Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 2 : Suốt đêm rồng cá rộn (6)

Ngày đăng: 14:54 30/04/20


Cô gái đi ra ngoài phòng rót nước, trái ngược với vẻ đèn đuốc sáng rực phía trước làm nổi lên vẻ phồn hoa đêm Nguyên Tiêu, một tiểu viện đèn tắt tối thui nằm phía sau Kim Phong lâu. Bài trí của tiểu viện cũng có thể coi là tinh xảo, nói chung nếu không phải là thuộc diện nổi danh đầu bảng của Kim Phong lâu thì không được ở trong tiểu viện như thế này. Chuyện vào ngày lễ Nguyên Tiêu nhộn nhịp như hôm nay mà tiểu viện này không thắp đèn đúng là hiếm thấy.



Thật ra thì phần lớn đèn đuốc trong tiểu viện này vừa mới được thổi tắt đi không lâu. Đã gần đến giờ Tý, người muốn tới đây thăm bệnh cũng không nhiều. Nhiếp Vân Trúc nhìn một chút rồi chuyển thân trở lại gian phòng. Chủ nhân của tiểu viện, Nguyên Cẩm Nhi đang nằm trên giường nhìn ngọn đèn dầu đến xuất thần, tiếp đó nàng bật cười thành tiếng. Nhiếp Vân Trúc cũng cười cười, khuôn mặt giãn ra ngồi trở lại đầu giường.



Theo lý mà nói, Nhiếp Vân Trúc không nên đến đây tối nay, mặc dù cứ cách vài ngày nàng lại tới dạy đàn một lần, nhưng nàng đã rời khỏi Kim Phong lâu nên ngày lễ và đặc biệt là ban đêm đều không tiện đến nơi này. Nhưng lần này là ngoại lệ. Đêm nay nàng và Hồ Đào cùng nhau xem đèn lồng trên phố, sau đó gặp được một cô gái ở Kim Phong lâu học đàn cùng nàng, cô ta ra ngoài là để hốt thuốc cảm mạo phong hàn cho Nguyên Cẩm Nhi. Nhiếp Vân Trúc nghe xong mới bảo Hồ Đào đến thăm một chuyến, biết được Nguyên Cẩm Nhi muốn gặp nàng, nhìn thời gian thấy không còn sớm, lúc này hai nàng mới từ cửa sau Kim Phong lâu tiến vào.



Nguyên Cẩm Nhi hiện giờ đang là chiêu bài vàng của Kim Phong lâu, tuy nhiễm bệnh nhưng những ngày này muốn đóng cửa tạ khách cũng rất khó. Lúc trước cũng đã có mấy người tới thăm, xác nhận xong Nguyên Cẩm Nhi đúng là có bệnh mới rời khỏi sau vài câu trò chuyện. Hôm nay Tào Quan - người được ca tụng là Giang Ninh đệ nhất tài tử cũng tới thăm hai lần, y hiện giờ đang ở bên ngoài cùng một đám tài tử uống rượu phú thơ. Nhiếp Vân Trúc tiến vào là lúc y gửi nha hoàn Khấu nhi của Nguyên Cẩm Nhi đưa vào trong một bài thơ vịnh mỹ nhân đang bệnh. Nguyên Cẩm Nhi cũng chỉ cười cười mà nhận, rồi kêu Khấu nhi ra ngoài đáp tạ.



- Nói thật nhé, Tào Quan này cũng đúng là tài hoa xuất sắc... Muội muội tính sao đây?



Ra dấu hai tỷ muội muốn nói chuyện riêng tư, Nguyên Cẩm Nhi bảo Hồ Đào đi ra ngoài rồi mới đưa bài thơ cho Nhiếp Vân Trúc xem, Nhiếp Vân Trúc đọc một lượt rồi để xuống. Nguyên Cẩm Nhi hay Nhiếp Vân Trúc, cả hai đều đã gặp qua nhiều tài tử, loại thơ thuận tay viết ra này tuy có thể thấy được sự tài tình, hay tạo cảm giác kinh diễm, nhưng cũng có chút khó là phải quan tâm bệnh tình của Nguyên Cẩm Nhi, Nguyên Cẩm Nhi cười lắc đầu.



- Kỳ thật là bệnh nhẹ thôi, uống một hai thang thuốc chắc sẽ khỏe, chỉ là trúng phong hàn vào đúng kỳ nên toàn thân bủn rủn không còn chút sức lực, muốn cất giọng hát thì còn khó hơn nữa. Cũng may hôm nay ma ma nhận lời vì muội mà chặn bớt khách, sợ là bên kia ma ma phải sứt đầu mẻ trán.



- Tâm ma ma vẫn tốt như xưa.



Nhiếp Vân Trúc gật gật đầu, Kim Phong lâu nơi này có kỷ luật, có nhân từ, lương tâm ít nhiều cũng có, nếu như ở nơi khác, sợ là năm xưa nàng cũng không chuộc thân nổi. Sau đó nàng nở nụ cười, nói lảng sang chuyện khác:



- Chuyện muội muội cùng Tào Quan thế nào?



