Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 120 : Tiểu tam nguyên (3)
Ngày đăng: 17:42 30/04/20
Trường thi phủ Thiệu Hưng đặt ở Phủ học cung, Phủ học cung chiếm diện tích trăm mẫu, điều kiện khảo thí vô cùng tốt. Nhưng cũng có vấn đề như ở huyện học, chỗ ngồi ở khảo trường có tốt có xấu, có chỗ ánh sáng không tốt lắm, có chỗ gió khá lớn, cho nên mọi người đều hi vọng kiếm được vị trí tốt.
Lúc này khảo trường mở cửa, huyện đầu tiên bắt đầu điểm danh. Khảo sinh các huyện khác liền lần lượt tìm được sai dịch của huyện mình, lấy bạc ra nhờ bọn họ đem giỏ của mình vào trước đặt ở bàn tốt. Dựa theo thông lệ đại biểu cho đã có người chiếm vị trí đó rồi, đợi sau khi bọn họ vào trường thi, chỉ cần tìm lấy cái giỏ cảu mình là được.
Nhưng lần này đám sai dịch không dám thu tiền, bọn họ mặt đầy tiếc nuối nói:
- Phủ tôn đại nhân có lời dặn, phải ngồi theo thứ tự đánh số sẵn trên giấy để ngồi, nếu không sẽ mất tư cách khảo thí.
Các khảo sinh bấy giờ mới thôi.
Năm nghìn đồng sinh chia thành mười tổ vào trường thi, tới khi sáng bảnh mắt rồi mới nhận được hết giấy thi vào trường thi. Vận may của Thẩm Mặc cuối cùng cũng trở về, vị trí của y là hàng ba số sáu, sáu ba mười tám, chẳng may mắn mà còn vị trí cực tốt.
Ngồi xuống vị trí, y liền phát hiện ra trái phải trước sau đều không ai quen biết, không khỏi cao hứng, nghĩ : " Có thể yên tâm làm bài rồi." Khi thi thuyện giám khảo không nghiêm lắm, khảo sinh bên cạnh cứ hỏi y phá đề làm sao, khiến y bực bội vô cùng, nghe nói thi phủ kỷ luật cũng có yêu cầu thiếu chặt chẽ như thế.
Chỉ nghe xung quanh xôn xao không ngớt, đại khái lại là đám cá mè một lứa với nhau. Mấy thứ giao tiếp kiểu như, đợi lát nữa giúp đỡ lẫn nhau, không cho ta xem cẩn thận ra ngoài ta xử lý ngươi v..v..v..v..
Đợi tới khi Thẩm Mặc ăn xong một cái bánh nướng thịt, thì khảo sinh cuối cùng cũng đã ngồi cả vào chỗ.
Lúc này cửa lớn của trường thi chầm chậm đóng lại, sau khi đóng vào không ngờ dán niêm phong. Nhìn thấy cảnh này đám khảo sinh không khỏi run run, thầm nghĩ :" Lần này không phải làm thật chứ?"
Chính đang lúc mọi người suy nghĩ lung tung thì nghe một giọng nam kéo dài gọi:
- Tri phủ đại nhân tới.
Những tiếng lộn xộn vang lên, những khảo sinh lần lượt đứng dậy, thi lễ với phương hướng chính điện.Vị tri phủ kia đi tới trước, nhưng cũng quay mặt về phía chính điện, cắm ba nén hương cho chủ nhân của nơi này: Khổng thánh nhân. Sau đó cùng khảo sinh vái ba cái mới quay người lại.
Các đồng sinh lại hành lễ với ông ta:
- Học sinh bái kiến tri phủ đại nhân.
- Đương nhiên càng không thể xem trộm phao thi, chỉ cần có một chút vi phạm thôi, lập tức trục xuất khỏi trường thi.
Đề thi đã phát xuống rồi, các khảo sinh nào còn có thời gian đi để ý tới tri phủ đại nhân nói cái gì? Đều khẩn trương mở phong thư ra, rút đề thi của mình.
Thẩm Mặc nhìn đề thi của mình, đó là hai đạo đề Tứ Thư một lớn một nhỏ, đề lớn là một câu: viết đạo chi dĩ đức; đề nhỏ là tiệt đáp đề, viết : Giai nhã ngôn dã Diệp Công, hiển nhiên là đại đề kiểm tra kiến thức, lấy hiểu rõ chân lý làm trọng, đề nhỏ kiểm tra tư duy, lấy phá đề thỏa đáng làm trọng.
*** Đạo chi dĩ chính, tề chi dĩ hình, dân miễn nhi vô sĩ. Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sỉ thả cách
Nếu nhà cầm quyền chuyên dùng pháp chế và hình phạt để trị dân thì dân sợ mà không phạm pháp đó thôi, chứ thật lòng họ không biết xấu hổ. Vậy để trị dân, nhà cầm quyền phải dùng đức hạnh và lễ tiết. Như vậy, dân không những biết hổ thẹn mà còn được cảm hóa bởi đức độ của nhà cầm quyền, và rồi dân sẽ trở nên tốt lành.
*** giai nhã ngôn dã
Tử sở nhã ngôn, "Thi", "Thư", chấp Lễ, giai nhã ngôn dã.
Khổ̉ng tử thích lời nói nhã nhặn, Kinh Thi, Kinh Thư và chấp hành Lễ, đều là những lời thanh nhã cả.
Liền nhân lúc đầu óc tỉnh táo, xem đề nhỏ Giai nhã ngôn dã Diệp Công, y trước tiên phải xem cái câu không đầu không cuối này sinh ra thế nào, sau đó tìm xuất sứ của nó. Đây là kiểm tra học bằng cách nhớ, đúng là kiểm tra trí lực.
Tìm tòi chốc lát Thẩm Mặc liền thêm vào dấu phẩy vào sau bốn chữ đầu, đem câu đề trở thành : Giai nhã ngôn dã, Diệp Công. Liền có thể đoán định hai câu này đều là ( Luận Ngữ, Thuật Thi), phần đầu là bốn chữ cuối cùng trong thiên thứ sáu mươi. Không khỏi thầm thở dài :" Sư thúc này của ta đúng là thiên tài."
Mặc dù tiệt đáp đề được ứng dụng rộng rãi, nhưng triều đình chưa bao giờ chính thức thừa nhận loại phương thức ra đề này, nếu có vị ngự sử nào nhìn ngươi ngứa mắt, tham tấu ngươi tội danh cắt xén kinh văn, vậy thì ngoan ngoãn xin từ chức. Nhưng dù có là ngự sử thích kiếm chuyện nhất, cũng không làm gì được Đường tri phủ này. Mặc dù mọi người biết ông ta ra tiệt đáp đề, nhưng sáu chữ này rõ ràng là liền nhau, không tin về mở sách ra mà xem sáu chữ này có phải là kề sát nhau không.
Thời đó lại không có dấu chấm dấu phẩy, đúng là chẳng thể nói người ta sai chỗ nào.