Ở Rể (Chuế Tế)
Chương 3 : Huyết mạch
Ngày đăng: 14:55 30/04/20
Chu Bội gần đây đang lo sốt vó chuyện mình trưởng thành.
Là tiểu
quận chúa trong Khang vương phủ, năm ngoái nàng mười ba tuổi, năm nay đã lên mười bốn. Mười bốn tuổi không được coi là lớn, nhưng đối với con
gái mà nói, có một số thứ đã thể hiện rõ ràng, điều khiến Chu Bội lo
lắng nhất là mới qua tết, phụ vương đã sốt ruột muốn kiếm cho nàng một
phò mã. Có một lần đã hỏi dò nàng, gần đây ở Giang Ninh có thanh niên là nhân tài kiệt xuất nào không, điều này khiến nàng cảm thấy hơi khổ não.
Thực ra cũng không phải nàng bài xích chuyện thành thân. Với thân phận quận
chúa, từ nhỏ nàng đã được giáo dục vô cùng chu đáo, nào là “nữ giới”,
“nữ huấn”, tam tòng tứ đức, tất cả đã học thuộc làu. Là một cô gái, nhất là cô gái của hoàng thất, nói từ nhỏ đã được giáo dục thành một người
vợ hợp cách cũng không quá.
Mà thường là ở những môi trường tốt,
không phải lo lắng, người được đào tạo thường không thích và có những
hành động trái ngược với giáo dục, ở phương diện này, tính tình Chu Bội
tương đối thuần nhưng cũng không có mong chờ gì ở việc hôn nhân. Phò mã
tương lai như thế nào, cảm giác thành thân với một nam tử khác ra sao,
trở thành vợ rồi phải làm gì, chỉ cần nghĩ thôi nàng cũng đã thấy mặt đỏ chân run. Ngoài vấn đề này, nàng nhận ra, tất cả đã chuẩn bị sẵn chỉ để cho nàng làm một cô gái.
Chu Bội không hợp với khái niệm "Con
gái không tài mới là đức", nàng có thiên phú hơn người, có trí tuệ mẫn
tiệp. Đương nhiên, đây không phải là một lời nhận định giả dối, con gái
thông minh có thể chấp chưởng một gia đình, con gái ngốc thì phải chịu
nhiều thua thiệt, tiểu Chu Bội từ nhỏ đã ở trong vương phủ, gặp nhiều cô gái ngốc, cho nên nàng quyết tâm không giống như họ.
Từ nhỏ tới
lớn nàng có rất nhiều thầy, nhưng người quan trọng nhất lại là phò mã -
Khang gia gia, lão gia tử là một người nghiêm khắc, có ảnh hưởng lớn tới nàng. Từ nhỏ, Khang gia gia đã dạy nàng và em trai phải làm thế nào
mang lại vinh dự cho hoàng tộc họ Chu, mang tới cho nàng lý tưởng thánh
kế tuyệt học, thái bình muôn thuở, thậm chí còn dạy đệ đệ Chu Quân Võ
làm hoàng tộc như thế nào. Căn cứ vào những gì đã được dạy, nàng tự
nhiên sẽ nhận mình cũng có sứ mệnh như vậy, một ví dụ rõ như ban ngày
chính là hoàng cô nãi nãi và phò mã gia gia kinh doanh rất lớn, ngầm ủng hộ hoạt động của triều đình ở phía nam, ví dụ này rất có lực thuyết
phục và lực ảnh hưởng.
Khang Hiền và mấy ông bạn già làm gương
tốt, “hữu giáo vô loại” (1), kết quả cô tiểu quận chúa thông minh hiếu
học, hiểu chuyện tương đối sớm bị nhiễm rất nặng tư tưởng này, từ nhỏ đã lập nhiều chí hướng, nhân đó đốc thúc em trai mình. Mặc dù nói hoàng
gia quản đám hoàng thân quốc thích tương đối nghiêm, nhưng trong lòng
nàng vẫn mang tư tưởng báo quốc, giống như hoàng cô nãi nãi và phò mã
gia gia vậy, chỉ cần có nguyện vọng là kiểu gì bản thân cũng có cách vì
nước giúp sức. Chị gái thì có trái tim kiên cường như vậy, còn em trai
là Tiểu Quân Võ thì ngược lại, khá an nhàn thụ hưởng.
