Quái Phi Thiên Hạ

Chương 494 : Trạm ca không gì là không thể

Ngày đăng: 11:22 30/04/20


“Đừng sốt ruột, ta đã bảo Tiểu Quai Quai truyền tin đến Nguyên Ân đại sư rồi. Nguyên Ân đại sư quen biết rộng, nếu ở đây không có được câu trả lời thì trong ba ngày tới Tiểu Quai Quai cũng sẽ kịp quay về”. Ôn Đình Trạm đã chuẩn bị sẵn hai kế sách từ sớm.



“Có chàng ở đây thì muội yên tâm rồi!” Dạ Dao Quang gật đầu, trong lòng có chút lo lắng thì cũng được ánh mắt ấm áp của cậu xua tan hết.



Ăn cơm xong, mấy người gồm cả con heo Càn Dương đều không nghỉ ngơi mà cùng bọn họ đi ngắm phong cảnh của chùa miếu. Kiến trúc chùa Phật của Hải Tháp tự và Trung Nguyên rất khác biệt, mấy người đi xem đều cảm thấy vô cùng thích thú. Hơn nữa sa di trong chùa còn giải thích cho bọn họ nghe các câu chuyện về tượng Phật, sa di ở đây có lẽ đều biết tiếng Hán nên lúc nói chuyện cũng không cảm thấy quá khó khăn.



Mãi đến khi trời tối hẳn thì mấy người mới quay về thiền phòng rửa mặt đi ngủ.



Dạ Dao Quang và Ôn Đình Trạm ở cùng một thiền phòng. Thấy Dạ Dao Quang mãi ngủ không được nên Ôn Đình Trạm giơ tay lên đặt lên mắt cô: “Mau ngủ đi, tất cả đã có ta ở đây rồi!”



Những câu có thể thôi miên như vậy khiến Dạ Dao Quang nhanh chóng ngủ say.



Sau khi Dạ Dao Quang ngủ say thì Ôn Đình Trạm mới nhẹ nhàng thức dậy lấy giấy mài mực rồi lẳng lặng cầm bút lên bắt đầu viết, rất khác biệt so với ngày trước. Cậu viết rất chậm, có lúc thậm chí còn phải ngừng bút suy nghĩ một lát rồi mới viết tiếp. Viết đến nửa đêm rồi sắp xếp lại mấy tờ giấy xong xuôi, cậu mới nhẹ nhàng quay lại giường nghỉ ngơi.



Ngày hôm sau Dạ Dao Quang bắt đầu tu luyện còn Ôn Đình vẫn dậy như thường, mọi người cùng nhau ăn bữa sáng.



Vừa ăn xong thì có một tiểu sa di đi đến: “Ôn thí chủ, trụ trì trưởng lão sai tiểu tăng đến mời thí chủ”.



Mấy người đều hết sức kinh ngạc bởi chỉ trong vòng một đêm mà lão hòa thượng này lại thay đổi chủ ý. Bọn họ cùng nhau quay sang nhìn Ôn Đình Trạm, rất muốn biết cậu đã làm cách gì mà có thể thay đổi được chủ ý của ông ấy.



“Ta có thể dẫn theo một người đi cùng không?” Ôn Đình Trạm hỏi.



“Có thể”. Dường như tiểu sa di đã biết Ôn Đình Trạm muốn hỏi điều này nên rất vui vẻ gật đầu.




Sau khi nói xong, Ích Tây trưởng lão vẫn sờ mấy trang giấy với vẻ rất trân trọng rồi nhìn Ôn Đình Trạm và Dạ Dao Quang, nói: “Việc mà mọi người cần, ta cũng đã biết rồi, trong ba ngày tới ta nhất định sẽ xua tan nỗi lo buồn này của mọi người!”



Dạ Dao Quang vui mừng, không ngờ Ích Tây trưởng lão lại muốn đích thân ra tay. Tuy Dạ Dao Quang không biết cấp độ tu luyện Phật pháp nhưng nếu đổi Nguyên Ân thành người tu đạo, chắc chắn cũng phải có tu vi trên dưới Đại Thừa kỳ. Vị Ích Tây trưởng lão này và Nguyên Ân cho cô cảm giác không khác gì nhau mấy, có lời hứa của ông ấy thì Dạ Dao Quang có thể yên tâm rồi.



“Đa tạ Ích Tây trưởng lão”. Dạ Dao Quang vội vã cảm ơn.



Ích Tây trưởng lão nói chuyện với Ôn Đình Trạm một lúc nữa rồi mới đích thân tiễn bọn họ về phòng. Đây chắc chắn là đế vương đến chỗ bọn họ nên mới có đãi ngộ này, khiến Dạ Dao Quang vừa có cảm giác được yêu quý vừa có cảm giác sợ hãi.



Rời khỏi viện của Ích Tây trưởng lão rồi Dạ Dao Quang mới hỏi: “Cuốn Áo Nghĩa Thư của “Kinh Phệ-đà” gì đó chàng lấy ở đâu vậy?”



Chắn chắn không phải ở Vĩnh An tự, vì Ôn Đình Trạm sẽ không làm chuyện như vậy, vật có giá trị lớn như thế cũng không thể có ở bất kỳ học viện nào cả.



“Lúc tìm kim tâm ta đã giả vờ hiểu nó để tiếp cận Phục Chấp”. Ôn Đình Trạm cười nói.



Thì ra là một quyển Phạn văn, thật không ngờ lúc đó Ôn Đình Trạm hoàn toàn không hiểu Phạn văn lại đi học thuộc lòng nó để hôm nay dùng nó đổi lấy sự hỗ trợ lớn như vậy từ Ích Tây trưởng lão. Cô có linh cảm cho dù hôm nay Ích Tây trưởng lão giúp bọn họ nhưng nếu một lúc nào đó bọn họ gặp khó khăn thì Ích Tây trưởng lão cũng sẽ không từ chối.



“Trạm ca chàng nói xem, chàng còn gì không thể làm được không?”



***



(*) Áo Nghĩa Thư Maha Narayana của Kinh Phệ-đà: “Áo Nghĩa Thư” nghĩa là “kinh điển với ý nghĩa uyên áo”, là một loại văn bản được xem là thuộc hệ thiên khải, nghĩa là được “bề trên khai mở cho thấy” trong Ấn Độ giáo. Chúng kết thúc hoặc hoàn tất các loại thánh kinh được xếp vào Phệ-đà của Ấn Độ giáo. Vì thế nên chúng cũng được gọi là Phệ-đàn-đa, nghĩa là “phần kết thúc của Phệ-đà”. Đây là một thánh điển rất quan trọng của Ấn Độ giáo với nội dung giải thích, diễn giảng các bộ Phệ-đà tính chất bí ẩn.