Ở Rể (Chuế Tế)

Chương 668 : Thiết kỵ tung hoành, giáo dài bay múa (4)

Ngày đăng: 15:02 30/04/20


Dịch giả: luongsonbac1102



Gió lạnh cuối thu càng thêm lạnh lẽo vào ban đêm. Trong bóng tối, núi non mờ mờ ảo ảo. Xung quanh vang lên tiếng bịch bịch, là tiếng bước chân. Theo đó là tiếng rên rỉ đau đớn. Rồi có mùi máu tanh tản ra, có người ngã xuống.



- Đứng lên đi, đứng lên đi



Thanh âm cũng vô lực. Trong bóng đêm, có người kéo người kia, lại có người tới giúp đỡ. Nhưng sau một phút ngắn ngủi, nó biến thành tiếng khóc. Tiếng khóc kia là tiếng khóc của nam tử, cho nên không hề dài. Nam nhi không dễ rơi nước mắt, hơn nữa đối với người tham gia quân ngũ, thì càng như vậy. Nhưng chính vì thế, mà tiếng khóc ngắn ngủi lại đầy thảm thiết và buồn bã.



Trong ngọn núi tối đen, có không ít người đi lại. Tất cả mọi người đều đi về phía trước, hoặc cô đơn chiếc bóng, hoặc là dìu dắt nhau.



Đi được không lâu thì có một con sông nhỏ chặn đường. Có người lội nước mà qua, cũng có người dừng lại. Nơi này cách huyện Kỳ không còn xa. Ninh Nghị vung tay lên:



- Mọi người nghỉ ngơi một lúc. Có rất nhiều người trong đội ngũ rõ ràng bị thương nặng khó chống nổi rồi.



Ninh Nghị cũng bị thương đầy mình, bả vai cánh tay đều quấn vải. Đám người Trúc Ký có người bị thương nặng, có người bị thương nhẹ. Vũ Văn Phi Độ được người ta dìu lấy, thân mình lung la lung lay, mới vừa rồi gần như ngã xuống đất. Trên đùi cậu có vết thương, dưới xương sườn cũng có vết thương. Lúc chạy trốn bởi vì bị ngã, nên khuôn mặt cũng bị xây xát. Đó chỉ là vết thương nhỏ, nhưng do thân thể mệt mỏi và mất quá nhiều máu, hơn nữa không ngừng chạy trốn, có thể chống đỡ được tới bây giờ, đều là nhờ các sư phụ của Trúc Ký rèn luyện cho cậu một nền tảng cơ thể rất tốt.



So với Vũ Văn Phi Độ, các cao thủ trong Trúc Ký rất biết kích phát tiềm năng cơ thể, cũng chịu đựng được thương tổn hơn. Một đường buôn ba, có vài người bị ngã xuống, rồi yên lặng qua đời do vết thương quá nặng. Mà xe ngựa phải tổn thất mất trăm người mới mang được tới chiến trường, cũng không còn lại chiếc xe nào.



Chiến bại như vậy, giết chóc như vậy, chạy trốn được chỉ còn lại thành viên Trúc Ký, tàn quân dưới trướng của Nhạc Phi cùng những binh lính chạy tán loạn. Lúc này có người lội sông mà qua, cũng có người nhìn thấy đội của Ninh Nghị dừng lại. Bọn họ theo bản năng dừng lại theo. Có lẽ những người này đã thấy được sự anh dũng của Trúc Ký sau khi đại chiến, mọi người chạy trốn khắp đồi núi. Còn có thể duy trì chạy tới nơi này, cũng không còn nhiều rồi.



Có một số việc rất khó suy nghĩ. Lúc ở huyện Kỳ thời gian dài như vậy, đã điều chỉnh lại du mộc pháo, cứ tưởng rằng nó sẽ phát huy được một ít tác dụng, nhưng lại phải đốt bỏ trên đường đi. Ngay cả đám người Trúc Ký cũng bị tổn thất gần nửa. Còn dư lại đều đã bị thương và kiệt sức. Cũng chẳng biết những người chạy theo mình thuộc binh đoàn nào, nên rất khó quy nạp. Nếu suy nghĩ rộng ra, thì mười vạn, hai mươi vạn quân đều tan tành. Bên mình còn giữ được như thế này là tốt lắm rồi.



Bình thường, ít nhất ở lúc Ninh Nghị còn chưa nản lòng thoái chí, hắn là người đưa ra quyết định. Nhưng cũng chính vì vậy, hắn hiểu được rằng, nếu tất cả mọi người trở thành người quyết định, vậy thì chẳng có việc nào thành công được. Hắn mang theo chỉ có ba tới năm trăm người tới hỗ trợ. Nếu điều động tất cả thuộc hạ lại, trong phạm vi chiến trường Biện Lương, thì có thể có ngàn người. Mặc dù thất vọng với tố chất của quân đội Vũ triều, cũng không thích kiểu thay đổi quyết sách xoành xoạch như trò đùa của triều đình. Nhưng đã đứng ở vị trí này, hắn sẽ làm hết sức mình, từng bước một đẩy mạnh kế hoạch vườn không nhà trống. Cho tới đêm điều binh, nói phải phối hợp với tây quân Diêu Bình Trọng tập kích doanh trại địch, phát động bao vây tiêu diệt, hắn cũng đi theo. Cho dù tố chất của quân đội Vũ triều có kém hơn nữa, thì lần này cũng vẫn phải đánh.



