Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 14 : Miếu thành hoàng (2)
Ngày đăng: 17:40 30/04/20
- Cách nói này là ai dậy thiếu gia đấy?
Thẩm Mặc len lén gạt tay hắn ra, mặt quái dị hỏi.
- À, là những huynh đệ trong trường học họ tộc.
Tứ thiếu gia gập quạt thiếp vàng lại, lấy làm lạ hỏi:
- Có gì không ổn à?
- Đương nhiên không ổn.
Thẩm Mặc trợn mắt lên:
- Đoạn tự, phân đào, Long Dương, ba cái điển cố này nói về một chuyện.
- Chuyện gì?
Tứ thiếu gia mắt tỏ ra háo hức, chất phác hỏi.
- Nam yêu nam.
Thẩm Mặc hạ thấp giọng nói.
Thẩm Kinh thộn ra một hồi mới bùng nổ, phát ra lời chửi rửa của Thiệu Hưng, Thẩm Mặc nghe không hiểu lắm, nhưng đoán chừng là mấy câu "tìm bọn chúng tính sổ".
Y vốn cho rằng Thẩm Kinh sẽ trở về tính sổ, ai ngờ qua một lúc hắn không chửi nữa, hầm hừ nói:
- Đi, tới bên sông giải khuây.
Thẩm Mặc không khỏi bật cười:
- Sao không tìm bọn họ tính sổ.
- Thôi vậy, chẳng làm gì được.
Thẩm Kinh nói một câu hàm hồ, hiển nhiên không muốn nhiều lời.
Thẩm Mặc cũng không có cái sở thích bới móc bí mật của người ta, liền gật đầu đi trước. Thẩm Kinh cúi đầu theo sau, hiển nhiên còn đang tức giận.
Hai người một trước một sau vừa ra cửa, Thẩm Mặc liền nghe thấy có người gọi mình:
- Triều Sinh, Triều Sinh...
Y nhìn theo tiếng gọi, liền thấy một thiếu niên người cao lớn, đứng dưới tán cây bên đường, đang mừng rỡ vẫy tay với mình.
Thấy hai người sóng vai nhau đi về phía tây, tên ngốc cao lớn còn vác cái rọ cá, Thẩm Tứ ở đằng sau hậm hực nói:
- Không thấy nặng à?
Liền đưa tay đoạt lấy cái rọ, sai trông cửa đưa vào Văn Đào viện nơi Thẩm Mặc ở, bực bội đi bên cạnh Thẩm Mặc.
Ba người một mặc áo gấm, một mặc áo vải, một mặc áo cộc. Đại biểu cho công tử nhà giàu, thư sinh bình dân và nông dân nghèo khó, đáng lẽ ra ba người này ngàn vạn lần không nên đi với nhau. Nhưng bọn họ lại cứ sóng vai đi với nhau, không phân biệt trước sau, nghênh ngang bước tới trước, làm người qua được ghé mắt nhìn.
Đối với Thẩm Tứ mà nói, chỉ cần thu hút được ánh mắt của người khác là tốt; Trường Tử im lặng đi theo, người khác không hỏi, hắn tuyệt đối không nói một chữ.
Còn về Thẩm Mặc, y đã xuất thần rồi... Đây thực sự là lần đầu tiên y bước đi trên đường phố ở thời đại này, trên con đường lát đá rộng mà trơn bóng, người đi đường tấp nập. Ở bên trái đường là những tiểu lâu hai ba tầng tường trắng ngói đen nối nhau sát sát, bên phải là nước sông trong xanh. Tầng một tiểu lâu mở đủ các loại cửa hàng, bên trên treo các tấm biển hiệu đa dạng, có cái rất văn nhã, ví dụ như dùng chữ Triện khắc "Tụ Hương Cư", dùng chữ Thảo viết "Tửu Kỳ Phong" v..v..v.. Cũng có cái rất thẳng thắn vẽ luôn hình thứ cần bán lên như nồi niêu xoong chào.
Con đường bên sông nhìn không thấy điểm cuối, trên con sông những chiếc thuyền mui che hẹp qua lại, cứ cách chừng mười mấy trượng, lại có một chiếc cầu đá cong cho người qua lại, đường sông đường bộ, không ai gây trở ngại cho ai.
Bực bội đi theo Thẩm Mặc hồi lâu, Thẩm Kinh cuối cùng không chịu nổi, hỏi:
- Này huynh đệ, rốt cuộc là ngươi muốn đi đâu? Chẳng lẽ là muốn tản bộ dọc bờ sông thật à?
- Tới miếu Thành Hoàng.
Thẩm Mặc nói ra mục đích.
- Cái miếu Thành Hoàng nào?
Lần này Thẩm Kinh và Diêu Trường Tử đồng thanh hỏi.
- À...
Thẩm Mặc nhắm mắt lại suy nghĩ, đáp:
- Cái ở phường Vĩnh Xương ấy.
Không trách hai người kia hỏi thế, vì trong thành Thiệu Hưng có ba cái miếu Thành Hoàng. Theo cách nói "trong thành Miếu Thành Hoàng, ngoài thành miếu Thổ Địa", một thành có một cái là đủ rồi, vì sao lại có tới ba cái chứ? Điều này trước tiên phải nói từ Thành Hoàng thần, vị thần tiên với chức trách chủ yếu là bảo vệ thành trì, đảm bảo trị an này vào triều đại trước là tiểu thần tiên giống như thổ địa. Nếu tính quan chức của thời này, tối đa cũng chỉ là phó cửu phẩm, thậm chí không được xếp phẩm.
Nhưng từ khi khai quốc cho tới nay, thái tổ hoàng đế biết rõ sự đáng sợ của tín ngưỡng, hạ lệnh mô phỏng theo quy mô của nha môn quan phủ xây miếu Thành Hoàng, đồng thời lệnh các quan viên khi tới nhậm chức, phải tuyên thệ nhậm chức trong miếu thành hoàng. Đề cao địa vị của miếu Thành Hoàng, khiến nó thành công trình kiến trúc phải có trong huyện thành.
Còn Thiệu Hưng độc đáo ở chỗ một thành chia làm hai, bị con sông phân thành hai huyện, phía đông là Hội Kê phía tây là Sơn Âm. Nếu đã là hai huyện thì phải có hai miếu thổ địa rồi.
Vậy cái thứ ba ở đâu ra? Xấu hổ, vì cái nơi này tốt quá, cho nên phủ nha của phủ Thiệu Hưng cũng tọa lạc ở trong thành, thứ "huyện trưởng" ngươi còn có "thị trưởng" ta lại có thể không có sao?