Phồn Hoa Ánh Tình Không
Chương 15 : Chân hung vị minh (ngũ)
Ngày đăng: 17:31 19/04/20
Phiền Tế Cảnh nói được thì làm được, ngày thứ hai liền đi tìm Quan Tỉnh bọn họ hỏi thăm tình tiết vụ án.
Khi Hoa Hoài Tú ăn xong điểm tâm chạy tới, Chu Liêu Đại đang đối diện Phiền Tế Cảnh trừng to mắt nhìn hắn, dáng dấp có vẻ đang vô cùng giận dữ.
Quan Tỉnh và Thi Kế Trung trầm mặc ngồi một bên.
Thượng Quan Đinh Ninh lo lắng đứng phía sau Chu Liêu Đại, muốn kéo Chu Liêu Đại lại, rồi lại sợ hãi rụt rè cố kỵ điều gì đó mà lại thôi.
Phiền Tế Cảnh nghiêm túc nói: “Còn thỉnh nhị sư huynh nói rõ bản thân lúc đó ở nơi nào, để tiêu trừ hiềm nghi.”
Chu Liêu Đại cười lạnh nói: “Ý của ngươi là nếu ta không nói bản thân lúc đó ở nơi nào, ngươi sẽ đổ ta tội giết sư phụ?”
“Ta cũng không có ý này.” Phiền Tế Cảnh dừng một chút, ngay khi Chu Liêu Đại cho rằng hắn muốn bỏ qua, lại nói: “Còn thỉnh nhị sư huynh nói rõ bản thân lúc đó ở nơi nào.”
Chu Liêu Đại tức giận tới mức sắc mặt trắng bệch, “Giết người luôn luôn có nguyên do, ta vì sao phải giết sư phụ?”
“Đúng vậy. Vì sao?” Hoa Hoài Tú thong thả đi tới, đứng tại trước mặt hắn, nghiêm túc nhìn hắn nói, “Rốt cục là vì sao?”
“Ta không có giết sư phụ.” Chu Liêu Đại gằn từng chữ một nói.
Hoa Hoài Tú nói: “Hung thủ nhất định cũng sẽ nói như vậy.”
Chu Liêu Đại mặt đỏ lừ, trừng to mắt, gằn từng chữ một nói, “Ngươi có ý gì?”
Hoa Hoài Tú không chút sợ hãi nói: “Tựu sự luận sự (tùy việc mà xét).”
Quan Tỉnh rốt cục cũng đứng ra nói: “Nhị sư đệ, sư phụ đã qua đời rồi, ngươi có nan ngôn chi ẩn (việc khó nói) gì cứ nói hết ra, đừng ngại.”
Chu Liêu Đại trán nổi gân xanh, bỏ lại một câu “Các ngươi tin hay không thì tùy!” liền chạy về phòng.
Thượng Quan Đinh Ninh nhìn bóng lưng hắn rời đi, rồi lại quay đầu lại nhìn mọi người, có chút do dự.
Quan Tỉnh nói: “Sư muội, ngươi đi xem hắn đi.”
Thượng Quan Đinh Ninh như trút được gánh nặng, nhanh chóng đuổi theo.
Hoa Hoài Tú có chút suy tư nói: “Chẳng lẽ...”
Quan Tỉnh gật đầu nói: “Đúng vậy.”
...
Phiền Tế Cảnh mờ mịt nhìn bọn họ, “Chẳng lẽ cái gì?”
Thi Kế Trung vươn tay trái nói: “Nhị sư huynh.” Lại duỗi tay phải ra, “Tứ sư tỷ.” Sau đó vỗ tay một cái.
Phiền Tế Cảnh bừng tỉnh nói: “Nhất phách tức hợp (ăn nhịp với nhau)?”
Thi Kế Trung vươn ngón tay cái ra. (thumbs up =)))
“Bất quá...” Phiền Tế Cảnh nhíu mày nói, “Nhất phách tức hợp cái gì?”
