Phượng Kinh Thiên

Chương 172 : Thật là thú vị (2)

Ngày đăng: 13:55 30/04/20


Bốn chữ “đồ sộ tráng lệ”



e rằng không đủ để hình dung quang cảnh trong chùa Hộ Long nữa rồi. Ánh nắng ban mai rực rỡ xuyên thấu qua tầng mây, xuyên qua cả núi rừng rậm rạp nghiêm trang để chiếu rọi khắp nơi trong chùa. Hôm nay đối với chùa Hộ Long là một ngày náo nhiệt nhất, phồn hoa nhất trong suốt trăm năm trở lại đây. May mà các hòa thượng trong chùa đã lường trước được việc người đi chùa quá đông, nên họ đành phải nhẹ nhàng từ chối khéo những người lên núi sau cùng. Nếu không thì chỉ e lúc này, chùa Hộ Long đã chật như nêm cối rôi. Trước đại điện trên quảng trường ở chùa Hộ Long, biển người đông nghìn nghịt như kiến, kẻ đứng người ngồi chật ních, có cả quan lại quyền quý, cũng có dân chúng bình thường, nhưng ai ai cũng yên lặng không nói một lời. Dưới ánh nắng rực rỡ, dường như ngay cả gió cũng dịu hẳn đi, mấy thì hờ hững nhẹ nhàng trôi. Trong phút chốc, vạn vật trong trời đất đều trở nên yên tĩnh trầm lắng. Lam Vân yên lặng ngồi trên đài đá, khuôn mặt bình tĩnh khoan thai. Cả quảng trường đều im phăng phắc nên dường như giọng nói trong trẻo văng vẳng không lớn của hắn lại dễ dàng đi thẳng vào lòng người. Ngày hôm nay, thiển ngữ Phật giáo mà hắn ta giảng là: không tầm. Tuệ Trung Thiên Tông chủ trương: con người sinh ra trên thế gian nhưng không được để thế sự lây nhiễm bản thân mà phải giữ gìn không tầm vốn có, lấy không tâm để nhập thế, mặc dù là nhập thế nhưng không hoàn toàn là nhập thế, mặc dù không tâm nhưng cũng không phải là vô tình. Tam Tạng Pháp Sư tự khoe khoang bản thân thần thông quảng đại, ông ta không đồng ý với thuyết không tâm của Tuệ Trung Thiền Sư. Thế là, ông ta đến trước mặt Tuệ Trung Thiền Sư để tranh luận với ông. Tuệ Trung Thiền Sư khiêm tốn nhã nhặn hỏi: đã nghe danh người Phật pháp vô biên, có thể nhìn thấu cõi lòng người khác từ lâu, không biết chuyện này có thật không? Tam Tạng Pháp Sư trả lời: chỉ là chút ít khả năng mà thôi! Trong đầu Tuệ Trung Thiền Sư nghĩ đến một chuyện, bèn hỏi: xin hãy nhìn xem tâm bần tăng hiện đang ở nơi nào? Tam Tạng sử dụng thần thông quan sát hết một lượt, sau đó đáp rằng: dừng chân núi cao, dòng sông nước chảy. Tuệ Trung Thiền Sư mỉm cười gật đầu, suy nghĩ trong đầu chợt thay đổi, lại hỏi rằng: xin hãy xem thử thần bần tăng hiện đang ở đâu? Tam Tạng Pháp Sư lại dò xem một lượt rồi cười nói rằng: vì sao Thiền Sư lại chơi đùa với chú khỉ núi thế kia? Quả nhiên siêu phàm! Mặt Tuệ Trung Thiền Sư lộ ra vẻ tán dương. Sau khi khen ngợi xong, ông lập tức thu hết tất cả những suy nghĩ bèo dạt mây trôi lại, phản quan nội chiếu”



, tiến vào ranh giới thần định. (*) Phản quan nội chiếu: tự xem xét lại chính mình từ thân thể đến nội tâm để thấy rõ tâm như thế nào (Phật giáo); ranh giới thần định: cõi niết bàn, cõi hư vô. Không còn ta, không còn người, không còn thế giới, không còn động tĩnh. Lúc này, ông mới mỉm cười hỏi: Xin Pháp Sư xem lại xem, bần tăng hiện đang ở nơi nào? Tam Tạng Pháp Sư bật cười, tập trung quan sát thêm một lượt nữa nhưng chỉ thấy thanh không vô vấn, thủy đàm vô nguyệt, nhân gian vổ tung, minh kính vô ảnh* mà thôi. (*) Thanh không vô vân, thủy đàm vô nguyệt, nhân gian vô tung, minh kính vô ảnh: trời xanh không gợn mây, đầm nước không ánh trăng, không còn dấu vết nhân gian, gương sáng không bóng phản chiếu. Tam Tạng Pháp Sư kinh ngạc, sau đó ông dùng toàn bộ khả năng của mình để chiếu rọi, dò xét toàn bộ trên trời dưới đất nhưng vẫn không nhìn thấy cõi lòng của Thiền Sư đầu. Trong phút chốc, ông ngơ ngẩn thẫn thờ không biết phải làm sao. Tuệ Trung Thiền Sư từ từ xuất định, mỉm cười nói với Tam Tạng Pháp Sư: Pháp Sư có thần lực nhìn thấu nhân tâm, có thể biết được tất cả mọi nơi người ta đến, tuyệt vời vô cùng! Nhưng người lại không dò xét được cõi lòng của bần tăng, người có biết vì sao không? Cả khuôn mặt Tam Tạng Pháp Sư ngơ ngác đầy vẻ mơ hồ: xin Đại Sư chỉ giáo. Tuệ Trung Thiền Sư cười đáp rằng: bởi vì ta không có cõi lòng. Nếu đã không có thì làm sao dò tìm được chứ? Lam Vân hơi mỉm cười, nhẹ giọng nói: “Cho dù cõi lòng có che giấu sâu đến thế nào đi nữa, thì chỉ cần nó có tồn tại thì người khác chắc chắn có thể dò tìm ra. Chỉ có tâm về ngoại vật* thì mới khiến người ta không thể tìm thấy mà thôi.”



