường nghỉ ngơi tại trạm dịch, tá túc lại một đêm, an toàn, hầu như là được chăm sóc rất chu đáo.
Đều nói người đời Tống thích đi du lịch. Điều kiện giao thông tốt như vậy, chỉ cần trong nhà có tiền, ai mà không muốn ra ngoài đi dạo?
Dựa theo tâm tư của tiểu Vương gia, lần nay sau khi trở về sợ là kiếp này không có cơ hội nữa. Đương nhiên là muốn ngủ lại một đêm, thưởng thức non sông tráng lệ của Đại Tống cho thật đã.
Nhưng trong lòng đám người Trần Khác muốn cứu người như lửa đốt, hận không thể chạy đi ngày đêm. Làm sao mà để y lề mề ở chỗ này.
Sau một phen cò kè mặc cả, cuối cùng cũng đạt thành hiệp nghị. Một ngày đi một trăm hai mươi dặm. Sau đó sẽ ở tạm tại dịch trạm nghỉ ngơi.
Thực sự đi rồi, Triệu Tông Tích mới biết được đã bị lừa… Một ngày một trăm hai mươi dặm, gần như giống một con chó lủi đi cả ngày. Ngày chỉ có hai canh giờ dùng để ăn chút lương khô và ngủ một giấc.
Đáng thương có một tiểu Vương gia được nuông chiều từ bé. Làm sao giống bọn Trần Khác từ nhỏ đã quen đi bộ. Chỉ mới đi một ngày chân đã bị phồng nước, da cũng bị trầy xước đi. Trên đường đi giống như một con vịt già lạch bạch lê bước chân.
Trần Khác và Tống Đoan Bình bàn bạc, muốn mua cho y một con la để cưỡi. Triệu Tông Tích lại không đồng ý. Y cũng rất có lòng hiếu thắng. Thấy bốn người bọn họ đi vô cùng thoải mái nên cũng không chịu đồng ý việc này.
- Ngày mai nếu còn đi tốc độ này, chúng ta sẽ không chờ ngươi nữa.
- Các ngươi không cân phải chờ!
Con đường về sau cũng không biết y làm thế nào để kiên trì tiếp, hơn hai trăm dặm không ngờ vẫn tiếp tục theo. Ý chí ngoan cường như vậy cũng làm bọn Trần Khác rất tôn trọng.
Hai ngày sau, cuối cùng cũng tới huyện Vĩnh Phong quận Lư Lăng. Trần Khác nghe nói Âu Dương Tu đang ở thị trấn Sa Úc bên ngoài huyện thành. Khoảng cách rất xa nhưng có thể ngồi thuyền đến được. Mấy người liền lập tức đến bến tàu, gặp được một con thuyền đang chuẩn bị đi Sa Úc.
Trên thuyền gần như đã đầy khách, đã chiếm gần hết những vị trí tốt trong khoang thuyền. Bên ngoài khoang thuyền lại trống không, nắng ban ngày rất độc, không ai muốn đi ra ngoài phơi nắng cả.
Năm người tuy cũng không hiền lành gì, nhưng cũng không phải là kẻ ức hiếp người lương thiện, đều cười cười nói:
- Thông cảm, thông cảm.
Trên thuyền sĩ nông công thương, trên mặt người nào nhìn cũng đều mệt mỏi ‘mồ hôi khó ngửi’. Chỉ đành không tình nguyện nhích ra một chút, chừa ra một ít chỗ cho bọn họ ngồi xuống bên trong khoang thuyền.