“...” Ngón cái của Thi Kế Trung gập lại.
Hoa Hoài Tú bất đắc dĩ nói: “Một nam một nữ, nhất phách tức hợp, hai hợp làm một...”
“Khái khái.” Quan Tỉnh ho khan.
Phiền Tế Cảnh rốt cục cũng hiểu ra, trên mặt tràn đầy kinh ngạc.
Quan Tỉnh nói: “Nếu như ta đoán không sai, nhị sư đệ lúc đó hẳn là cùng một chỗ với tứ sư muội.”
Phiền Tế Cảnh bình tĩnh nói: “Vậy tại sao nhị sư huynh không nói ra?”
Thi Kế Trung nói: “Sư phụ trước nay vẫn luôn phản đối quan hệ của nhị sư huynh và tứ sư tỷ.”
Hoa Hoài Tú kinh ngạc nói: “Lưỡng tình tương duyệt, nhân chi thường tình [1]. Huống chi hỉ sự của bọn họ là sư xuất đồng môn [2], là cẩm thượng thiêm hoa [3], vì sao Bộ chưởng môn lại phản đổi?”
Thi Kế Trung nhìn về phía Quan Tỉnh, nhất thời không dám nói gì.
Quan Tỉnh hơi nhíu mày.
Hoa Hoài Tú nhìn Phiền Tế Cảnh nói: “Ngươi có biết?”
Phiền Tế Cảnh lắc đầu nói: “Không biết. Từ nhỏ đến lớn ta rất ít khi luyện công cùng các sư huynh muội.”
Hoa Hoài Tú nhíu mày nói: “Vì sao?”
Giới trí thức sĩ phu ta, cũng như Trung Quốc, xưa kia cứ mở miệng là chữ thánh hiền vọt ra, đầy “chi, hồ, giả, dã…”. Ý là nói chữ, dân học thức, nôm na là “xổ nho”.
Cũng từ đó người ta dùng “chi hồ giả dã” để chỉ những người học cao hiểu rộng, bụng mang một bồ sách, mở mồm ra là dùng cách nói chữ, khiến những người chung quanh không hiểu nổi.
“Bác Khổng Ất Kỷ là người độc nhất mặc áo dài mà lại đứng trước quày uống rượu. Bác ta người to cao, mặt tai tái, giữa những nếp răn thường có vài vết sẹo, lại có một bộ râu hoa râm lổm xổm, rối như mớ bòng bong. Áo tuy là áo dài nhưng vừa bẩn vừa rách, hình như hơn mươi năm nay chưa hề vá mà cũng chưa hề giặt. Bác ta nói chuyện với ai, mở miệng là “chi hồ giả dã”làm cho người ta chẳng hiểu gì hết.”
(Trích truyện ngắn Khổng Ất Kỷ của Lỗ Tấn)
Sau đây là một vài ví dụ, có đề cập đến những hư từ trên:
Trích từ Luận Ngữ – Chương Tử Hãn có đoạn: “Thái tể vấn Tử Cống, viết: ‘Phu tử thánh giả dử Hà kỳ đa năng dã.’ Tử văn chi, viết: ‘Thái tể chi ngã hồ? Ngô thiếu dã tiện, cố đa năng bỉ sư… Quân tử đa hồi tai? Bất đa dã.’” Dịch văn: “Quan Thái Tể (một chức quan lớn) hỏi Tử Cống (một môn đệ của Khổng Tử): ‘Đức Khổng Tử có phải là thánh nhân không? Hẳn là ngài phải nhiều tài năng!’ Tử Cống trả lời: ‘Vì trời muốn ngài là thánh nhân nên ngài đa tài đa nghệ..’ Khổng Tử nghe được, nói rằng: ‘Quan Thái Tể biết rõ ta chăng? Ta thiếu thời nghèo hèn, nên phải học nhiều tài vặt. Người quân tử có cần nhiều tài năng không? Không cần nhiều.’” (Chú ý mấy chữ “chi hồ giả dã” được viết đậm trong đoạn Hán Việt trên)
Nhân chi sơ tính bản thiện 人之初性本善 con người lúc nhỏ bản tính vốn thiện (Tam tự kinh).