Nhưng thảm bại như vậy, lại biết chuyện xảy ra ở trong kinh thành, trong lòng không phẫn nộ mới là lạ.



Ngồi nghỉ trên bãi cỏ ở gần sống một lúc, hắn mới đứng dậy xem xét những người bị thương. Trúc Ký có rất nhiều người trong võ lâm, ngay cả ở trên chiến trường, bọn họ vẫn mang theo thuốc trị thương bên người. Mà phần lớn trong bọn họ đều có kinh nghiệm chữa thương. Rất nhiều người bị người Nữ Chân đuổi giết trên đường là bị thương nặng và mệt mỏi mới chết. Lúc này có thể được thở một hơi, nhiều người trọng thương, nhưng chưa chết, coi như là bảo vệ được một cái mạng.



Tuy nhiên cũng có ngoại lệ. Lúc đi xem xét, Ninh Nghị có nghe thấy võ sư tên là Lâm Niệm đang hạ giọng nói kinh nghiệm giết địch với các đệ tử. Trong số người luyện võ của Trúc Ký có một số người xuất chúng, như Chúc Bưu, huynh đệ Tề gia, có một số đầu mục từng ở Lương Sơn, như đại hán mặt sẹo Nhiếp Sơn từng đi theo Ninh Nghị qua Lữ Lương. Cũng có người lục lâm từ bên ngoài đầu nhập, như Điền Đông Hán, như hòa thượng sử dụng côn đồng Hậu Liệt Đường; cũng có Ngũ Phượng Đạo Lâm Niệm.



Trong những người lục lâm võ giả này, thì Điền Đông Hán ngay thẳng kiên định, đến cả Chu Đồng cũng rất thưởng thức y. Trận pháp lúc trước là thông qua Điền Đông Hán giao cho Ninh Nghị. Hầu Liệt Đường có tính cách dữ dằn, ham võ thành si, nhưng lại tương đối ít nói, không hợp là sẽ dùng gậy gộc để nói chuyện. Lâm Niệm tuổi gần bốn mươi, dáng người gầy, có vài phần khí chất nho sinh, tính cách hiền hòa, rất được mọi người kính trọng và ngưỡng mộ. Trong trận chiến vừa rồi, y múa đao xông vào kẻ địch, cứu được đồng bạn ra khỏi nguy hiểm. Hành động rất nhanh nhẹn, không bị thương quá nhiều, đủ thấy trình độ võ học cao thâm của y.
Lý Cương quỳ xuống mặt đất, liều mạng dập đầu. Trên thực tế ở Vũ triều, địa vị của văn nhân khá cao, tuy cũng phải quỳ lạy làm lễ, nhưng với thân phận của Lý Cương, không cần phải làm vậy. Nhưng cũng chính vì thế, một lão già cuốn băng vải ở đầu như ông ta không ngừng dập đầu, khiến cho Chu Triết trong lúc nhất thời không biết làm gì. Thực ra Lý Cương đâu tin Chu Triết chỉ đuổi theo Hoàng hậu, một khi ra khỏi cửa thành, phòng chừng cũng bị Hoàng Hậu cùng đám đại thần kéo đi.



Đang lúc giằng co, thì có người tới bẩm báo:



- Lễ Bộ Nghiệm Minh Chiêu cầu kiến



Đây cũng là một vị quan viên thanh lưu nổi tiếng. Vừa trông thấy Chu Triết, ông ta liền lớn tiếng nói:



- Quốc gia đang đối mặt với chiến tranh, bệ hạ chớ bỏ thành mà chạy trốn về hướng nam...



Chu Triết nghe thấy vậy liền đỏ bừng mặt, mắng to một tiếng rồi sai người kéo ông ta đi. Y cũng thừa dịp này sai người đỡ Lý Cương đứng dậy, nói:



- Trẫm sẽ xử lý việc này trước rồi phân trần với khanh sau. Khanh cứ đợi đi!



Y quay lại định ra lệnh cho đoàn xe tiếp tục lăn bánh, nhưng lại có thanh âm ồn ào truyền tới:



- Hộ Bộ Thị Lang Đường Khác cầu kiến, Công Bộ Vu Phụng Trung, Hà Kế Đình cầu kiến...



Những vị quan to trong kinh thành lần lượt chạy tới ngăn cản.



Chu Triết giận dữ, từ trong xe ném một vật ra ngoài, quát lên:



- Bọn họ muốn làm gì? Không gặp! Bọn họ muốn làm gì thì làm.



Đúng vào lúc này, thái giám tâm phúc đi theo bên cạnh khẽ gõ cửa sổ xe, thấp giọng bẩm báo:



- Khởi bẩm Thánh Thượng, Thái Thái sư nhờ nô tài chuyển lời, tối nay cấm đi lại ban đêm, không được nhiễu loạn dân chúng nữa..



Gã nhấn mạnh câu cấm đi lại ban đêm, Chu Triết nghe xong, hai mắt liền sáng ngời...