(*) Tâm vô ngoại vật: ngoài tâm ra thì không còn vật gì khác. Trong đoàn người, Sở Tuyệt nhíu chặt mày nghiêm mặt, mặc dù trong lòng đang rối như tơ vò nhưng sắc mặt hắn lại không thay đổi. Nhưng ngược lại, Bạch Lang đứng sau lưng Sở Tuyệt lại tuyệt vọng như cha chết mẹ chết, bối rối không biết phải làm sao. Hắn ngàn nghĩ vạn nghĩ cũng không ngờ rằng vương gia nhà hắn sẽ nhìn thấy cảnh tượng... đặc sắc như thế này. Chuyện này làm sao mới phải đây? Hắn phải đi đâu để tìm ra một người phụ nữ có tư sắc vượt qua được thánh tăng trước mặt bây giờ? Sở Cửu Nhi cắn chặt môi dưới rồi đột nhiên nàng đứng thẳng người dậy, nhìn chằm chằm vào Lam Vân, hỏi: “Người nếu không tầm thì còn là người nữa sao?”



Trong phút chốc, đoàn người đang yên lặng bỗng bàn tán xôn xao vì Sở Cửu Nhi và câu hỏi của nàng. “Là Cửu công chúa.”



“Nghe nói Cửu công chúa thầm thương trộm nhớ thánh tăng, không gả cho bất kì ai ngoài thánh tăng thì phải?”



“Thánh tăng là người cõi cực lạc, Cửu công chúa lại dám bất kính với thánh tăng sao?”



“Đúng vậy.”



Nghe những lời bàn tán thì thầm, sắc mặt Sở Cửu Nhi tối sầm lại, nếu là ngày thường thì nàng sớm đã vung tay quất trường tiên”
“Thánh tăng tuổi nhỏ, còn chưa biết đến thất tình lục dục, chưa trải qua nỗi khổ chúng sinh thì làm sao có thể khẳng định là đã tri tâm được?”



“Vô sở trụ nhi sinh kì tâm*.”



(*) Vô sở trụ nhi sinh kì tâm: đừng dựa vào đâu để sinh tâm. Đây là một câu trong kinh Kim Cương Bát Nhã khi Đức Phật giảng giải cho Tu Bồ Đề: khi diệt bỏ hết các phiền não, dục vọng rồi thì chân tâm thanh tịnh sẽ hiện ra, khi đó từ bến mê biết bao đau khổ, hành giả sẽ được sang bên kia bến bờ giác ngộ giải thoát. Phật giáo có nói: vô sở trụ tức là xóa bỏ, xóa bỏ thành kiến, cảm xúc, thiện ác, yêu ghét và cố chấp. Vô sở trụ nhi sinh kì tâm là vì thanh tâm, thanh tâm tức thuần, khoan, dung, thành, điềm, đạm, dung, du. Bạch Lang híp mắt: “Thanh tâm của thánh tăng đã xuất hiện chưa?”



Giấy trắng thuần khiết chẳng qua chỉ vì nó chưa bị nhiễm mực đen mà thôi. Lam Vân mỉm cười: “Muốn giác ngộ phải buông bỏ.”



“Buông bỏ”



là việc vô cùng khó khăn. Một khi đã có được công danh, người đời ắt sẽ không buông bỏ được công danh, có được tiền bạc thì không buông bỏ được tiền bạc, có được tình yêu thì không buông bỏ được tình yêu, có được sự nghiệp thì không buông bỏ được sự nghiệp. Gánh nặng trên người, áp lực và ham muốn trong tâm hồn người đời há có thể dùng hai chữ “buông bỏ”



để giải thoát hay sao? Nàng đã sống qua hai kiếp mà vẫn không thể hoàn toàn buồng bỏ được, nàng vẫn còn cố chấp, vẫn còn chấp niệm như trước. Nàng không tu Phật, không tin Phật nhưng không có nghĩa là nàng không hiểu Phật. Bạch Lang ngừng lại một chút, não hắn không ngừng suy nghĩ: “Không có gì thì làm sao buông bỏ?”



Nhìn cậu thanh niên trước mặt đang muốn bàn luận Phật pháp với mình, Lam Vân khẽ mỉm cười hỏi: “Thí chủ có tin Phật không?”