Nhân giả nhân giã, nghĩa giảnghi giã 仁者人也, 義者宜也 – nhân ấy là đạo làm người, nghĩa ấy là sự làm phải vậy.
Tất cả những “chi hồ giả dã” trong các ví dụ ở trên đều gần như không có nghĩa mà chỉ dùng để cấu trúc câu theo lối văn cổ. Người ta gọi là những “từ khó hiểu” vì nó khác với lối nói thông tục của dân thường.
Trước năm 1919, ở bên Trung Quốc chưa có “văn bạch thoại”, chỉ sử dụng cổ văn “Chi, hồ, giả, dã”. Bạch Thoại Văn 白话文 (Hay Văn Bạch Thoại) là thứ văn viết được xuất hiện sau phong trào “Ngũ – Tứ” ( 4.5.1919). Sau khi phong trào Ngũ Tứ nổ ra, Trung Quốc đề xướng và lưu hành một thứ văn thông tục dễ hiểu, gần sát với ngôn ngữ cuộc sống hàng ngày – thứ văn này gọi là văn Bạch Thoại. Các tác phẩm của Lỗ Tấn và một số nhà văn khác trong thời điểm này được coi là đại diện của thứ văn Bạch Thoại.
Ngoài ra, có một tích sau:
之乎者也
Chi Hồ Giả Dã
宋朝的开国皇帝赵匡胤在当上皇帝以后,准备拓展外城。他来到朱雀门前,抬头看见门额上写着“朱雀之门”四个字,觉得别扭,就问身旁的大臣赵普:“为什么不 写‘朱雀门’三个字,偏写‘朱雀 之门’四个字?多用一个‘之’字有什么用呢?”赵普告诉他说:”这是把‘之’字作为语助词用的。”赵匡胤听后哈哈大笑,说:“之乎者也这些虚字,能助得什么事情啊!”
Sau khi Triệu Khuông Dận – vua lập ra nhà Tống – lên ngôi, chuẩn bị mở rộng vùng ngoại thành, ông đến trước Chu Tước môn, ngẩng đầu nhìn thấy 4 chữ “Chu Tước Chi Môn” trên tấm biển, cảm thấy rất khó chịu, bèn hỏi đại thần Triệu Phổ bên cạnh: “Tại sao không đề ba chữ ‘Chu Tước Môn’ thôi, viết bốn chữ ‘Chu Tước Chi Môn’ chi vậy? Dùng thêm chữ ‘Chi’ có tác dụng gì?” Triệu Phổ bẩm rằng: “Chữ ‘Chi’ này được dùng làm trợ từ.” Nghe xong, Triệu Khuông Dận cười lớn nói: “Mấy hư từ chi hồ giả dã này có thể giúp ích được gì!”
【释读】 古汉语的文言虚词,借为讽刺人说话喜欢咬文嚼字,不讲实际。
[Giải thích] hư từ trong cổ văn, dùng châm biếm những người nói chuyện thích chọn câu chữ, không nói theo tình hình thực tế.
Qua những phân tích trên, “Chi, hồ, giả, dã” dùng trong Hán văn chỉ để âm vận câu văn được êm tai, réo rắt hơn, hoặc tăng thêm ngữ khí, hoặc dùng để nối kết các thành phần của một câu. Vì thế “chi hồ giả dã” là bốn hư tự (chữ đệm không có nghĩa lý gì) thường được dùng để chỉ những chuyện trống rỗng, vô ích, những gì hư huyễn, không thực tế. Làm chuyện “chi hồ giả dã” tức là làm chuyện phù phiếm, không thiết thực.
