Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 118 : Tiểu tam nguyên (1)
Ngày đăng: 17:42 30/04/20
Hai mươi tám năm trước, một vị thánh hiền an nghỉ trong sơn mạch Hội Kê phía tây thành Thiệu Hưng, trường sinh cùng tùng bách, bất hủ với núi xanh. Ông là thánh vương thiên cổ Dương Minh, một truyền kỳ tu thân tề gia trị quốc bình thiên hạ, sau khi chết tư tưởng vẫn chiếu rọi khắp thiên cổ.
Học thuyết của ông ta y thoát thai từ Khổng Mạnh, nhưng trò giỏi hơn thầy, càng có ý nghĩ hiện thực và tinh thần hơn.
Học thuyết của Dương Minh công được học thuyết của lương tri, thế nào là lương tri? Lương tri là bản tâm, cho nên Vương Học được gọi là tâm học. Trong con mắt Dương Minh tiên sinh, tâm là cái gốc, tâm là tất cả, là trung tâm của vạn vật trong thiên hạ. Truyện Tập Lục ghi chép, tiên sinh tới Nam Trấn, một người bạn chỉ vào hoa cỏ trong đá hỏi:
- Tiên sinh nói thiên hạ không vật nào không có tâm, hoa cỏ này trong thâm sơn tự nảy mầm đâm lá, có liên quan gì tới tâm của ta.
Tiên sinh đáp:
- Khi ông chưa nhìn hoa này, hoa và tâm của ông cùng thuộc về cô tịch. Khi ông tới xem hoa này, màu hoa liền trở nên sáng rõ, liền biết hoa này không ngoài tâm của ông.
Tư tưởng của ông ta đúng là như ngựa thần lướt gió, chói lọi như đêm sao mùa hạ, nhưng tuyệt đối không khoe khoang, không làm ra vẻ thần bí. Bởi vì ông ta từng hưởng thụ vinh hoa phú quý thế gian, lại từng trong núi cao rừng thẳm, bị dày vò và thân thể tinh thần không chịu đựng nổi, cho nên ông ta mới hiểu cuộc sống thế gian, biết ấm lạnh đời người, có thể thoát khỏi mọi cảm dỗ của thế gian, lòng như nước đọng, phá xong rồi lập, cuối cùng tham ngộ được thiên địa, thông được chí lý.
Nếu chỉ có như thế thì ông ta cũng chỉ được tính là một vị đại nho như Chu Hi Trình Di thôi, chứ tuyệt không thể coi là một bậc thánh hiền. Dương Minh công sở dĩ được xưng là thành hiền, vì ông biết chỉ hiểu triết học, thì suốt ngày ngoài bàn chuyện cao xa, phí hoài thời gian ra thì chẳng được cái tích sự gì.
Ông phát hiện ra cần một thứ có thể làm cho trí tuệ cao thâm nhất của mình chuyển hóa thành tề gia trị quốc bình thiên hạ thực sự, có thể tâm học mới chẳng phải là nói xuông, lý luận của mình mới có tác dụng thực sự.
Vì đạt được mục đích này, sau khi thấu triệt đại ngộ rồi, Dương Minh công quyết đoán một lần nữa hòa nhập vào trần thế, trên miếu đường, giữa sa trường, trong thư viện, ở đất trời, cần cù tìm thực tiễn chứng minh, cuối cùng mấy năm sau ông tìm được thứ thần binh đó.
Dương Nhất Thanh thì muốn từ mặt tư tưởng hoàn toàn phủ định Dương Minh tâm học, ông ta nói: Cho dù ông ta chết rồi, ta cũng phải thuyết phục thánh thượng cấm tân học của ông ta. Nếu không cấm, giang sơn Đại Minh ta rồi thế nào cũng mất bởi cái thứ tà giáo dị đoan này. Bọn họ đề nghị khai hội thanh trừng.
Môn nhân Vương Học tất nhiên là ra sức phản kháng, thế nhưng học thuyết của họ vốn không được đế vương thích như lý học Chu Hi, vì thế hoàng đế Gia Tĩnh quan sát nhiều lần, cuối cùng chọn lý học có lợi cho sự thống trị của nhà họ Chu ông ta, vì thế môn nhân Vương Học bị về vườn, chi sĩ lý học giành được thắng lợi đầu tiên. Năm gia tĩnh thứ mười sáu, hoàng đế lấy cớ thư viện dạy tà học, hạ lệnh cấm thiên hạ tự lập thư viện.
Năm Gia Tĩnh thứ mười bảy, khi ấy lễ bộ thượng thư Nghiêm Tung suy đoán thánh ý, phản đối tự do dạy học, lấy cớ thư viện hao tiền nhiễu dân, vì thể hủy hết thư viện thiên hạ.
Thế nhưng hiện giờ đã khác trước kia, cùng với thời đại phát triển, Đại Minh chẳng phải chỉ có quan trường triều đình, còn có phố chợ dân gian, những nhân sĩ về vườn kia cũng có sức ảnh hưởng tương đối lớn. Vương Học nhất thời bị áp đảo, bọn họ âm thầm giảng học, ngầm tích lũy lực lượng, đợi tới thời cơ chín muồi, lại cùng lý học phân thắng bại.
Trên chiếc hoa thuyền ở Giám Hộ này, chính là lớp học di dộng mà hai vị đệ tử của Dương Minh lập ra sau khi thư viện Kê Sơn bị phá hủy.
***
Đây là chương quan trọng quán xuyến câu chuyện, nhưng câu chuyện này không phải là sách triết học, nên không đi sâu, cứ coi như một tập đoàn chính trị lớn đương thời là được.
Ký tên: Ngộ.