Quái Phi Thiên Hạ

Chương 8 : Sau Nhà Không Được “Vỗ Chân Núi” (1)

Ngày đăng: 11:16 30/04/20


Lô Lăng huyện, Dự Chương quận là thành phố Cát An, tỉnh Giang Tây ngày nay.



Trong lịch sử, có hai nơi được giới phong thủy mệnh danh là dương trạch lý tưởng nhất. Một là Khổng Phủ, tọa lạc dưới chân núi Thái Sơn tỉnh Sơn Đông, nơi còn lại chính là Trương Thiên Sư Phủ, tọa lạc tại Long Hổ Sơn tỉnh Giang Tây. Long Hổ Sơn ở thành phố Ưng Đàm, tức Nam Xương, cách Lô Lăng khoảng ba trăm cây số, đây là khoảng cách ngày nay, còn hiện tại giao thông chưa phát triển, nhiều đoạn đường chưa xuất hiện nên khoảng cách có lẽ xa hơn một chút. Dạ Dao Quang hạ quyết tâm, nhất định phải đến Long Hổ Sơn một chuyến, Long Hổ Sơn nổi tiếng nhờ Trương Thiên Sư: Đan thành nhi long hổ hiện (2). Đây là một mảnh đất phong thủy quý báu từ xưa đến nay.



Còn ngọn núi nổi tiếng nhất ở Lô Lăng, thời nay thuộc Thanh Nguyên Sơn, Thanh Nguyên Sơn được nhà thơ Dương Vạn Lý thời Nam Tống mệnh danh là: “Sơn xuyên đệ nhất Giang Tây cảnh” (3). Dương Vạn Lý là người Giang Tây, phát biểu được câu này, có thể thấy phong cảnh Thanh Nguyên Sơn đẹp đến mức nào.



Dạ Dao Quang ra khỏi nhà, đi nửa vòng là có thể lên thẳng núi. Phong cảnh thanh tú, núi non trùng điệp, cổ thụ rậm rạp, leo đến lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa quang cảnh lại càng kỳ vĩ hơn, non xanh nước biếc, mỗi cảnh mỗi vẻ thi vị.



Nơi này rất giống Thanh Nguyên Sơn nhưng lại có đôi nét khác biệt, không biết có phải do trải qua sự biến thiên hơn một ngàn năm lịch sử nên thần thái có giống nhưng diện mạo lại khác. Tuy nhiên, sông núi tự nhiên nơi đây đẹp hơn gấp trăm ngàn lần so với Thanh Nguyên Sơn cô đi vào mấy năm trước.



Trên đường đi, Dạ Dao Quang thấy rau dại nhổ được thì tiện tay nhổ lên nhưng vẫn tập trung quan sát địa thế hơn, người ta nói: Ba năm tìm rồng, mười năm tìm huyệt. Long mạch từ xưa đã được mệnh danh là cái “nhất” trong trắc họa và phong thủy. Độ khó từ xưa đến nay đều cực cao, Dạ Dao Quang không vọng tưởng chỉ một ngày là có thể nhìn ra được gì, huống hồ hiện tại trên tay cô không có bất kỳ công cụ nào, ít nhất cũng phải có la bàn mới tính tiếp được.



La bàn, theo tài liệu ghi chép, xuất hiện vào thời Tống.



Sớm nhất là ghi chép của Tăng Tam Dị trong “Nhân thoại lục”: Địa loa hoặc hữu tử ngọ chi chính. “Địa loa” ở đây tức địa la, cũng chính là la bàn, trong “Mộng khê bút đàm” của Thẩm Khoát thời Bắc Tống cũng có ghi chép.



Không biết triều đại diễn sinh ra này sẽ phát triển đến lúc nào, cũng không biết có la bàn hay không nhưng dù có hay không, Dạ Dao Quang cũng quyết định tự tay làm một cái, đầu tiên, phải tìm được một miếng gỗ tự nhiên loại tốt.



Do đó, dọc đường đi, hầu như cây nào Dạ Dao Quang cũng đều xem xét kỹ một lượt nhưng tất cả chất liệu đều rất bình thường, nếu đã làm thì không thể làm qua loa, ngoại vi đều là những loại cây thông thường, ngay cả cây long não tốt một chút cũng không có.
Nghe thấy tiếng khóc thỏ thẻ, cô mới quay đầu về phía chân tường, nhìn thấy một cô bé khoảng sáu bảy tuổi, toàn thân dính đầy bùn đất đang dựa vào tường, ôm đầu khóc nức. Mặc dù không thấy rõ mặt, nhưng với dáng người quen thuộc, Dạ Dao Quang vẫn nhận ra đó chính là trưởng nữ Đỗ Quyên của Đỗ Đức.



“Đừng khóc nữa, phụ thân muội sẽ không để mẫu thân xảy ra chuyện gì đâu.”



Nếu đã nhìn thấy cũng không thể xem như không nhìn thấy, Dạ Dao Quang đành an ủi một câu.



***



(1) Vỗ chân núi: Chân núi có bọt nước từ con sông bên cạnh bắn vào.



(2) Đan thành nhi long hổ hiện: Luyện đơn thành công, long hổ hiện thân.



(3) Sơn xuyên đệ nhất Giang Tây cảnh: Cảnh sông núi nơi đây (Thanh Nguyên Sơn) đẹp nhất Giang Tây.



(4) Ngọc đới hoàn yêu: Thuật ngữ phong thủy. Chỉ một kiến trúc nào đó được sông suối hoặc đường xá bao quanh theo vòng tròn, nửa vòng tròn hoặc hình cánh cung.



(5) Lý chính: Còn gọi là lý quân, lý doãn, lý tể, lý hữu ty... là người đứng đầu một lý thời xuân thu chiến quốc Trung Quốc, đến thời Minh được gọi là lý trưởng.