[5] Tình đồng thủ túc 情同手足: tình cảm như anh em ruột thịt.
Câu này xuất xứ từ “Điếu Cổ Chiến Trường Văn”《吊古战场文》 của Lý Hoa 李華:
“谁无兄弟,如足如手。”
“Thùy vô huynh đệ, như túc như thủ”
Lý Hoa (715 – 766), tên thật là Hà Thúc遐叔, quê ở Tán Hoàng 赞皇 (nay thuộc Hà Bắc 河北). Lý Hoa là một nhà thơ, nhà văn lớn. Ông thuộc đời nhà Đường, vua Đường Huyền Tông. Lý Hoa năm Đường Huyền Tông Khai Nguyên (735) đậu tiến sĩ, năm Thiên Bảo (743) làm giám sát Ngự Sử.
“Điếu cổ chiến trường văn” miêu tả cảnh tượng chiến trường hoang vắng, thê lương, nói lên việc chinh chiến tàn khốc cùng tạo nghiệt cho dân chúng lâm cảnh lầm than.
Đường Huyền Tông những năm cuối, kiêu ngạo vô lối, hiếu chiến hỉ công, gạt bỏ trung thần, trọng dụng gian thần, say mê sắc đẹp của Dương Quý Phi, nghe lời xúi giục của loạn thần, khơi mào chiến tranh với các bộ tộc thiểu số, đề ra chiến tranh lập công ban thưởng, tạo thành mâu thuẫn nội bộ sâu sắc, họa chiến tranh liên miên, binh sĩ thương vong thảm trọng, dân chúng sống cảnh khói lửa binh biến triền miên. Thiên Bảo năm 749, lệnh cho tướng Thư Hàn tấn công dân tộc Thổ Phiên, quân Đường chết trận mấy vạn; năm 751, phái An Lộc Sơn dẫn 6 vạn binh mã tấn công Khiết Đan, toàn quân bị diệt, tiếng oán ngập trời xanh.
“Điếu cổ chiến trường văn” tưởng nhớ về cảnh chiến trường thê lương, vì phải tuân mệnh vua, lấy vua làm trung tâm không thể cãi mệnh mà binh sĩ phải ra chiến trận, thương vong vô số. Lời văn châm biếm, vì nghiệp lớn thống nhất thiên hạ mà đem dân chúng đầu nhập chiến tranh. Mặc dù lời lẽ văn chương biền ngẫu, nhưng văn vẻ lưu loát, tình cảm giao hòa, chủ đề minh mục, ý nghĩa thâm sâu, không hổ là cổ kim truyền tụng nổi danh.
“Điếu cổ chiến trường văn” có 5 phần, ở đây, chúng ta sẽ chỉ trích dẫn phần 5, phần có liên quan đến câu Tình đồng thủ túc.
Phần 5 nói về cốt nhục ly tán, cha chết trận, để lại vợ góa, con côi, anh em chia lìa, ai không có cha mẹ, ai không có anh em?
Nguyên văn:
苍苍蒸民,谁无父母?提携捧负,畏其不寿。谁无兄弟,如足如手?谁无夫妇,如宾如友?生也何恩?杀之何咎?其存其没,家莫闻知。人或有言,将信将疑。悁悁心目,寝寐见之。布奠倾觞,哭望天涯。天地为愁,草木凄悲。吊祭不至,精魂何依?必有凶年,人其流离。呜呼噫嘻!时耶?命耶?从古如斯。为之奈何?守在四夷。
Hán Việt:
Thương thương chưng dân, thùy vô phụ mẫu? Đề huề phủng phụ, úy kỳ bất thọ. Thùy vô huynh đệ, như túc như thủ?Thùy vô phu phụ, như tân như hữu? Sinh dã hà ân? Sát chi hà cữu? Kỳ tồn kỳ một, gia mạc văn tri. Nhân hoặc hữu ngôn, tương tín tương nghi. Quyên quyên tâm mục, tẩm mị kiến chi. Bố điện khuynh thương, khốc vọng thiên nhai. Thiên địa vi sầu, thảo mộc thê bi. Điếu tế bất chí, tinh hồn hà y? Tất hữu hung niên, nhân kỳ lưu ly. Ô hô y hi! Thì da? Mệnh da? Tòng cổ như tư. Vi chi nại hà? Thủ tại tứ di.