Nguyên Cẩm Nhi gần đây cùng Tào Quan qua lại khá thân, nàng nhiều ít cũng biết.



- Có thể thế nào chứ, chỉ được tiếng là tài tử với giai nhân mà thôi. Chẳng phải tỷ tỷ cũng đã nói sao, dẫu sao y cũng có tài học. Đối với Nguyên Cẩm Nhi mà nói, Tào Quan, Lý Tần thì có gì khác biệt? Đối với Tào Quan mà nói, là Nguyên Cẩm Nhi hay Lục Thái Thái, đại khái cũng chả có gì khác nhau.



Tuổi của Nguyên Cẩm Nhi nhỏ hơn Nhiếp Vân Trúc, ngày thường cũng tràn trề sức sống, mọi người mến mộ nàng chủ yếu bởi nàng cởi mở và hoạt bát, nhưng hôm nay nàng lại lộ ra vẻ lười biếng chán nản. Nhiếp Vân Trúc lấy khăn lông lau mặt cho nàng:



- Đừng nói như vậy, y đã chọn muội mà không phải là Lục Thái Thái vậy hẳn là tình cảm nghiêng về phía muội nhiều hơn rồi.



- Muội đã nói rồi, muội muốn tìm một nhà có gia thế, có thể nuôi Cẩm Nhi như nuôi heo. Hi, hi …, Tào Quan không có tiền, cho nên không thích lắm.



- Nếu thật nuôi muội thành heo, sợ là lập tức bị đuổi ra khỏi cửa.



Nhiếp Vân Trúc vỗ vỗ mặt nàng.



- Tào Quan tài hoa như vậy thì chuyện sau này đỗ cao trung chắc là không có vấn đề, đến lúc đó không phải có thể nuôi Cẩm Nhi muội như nuôi heo sao?



- Tài tử trong thiên hạ nhiều lắm, cái gì Giang Ninh đệ nhất tài tử ấy chỉ là lời đồn, đỗ cao trung chả lẽ lại dễ đến như vậy sao? Huống chi trong nhà nếu không chuẩn bị tiền, nếu chỉ đậu tiến sĩ, muốn được bổ nhiệm vào vị trí khuyết thiếu nào đó cũng phải đợi, rồi đợi, đợi chẳng biết đến khi nào ....



Nguyên Cẩm Nhi nằm yên nói chuyện, rồi hơi hé miệng suy nghĩ:



- Vân Trúc tỷ, tỷ nói xem, nếu Cẩm Nhi cũng chuộc thân rồi cùng tỷ đi bán trứng bắc thảo thì thế nào?



Nhiếp Vân Trúc cười rộ lên:



- Muội bị bệnh phát ngốc rồi sao?



Thỉnh thoảng nàng có ghé qua đây tán gẫu với Nguyên Cẩm Nhi vì thế Nguyên Cẩm Nhi lúc này cũng biết chuyện nàng làm cái xe bánh nướng, gần đây lại trêu ghẹo cái gì trứng bắc thảo, chỉ là hình dạng của nó thì vẫn chưa nhìn thấy.



Nguyên Cẩm Nhi suy nghĩ một lúc, cười khúc khích:


Nhất hộc trọc tửu tận dư hoan



Kim tiêu biệt mộng hàn.



Mr.Lookluck dịch thơ:



Bên đình cái, ven lối mòn



Ngát cỏ biếc chân mây



Liễu buồn hát theo cơn gió chiều



Nắng lụi núi chập trùng



Trời mênh mông,



Đất một góc,



Tri kỷ sắp chia ly



Vui cạn nốt tới ly cuối cùng



Giấc buồn đêm mình ta.



(2) Nguyên văn: "thôi xao" - thường được dùng với nghĩa cân nhắc dụng từ cho thơ ca. Xem giai thoại để biết thêm chi tiết:



http://vi.wikipedia.org/wiki/Gi%E1%B...4%90%E1%BA%A3o



(3) Nguyễn lang quy: Theo "U Minh lục", vào năm Vĩnh Bình thứ 5 đời Hán Minh Đế, có hai chàng Lưu Thần và Nguyễn Triệu vào núi Thiên Thai, gặp hai cô gái dung mạo tuyệt trần nên ở lại nửa năm, lúc về tới nhà cháu chắt đã đến đời thứ 7. Tên điệu từ lấy ý nghĩa từ đó. Bắt đầu thấy sáng tác từ từ Lý Hậu chủ Lý Dực của Nam Đường.



Toàn bài gồm 2 đoạn, 9 câu 47 chữ. Tất cả các câu của đoạn đầu đều vần với nhau, câu 2, 3, 4, 5 của đoạn sau vần với nhau và dùng thanh bằng (những chỗ bôi đậm là chỗ gieo vần). Cụ thể như sau:



bằng bằng bằng trắc trắc bằng bằng,



bằng bằng bằng trắc bằng.



trắc bằng bằng trắc trắc bằng bằng,



bằng bằng trắc trắc bằng. 



bằng trắc trắc,



trắc bằng bằng,



bằng bằng trắc trắc bằng.



bằng bằng bằng trắc trắc bằng bằng,



bằng bằng trắc trắc bằng.