Phượng Nghiên Trấn Quốc

Chương 71 : Phiên ngoại mười lăm năm sau

Ngày đăng: 13:15 19/04/20


Tháng tám hằng năm mưa vẫn luôn rỉ rả không ngớt. Trên bầu trời bất kể sáng tối đều có mây đen che khuất ánh mặt trời và mặt trăng.



Sùng Kha đế năm hai mươi bảy, Hoàng đế ban bố thánh chỉ nhường ngôi lại cho Hoàng Thái tử, bản thân thì lên làm Thái Thượng Hoàng ung dung tự tại. 



Khoác long bào, Hoàng Thái tử Trác Thiếu Khanh lên ngôi, lấy phong hiệu Chính Đức, mở ra một thời kì thái bình thịnh thế.



Chính Đức đế năm thứ hai, Hoàng đế đại hôn cùng Hoàng hậu là Hữu An Trưởng công chúa của Định Nam quốc, dùng tám trăm rương lễ vật trải khắp Đế thành, tỏ rõ ân sủng cùng uy quyền của Hoàng hậu nương nương.



Chính Đức năm thứ tám, Thái Thượng Hoàng băng hà, Thái Hậu tuẫn táng theo phu quân. Cả Bình Tây quốc cử hành đại tang.



Năm Chính Đức thứ mười một, ngày mười lăm tháng tám, Tết Nguyên Tiêu.



Trong Hoàng cung hôm nay có yến tiệc Trung Thu, từ rất sớm đã đốt đèn lồng. Rũ bỏ màu trắng của đại tang sự ba năm trước, Hoàng cung chính thức khoác lên mình một màu đỏ sẫm đầy vui mừng, trông càng thêm uy nghi quyền quý.



Vì ngoài trời thời tiết không tốt, nên yến tiệc hôm nay được cử hành bên trong Văn Hoa điện. Thời gian bắt đầu còn chưa đến, nhưng bên trong đã lục đục có người ngồi xuống.



Tầm một nén hương, cửa chính một lần nửa bật mở, hai thân ảnh tiền hô hậu ủng tiến vào. Chúng tiểu thư thiếu gia có mặt bên trong vội vàng nhìn ra, trong ánh mắt bắn ra sự si mê suồng sã.



Chỉ thấy người đến là một nam một nữ tuổi tầm mười bốn mười lăm.



Nam tử thân cao ba thước, chân mày đen nhánh, ánh mắt sắc bén mang theo kiêu ngạo khó gần, một bộ dáng bất cẩu ngôn tiếu*. Mũi cao da trắng, bạc môi hờ hững buông, mặc ngọc quan trên tóc bóng loáng, lập loè ánh nến. 



Trên người mặc y phục màu tím tía thêu hình Bạch Trạch, đai lưng mặc ngọc đeo kim bội hình tròn khắc ba chữ "Vĩnh Phúc vương", tay cầm chiết phiến cũng có khung làm từ mặc ngọc viết hai câu thơ "Nhật sắc dục tận hoa hàm yên. Nguyệt minh như tố sầu bất miên*".



Bên cạnh hắn, nữ tử mang diện mạo bế nguyệt tu hoa* một thân váy dài màu trắng thuần tuý, trên ngực áo thêu Ưu Đàm hoa* bằng ngân tuyến, vạt áo lại thêu những đám mây nhỏ màu xích thố kì lạ. Búi tóc Lăng Hư kế đầy kì công, trên búi tóc cắm hai cây trâm làm từ huyết ngọc ngàn vàng khó cầu điêu khắc hình Ưu Đàm hoa cực kì tỉ mỉ.



Vòng eo nhỏ chưa đầy nắm tay không dùng đai lưng buộc lại mà dùng sợi gấm An Châu siết chặt, hai đầu sợi gấm có tua rua được nhuộm màu xích thố, trên sợi gấm cũng đeo kim bội hình tròn khắc bốn chữ "Lung Nguyệt công chúa".



Khuôn mặt tròn tròn phấn nộn trông rất khả ái hoà nhã, đôi môi không tô mà đỏ, nơi đuôi mắt cánh phượng dài có một nốt chu sa đỏ thẫm, chóp mũi nhỏ nhắn. Cùng với nam tử bên cạnh có đến bảy phần giống nhau.




Hỗ động giữa ca ca và phụ vương nàng vẫn luôn chứng kiến. 



Thật ra không phải phụ vương không yêu thương ca ca, mà là do khi sinh hai người bọn họ, ca ca cố chấp không ra, cuối cùng xém chút nữa hại nàng chết trong bụng mẹ, lại xém chút nữa hại mẫu phi rong huyết. Nên phụ vương vẫn luôn khó chịu ra mặt với ca ca, chỉ là để trút giận nỗi lo của năm đó mà thôi. 



Chứ phụ vương thật sự cũng rất yêu thương ca ca, ông nói ca ca là móng tay, mà móng tay có rất nhiều liên hệ với trái tim, nếu móng tay bị tổn thương quá sâu, trái tim cũng sẽ rất đau đớn.



Chỉ là ca ca ngốc, mãi vẫn luôn không hiểu được mà thôi.



—Chú thích—



*Bất cẩu ngôn tiếu: kẻ trầm mặc, ít nói ít cười.



*Nhật sắc dục tận hoa hàm yên. Nguyệt minh như tố sầu bất miên: đây là hai câu thơ trong bài thơ Trường tương tư (II) của Lý Bạch. Dịch nghĩa là: Hoa ngậm khói sắc trời sắp tận. Trăng giăng tơ lòng ngẫn (!) sầu mang. (ST)



*Bế nguyệt tu hoa: chỉ vẻ đẹp của người con gái đẹp đến mức khiến trăng phải giấu mình, hoa phải hổ thẹn.



*Ưu Đàm hoa: còn gọi là hoa Quỳnh.



*Câu hồn đoạt phách: ý chỉ vẻ đẹp đến mất hồn mất vía.



*Chỉ phúc vi hôn: việc hôn nhân đã sớm được định sẵn.



*Băng tuyết dơ dung: băng tuyết vừa tan, ý chỉ nụ cười trên mặt người ít cười.



*Biểu di: dì họ.



——TOÀN VĂN HOÀN——