Phong Đao

Chương 25 : Khinh cuồng (Một)

Ngày đăng: 09:46 18/04/20


Trên đời vốn không có người tên Diệp Phù Sinh, chỉ có một mao đầu tiểu tử gọi “Cố Tiêu”.



Khi đó thế đạo không ổn định, Tiên đế bệnh tình nguy kịch, vài vị Hoàng tử ngươi tranh ta đoạt, chẳng có ai còn tâm trí ra tay chiếu khán dân sinh. Bởi vậy phía Đông có lưu dân, phía Tây có sơn phỉ. Dân chúng hàng ngày có thể dùng một bộ câu đối để hình dung – Bên trái chính là “Sống qua một ngày tính một ngày”, bên phải là “Chết một người lại thêm một người”, hoành phi ở giữa chính là “Nửa chết nửa sống”.



Nuôi mình đều nuôi không nổi, huống chi là nuôi hài tử?



Theo sư phụ Cố Thời Phương có một hồi say rượu phun chân ngôn kể rằng, nàng khi đó đơn thương độc mã giết vào hang ổ thổ phỉ, chiến đấu đến thiên địa hắc ám nhật nguyệt vô quang, cứ gọi là một chiến trường máu chảy thành sông vô cùng thê thảm, cuối cùng bước qua núi đồi khắp nơi đầy thi thể tặc phỉ, rốt cục từ trong tay người chết ôm ra một tiểu oa nhi còn mút ngón tay. Nàng cảm thấy tiểu hài nhi này mạng lớn lại giống như đầu óc không dùng được, sợ là cho tiền cũng không ai thèm lấy, đành phải tự mình lưu lại làm đồ đệ.



[(*) Thiên địa hắc ám nhật nguyệt vô quang: trời đất tối tăm mù mịt, không có ánh mặt trời, mặt trăng]



Nàng họ Cố, tiểu hài nhi cũng liền theo họ nàng, cảm thấy đứa nhỏ này tuy rằng sinh ra không dễ dàng, nhưng tốt xấu cũng mong sống đến tiêu sái thống khoái, vì thế liền lấy tên “Cố Tiêu”.



Cố Tiêu không có cha mẹ, chỉ có sư phụ cùng sư công. Bọn họ chiếm núi làm vua, Cố Thời Phương đem hơn phân nửa vàng bạc trong hang ổ của thổ phỉ đi cứu trợ dân chạy nạn, chỉ chừa một phần nhỏ để sử dụng trong nhà. Họ thường giúp đỡ bảo vệ mấy kẻ du thương kiếm chút tiền vặt, lại săn vài con thú xuống núi trao đổi. Hai người lớn một đứa nhỏ sống qua ngày cũng coi như dễ chịu.



Từ khi Cố Tiêu nhớ được, y chỉ biết một sự kiện: trên núi này sư công là lão đại. Chọc sư phụ nhiều lắm sẽ bị đánh mông, trêu chọc sư công là sẽ bị sư phụ đuổi khắp núi đồi đánh thành cẩu bốn chân a.



Sư phụ đối với sư công ngoan ngoãn phục tùng. Nhưng mà Cố Tiêu vẫn cảm thấy sư công là bị sư phụ giống như nữ thổ phỉ kia đoạt về.



Nguyên nhân không ngoài hai việc. Thứ nhất là sắc, thứ nhì là phong.



Sư công Đoan Thanh là một đạo trưởng tóc đen như vẩy mực, dung mạo kinh diễm, không biết vì cái gì hoàn tục cưới vợ, nhưng mi mục như họa, khí độ thong dong. Chỉ nhíu mày một cái liền như khinh vân tế nguyệt, cười nhẹ một cái liền như lưu phong hồi tuyết.(*)



[(*) Lấy từ bài « Lạc thần phú » tả vẻ đẹp của nữ thần sông Lạc, có câu:



Phảng phất nhược khinh vân tế nguyệt/ Phiêu diêu nhược lưu phong hồi tuyết.



Mỗ tạm dịch: Phảng phất như mây nhẹ vờn trăng/ Phiêu diêu như gió đùa hoa tuyết]




Buổi tối, Cố Thời Phương bị cấm túc không cho vào phòng, đen mặt đem Cố Tiêu xách đi ra, hướng miệng y nhét một miếng mứt gừng rõ to, sau đó canh y đứng tấn.



Cố Tiêu bị vị cay ngọt kích thích đến nước mắt chảy ròng ròng: “Nói dạy ta học đao đâu? Ngươi lừa đảo!”



Cố Thời Phương liếc cái xem thường: “Hạ bàn chưa vững còn muốn luyện đao pháp của ta? Cất người còn không nổi nữa là!”



“Đao pháp của ngươi có lợi hại không đấy? Ra vẻ cái gì!”



“Phi, tiểu tử ngươi không biết nhìn hàng! Nhớ kỹ, bộ đao pháp này chính là…”



Một lớn một nhỏ ở trong sân chí chóe với nhau. Đoan Thanh buông cây gậy trúc chống cửa sổ, khêu bấc đèn, trải tờ giấy trắng, đề bút viết xuống…



….Kinh Hồng.



[Mỗ có lời  muốn nói: Trong văn án có 4 câu tóm gọn nội dung Phong Đao. Vì mỗ không dịch văn án, nên đã bỏ qua. Lúc này nghĩ lại, bổ túc để chư quân tiện theo dõi.



Nhất kiếm phá vân khai thiên địa/ Tam đao phân lưu định càn khôn



Đông Tây Phật Đạo tranh tiên hậu/Nam Nho Bắc Hiệp luận cao đê.



Mỗ tạm dịch:



Một kiếm phá vân khai thiên địa/ Ba đao chém xuống định càn khôn



Đông Tây Phật Đạo tranh sau trước/ Nam Nho Bắc hiệp luận sinh tồn.]