Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 370 : Cổ đô (1)

Ngày đăng: 14:58 30/04/20


- Lúc trước Lưu Tây Qua đánh các ngươi là ba đấu một đấy … Trần Phàm lợi hại hơn cơ à?



- Phật Soái vẫn che chở cho y, không muốn y nổi danh quá sớm. Chúng ta đều biết võ nghệ của Trần Phàm, chỉ có điều ở trên chiến trường, y vẫn luôn dùng sức lực một mình. Nếu nói đơn đả độc đấu, bối phận của y không cao, lúc còn ở chỗ Phương Lạp, bề trên sẽ không so chiêu với y cho nên chỉ có Lưu Tây Qua mới so chiêu với y thôi. Chúng ta cũng không coi là quen thuộc với y, cũng rất ít luận bàn … Lúc ấy cũng biết cho dù có cùng đánh thì cũng không chắc hơn được y. Trong mấy huynh đệ chúng ta, Tân Hàn có thiên phú nhất nhưng so sánh với hai biến thái Trần Phàm và Lưu Tây Qua thì vẫn là không đủ … Về mối thù giết cha thì ba huynh đệ đều oán hận Phương Lạp và Lưu Tây Qua, bởi vậy lúc này nhắc đến tên Phương Lạp đều không hề có gì tôn kính.



Tề Tân Dũng lắc đầu nói:



- Lúc trước ở trong quân, kỳ thật võ nghệ của Phương Lạp lợi hại nhất. Phật Soái cũng không kém gã là mấy. Kế tiếp mới là đám người Đặng Nguyên Giác, Thạch Bảo, Ti Hành Phương, gia phụ. Theo chúng ta thấy, Trần Phàm và Lưu Tây Qua cũng đã tới trình độ này rồi. Bao Đạo Ất thì ở tầng tiếp theo. Lư viên ngoại phỏng chừng hơi kém một chút so với Trần Phàm, nhưng nếu chống lại Bao Đạo Ất thì cũng đủ thắng …



- Nói như vậy thì hiểu rồi. Bao Đạo Ất là chết trên tay ta, cho nên Huyết Thủ Nhân Đồ hẳn là ngay tại vị trí này …



Ninh Nghị tự đắc viết một cái tên xuống.



Văn Nhân Bất Nhị nhìn xem, ngạc nhiên hỏi:


Vũ triều, thành Biện Lương phủ Khai Phong vẫn là cổ đô của lục triều (1). Đây là thành thị mà Ninh Nghị không hề có ký ức. Khai Phong ngàn năm sau phải cao hơn rất nhiều so với thành trì hôm nay. Tòa thành mà theo lý luận là rất nhiều năm sau sản xuất bị vùi lấp dưới lòng đất lúc này có vẻ vừa cổ xưa lại vừa trẻ trung. Dưới màn mưa mùa hạ màu xanh sậm, những kiến trúc vừa cổ xưa và mới mẻ độc đáo của tòa thành được xây dựng đan xen vào nhau, giống như những thành thị đang phát triển với tốc độ cao, mang theo nó sự vội vàng, sự mâu thuẫn giữa ký ức mới và cũ, mang theo hơi thở có thể khiến người ta vừa hoài niệm vừa chán ghét. Trong dòng chảy thời gian, nơi đây còn để lại dấu vết của nhiều triều đại.



1. Lục triều: (tiếng Trung: 六朝; bính âm: Liù Cháo; 220 hoặc 222 - 589) là một danh từ dùng để chỉ sáu triều đại trong các thời kỳ Tam Quốc (220280), Lưỡng Tấn (265420), và Nam -Bắc triều (420589) trong lịch sử Trung Quốc.



Giai đoạn này bắt đầu ngay sau sự sụp đổ của nhà Hán vào năm 220, và là một giai đoạn chia rẽ, bất ổn định và xung đột. Lục triều chấm dứt khi Tùy Văn Đế tái thống nhất miền Nam và miền Bắc Trung Quốc.



Thuật ngữ thường được dùng để chỉ hai nhóm triều đại trong thời kỳ này: Sáu triều đại đặt kinh đô tại Kiến Khang (nay là Nam Kinh) gần Trường Giang.



Hứa Tung (许嵩) thời Đường đã viết một cuốn sách tên là "Kiến Khang thực lục" (建康实录), là nguồn gốc của tên gọi này.



Đông Ngô (222280) Đông Tấn (317-420) Lưu Tống (420479) Nam Tề (479502) Lương (502557) Trần (557589) Sáu triều đại có quan hệ kế thừa. Trong Tư trị thông giám, Tư Mã Quang đã sử dụng niên hiệu của các triều đại này trong biên niên kí sự chính thống, hậu nhân gọi giai đoạn này là Lục triều, hoặc Ngụy -Tấn -Nam -Bắc triều.



Tào Ngụy (220265) Tấn (265420) Lưu Tống (420479) Nam Tề (479502) Lương (502557) Trần (557589) Nguồn: wikipedia