Dịch nghĩa:
Trời xanh sinh ra đông đảo nhân dân, ai không có phụ mẫu? Từ nhỏ ôm ôm ấp ấp, bồng bế nâng niu, chỉ lo e sợ con trẻ bọn họ (“bọn họ” là ý chỉ quân lính ra chiến trường) chết sớm không thọ! Ai không có huynh đệ tình thâm cốt nhục thân như tay chân? Ai không có thê tử tương kính như tân hết lòng yêu quý? Bọn họ sống đã được hưởng quá cái gì ân huệ? Lại tạo nên tội gì mà gặp phải nghiệt chết chóc? Sinh tử tồn vong của bọn họ, trong nhà người thân không thể nào biết được; cho dù có nghe được từ người đưa tin, cũng chỉ là hồi hộp lo sợ, bán tín bán nghi. Cả ngày ưu sầu phiền muộn, ban đêm mơ về giọng nói và dáng điệu của người thân nơi chiến trường xa. Bất đắc dĩ, không thể làm gì khác hơn là bày biện tế phẩm, dùng rượu tế điệu, ngóng trông về phương xa, nước mắt thê lương, vọng khắp thiên nhai. Thiên địa vọng trông mà u sầu theo, cỏ cây cũng vậy mà theo đau khổ bi thương. Như vậy không minh bạch việc tế lễ, không biết người thân còn sống hay đã bỏ mình, không thể vì người chết trên trời có linh thiêng mà nhận biết được, linh hồn bọn họ cũng không thể tịnh yên. Huống chi lúc chiến tranh loạn lạc, nhất định sẽ gặp phải thiên tai, nhân dân khó tránh khỏi bị trôi giạt khắp nơi. Than ôi! Đây là thời thế tạo thành, là mệnh số cho nên phải chấp nhận đi? Từ cổ chí kim đều như vậy! Thế nào có thể may mắn tránh cho chiến tranh đâu? Chỉ có tuyên dương giáo hóa, thi hành nhân nghĩa, có khả năng làm cho dân tộc tứ phương vì thiên tử mà bảo vệ toàn lãnh thổ đi!
(Trích dẫn phần Nguyên văn từ baike.baidu.com)
[6] Nhục toái phi tiên: thịt vỡ bắn tung tóe
[7] Thần lai chi bút 神来之笔: xuất phát từ cổ đại Trung Quốc, ý chỉ những vị danh họa tài ba vẽ tranh sống động, như có hồn thổi vào, đặc biệt câu này chỉ những vị vẽ tranh thủy mặc, họa sĩ vẽ thủy mặc phải hơn cả một võ sư: tích đủ nội công lại đầy cảm xúc, ý tưởng rồi mới hạ bút, họ có lối vẽ tinh vi, tỉ mỉ, hóa cái phàm tục thành tinh phẩm truyền đời, ngoài vẽ vật, vẽ cảnh, là vật tĩnh, còn chủ ý thêm vào “động”, tức gió, nước chảy, mây bay, tức là thần, là ý, lấy “động” làm chủ, làm tranh như có linh hồn, hào hoa, sống động. Còn ở đây sử dụng câu này ý chỉ là sự vật hoàn mỹ, linh động được nắm chắc trong lòng bàn tay.
[8] Thiên y vô phùng 天衣无缝: nghĩa đen là áo thần tiên không thấy đường chỉ may, nghĩa bóng ám chỉ những gì hoàn hảo không chút sơ sót, không có kẽ hở nào.