(1): Hữu
giáo vô loại xuất phát từ Luận ngữ, nghĩa là ai cũng có quyền được giáo
dục, không phân biệt giàu nghèo, ngu dốt, thiện ác.
Hai chị em
sống trong loại tư tưởng này nên phụ vương họ mới buông tay đẩy sang cho Khang Hiền quản giáo. Chu Bội có trái tim đầy nhiệt huyết nhưng em trai lại ngược lại, luôn tuân theo nguyên tắc “Thượng thiện nhược thủy” (2), không có gì tiến bộ. Thành tích đọc sách coi như tàm tạm, đôi khi vẫn
còn mơ hồ không hiểu, nếu mà thấy chị gái nói vì nước quên mình, tiểu tử kia nhất định sẽ trợn mắt, vô cùng kinh ngạc.
(2): Thượng thiện
nhược thủy, một câu đa nghĩa, phần này mình nghĩ sẽ ở trong Đạo Đức
kinh, chương thứ 8. Người lương thiện sẽ như nước sông, nước sông có thể tưới nhuần mọi vật, không tranh chấp, gần với “Đạo”. Người lương thiện
lòng dạ sẽ dễ bảo trì trầm tĩnh, giỏi về chân thành, yêu ghét rõ ràng,
vô tư vô lự, giỏi về giữ chữ tín, do đó sẽ thâm sâu khôn lường, có thể
trị quốc, có thể xử sự, khi hành động là nắm chắc thời cơ. Người lương
thiện vì không tranh giành dang tiếng, quyền lợi nên không có mất mát,
hối tiếc, cũng không có oán cừu.
Mà chuyện cũng rất rõ, quốc gia
sẽ không để họ hi sinh thân mình, phụ vương họ cả ngày chỉ biết trông
chó đá gà, triều đình lại đặt ra bao nhiêu quy định hạn chế việc hoàng
thân quốc thích tham chính, bọn họ từ nhỏ đã không có cách nào làm quan
tòng quân. Tiểu Quân Võ cũng biết việc này, chỉ là trong lòng Chu Bội
mang tâm lý có quyết tâm tất thành, từ nhỏ nàng lại là người quản lý cậu em trai, tuy không biết tình hình thế sự lúc này thế nào, thời cuộc
thiên hạ ra sao, nhưng luôn cảm thấy đấy là chuyện mình phải làm, tối
thiểu cũng phải đốc thúc em trai mình lập chí lớn, dù sao nó cũng là một nam tử. Mấy năm gần đây không thấy cậu em có thành tích gì, Chu Bội rất sốt ruột, nhưng dù sao em trai mình cũng chỉ mới 11 tuổi, thời gian còn dài cho nên cứ tạm thời để vậy đã. Thế nhưng thời gian này không vội
không được nữa rồi.
Việc thành thân là việc mà con gái có trốn
cũng không thoát được, khi phụ thân nói chuyện, nàng chẳng những tim đập chân run, trong lòng thấp thỏm bất an, mà còn phát hiện, một khi thành
thân thì nàng chỉ có thể làm một người đàn bà thực sự, quản lý gia đình, giúp chồng dạy con, có hoài bão lớn cũng không được phép. Những chuyện
kiểu như hoàng cô nãi nãi và phò mã gia gia rất ít, phò mã của nàng sẽ
như thế nào còn khó nói, mà phò mã cũng chỉ là ở rể, một khi có người
làm phò mã, kiểu gì thiên hạ cũng nói “oai qua liệt tảo” (3).
(3) Oai Qua Liệt Tảo: Thành ngữ, chỉ bề ngoài xấu xí nhưng bên trong lại ngon ngọt lạ thường. Ở đây muốn ám chỉ ở rể ăn bám.
Nói chung, trước đây nàng cứ suy nghĩ xem thành thân thế nào, giờ đây nó đã kéo đến, phải đối mặt.
Em trai nàng hình như cũng có hứng thú, nhưng đáng tiếc không phải những
thứ có liên quan tới sự dạy dỗ và mối quan hệ trước đây, mà tất cả tới
từ tên Ninh Nghị "mọi rợ" . Hiện giờ Ninh Nghị là sư phụ của nàng, gọi
hắn là mọi rợ đúng là có chút bất kính, nhưng do dùng mãi thành quen,
giờ chỉ còn cách cứ dùng vậy.
Sư phụ nàng được gọi là Giang Ninh
đệ nhất tài tử, danh này không phải do mua mà có, tài học cũng không thể chê được, là nhân tài trong khi mới 20 tuổi. Nhưng có một điểm mà ông
thầy này không đứng đắn, đó là giảng bài rất linh tinh, thái độ thì nhởn nhơ, đi dậy mà chẳng có phong thái của sư trưởng, vừa giảng bài vừa kể
chuyện, khiến cho học trò bật cười, chẳng khác nào kể chuyện nơi quán
trà, đường phố. Người này chẳng nghiêm túc giống phò mã gia gia chút
nào, không hiểu sao hai người họ lại thành bạn bè mới lạ.
Thực ra nàng rất bội phục tài học của mọi rợ, mỗi khi nói đều khiến người khác
Trường Giang nước vẫn chảy mau mé ngoài.
Người dịch: Trần Trọng San
Mơ đi chơi núi Thiên Mụ, làm thơ để lại lúc từ biệt
Lời khách biển Doanh Châu nức tiếng
Giữa bao la sóng quyện chập trùng
Việt rằng Thiên Mụ lẫy lừng
Mây chiều mờ ảo cũng thường thấy nhau
Trông Thiên Mụ ngang trời vượt thác
Bỏ Xích Thành, Ngũ Nhạc lung lay
Thiên Thai vạn trượng vút mây
Cũng đành thấp thoảng hướng ngoài đông nam
Ta vì thế mơ về Ngô Việt
Một đêm bay nương nguyệt Kính Hồ
Đêm khuya soi bóng trăng mơ
Diễm Khê say cõi trời thơ hữu tình
Nhà họ Tạ còn lưu dấu cũ
Nước biếc rờn vượn hú thảm thương
Chân mang giày cỏ Tạ công
Mình ta bạt gió mấy tầng mây xanh
Lưng chừng núi sáng ngời mây nước
Tiếng gà trời gáy vượt không trung
Muôn khe vạn nẻo khó lường
Say sưa tựa vách thưởng ngàn hoa xinh
Rồi chẳng biết trời chiều sập tối
Dã thú gầm vang dội suối khe
Mây đen giăng phủ bốn bề
Hình như mưa sắp lê thê trần phù
Nước mù mịt tựa rồng phun khói
Sấm liên hồi nghe nhói tâm cang
Núi tan đất lở kinh hoàng
Đầu non cửa động mở toang giữa trời
Xanh xanh thẳm mờ không thấy đáy
Nhật nguyệt cung lấp láy bạc vàng
Cầu treo áo gió ngựa đường
Thần mây hạ giới, ngọc hoàng xuống chơi
Xe loan phụng, cọp đàn réo rắt
Bầy tiên ma, vũ nhạc, thiên binh
Chợt hồn phách động thất kinh
Giựt mình thức giấc tự tình thở than
Giờ chỉ thấy chăn đơn gối chiếc
Ráng mây chiều sớm biếc rồi phai
Cuộc vui như gió mây trôi
Việc đời theo nước chảy hoài về đông
Từ giả bạn bao giờ trở lại?
Hãy thả hươu trắng tại núi xanh
Vui thì cưỡi ngựa thăm non
Há chi cúi lạy đám quan cường quyền
-Khiến lòng ta không sao vui đặng!