Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 157 : Tả hữu văn võ nho đạo

Ngày đăng: 17:42 30/04/20


Lời phát biểu của tri phủ đại nhân kết thúc, huấn đạo đại nhân lại bảo án thủ ba kỳ thi dâng hương lên Khổng Tử, sau đó lên tiếng đảm bảo. Đường Thuận Chi người ta là tri phủ, có thể tùy tiện được, Thẩm Mặc y thì chẳng là cái quái gì, phải thành thực vái lạy hết một lượt, sau đó vội vàng đi xuống cho xong việc.



Trong mắt mọi người đây là vinh dự ghê gớm lắm, đủ để mấy chục năm sau khoe khoang với con cháu rồi. Nhưng mỗi người mỗi khác, không thể đem so sánh. Khi nghi thức kết thúc, các đại nhân đi trước một bước, tới đến cửa, tri phủ đại nhân đột nhiên quay đầu lại nói:

- Thẩm Chuyết Ngôn, ngươi đi theo bản quan, việc học tập của ngươi do bản quan đích thân dạy.



Trong những ánh mắt hoặc là ghen tị, hoặc là đố kỵ đổ dồn lên mặt, cho dù Thẩm Mặc có mặt dày hơn tường thành cũng hơi xấu hổ, vội vàng đáp lời, đi theo lão Đường lên kiệu.



Ở trên kiệu hai người giống như những người đắn đắn, nói mấy câu kiểu như hôm nay thời tiết không tệ ..v..v..v.. Nhưng vừa mới tới trong thư phòng phủ nha môn tri phủ, Đường Thuận Chi lộ ngay ra cái bản mặt già mà không nên nết, cười nói:

- Sao nào tiểu tử, có thể diện chưa? Sư thúc đối xử với ngươi không tệ chứ hả.



Thẩm Mặc trừng mắt:

- Không thèm, ngài không nhìn bao nhiêu người hận không thể kéo học sinh xuống, để cho hắn lên cái kiệu đó sao?

Nói xong đưa tay minh họa:

- Lần này ít nhất cũng phải đắc tội với một trăm tên.



Đường Thuận Chi cười ha hả, vuốt râu nói:

- Tới tận giờ ta vẫn không sao hiểu nổi một chuyện , mong ngươi giải thích dùm ... Sư huynh của ta cái vị tiên sinh dạy học cổ hủ cứng ngắc đó làm sao mà dạy ra nổi học sinh như ngươi?

Nói xong vô cùng tiếc nuối nói:

- Đáng lẽ ngươi phải là học sinh của Đường Kinh Xuyên ta mới đúng.



Thẩm Mặc nhún vai:

- Học sinh cũng luôn lấy làm tiếc nuối.



Đường Thuận Chi lại chẳng đùa với y, mà trầm giọng nói:

- Ta thật lòng muốn truyền y bát của ta cho ngươi, ta không muốn sở học cả đời bị thất truyền.
Đường Thuận Chi lắc đầu cười:

- Nói với ngươi nhiều như thế, là không muốn ngươi hiểu lầm ta thôi, không phải là lôi kéo ngươi vào. Có lẽ bọn họ có suy nghĩ này nhưng ta thì không, ta chỉ đơn thuần muốn ngươi tiếp nhận y bát của ta, đem học vấn cả đời của ta tiếp tục được được truyền bá.

Nói rồi thở dài buồn bã:

- Ngươi cũng biết Đường Thuận Chi bỏ quan trường mười sáu năm, trong mười sáu năm đó ta sống trong sơn trang, xa rời thành thị. Ngày đêm nghiên cứu, quên ăn quên ngủ, trên thì đọc hết sử thi, điển cố, luật lịch, toán số, thiên văn địa lý, binh pháp chiến trận, dưới tới mẹo vặt, không gì không có.



Ông ta lấy một cái bọc lụa dầy ở dưới bàn lên, vừa mở ra vừa nói:

- Không phải Đường Thuận Chi ta tự khen, bất kể có là thiên văn nhạc luật, địa lý binh pháp, ta đều đã tinh thông cả rồi.

Bộc lụa mở ra, đó là sáu cuối sách chiép tay dày. Ông ta yêu quý vuốt ve sáu cuốn sách ngưng tụ thâm huyết của mình:

- Đây là Tả, Hữu, Văn, Võ, Nho, Đạo do ta lấy hết sách vở cổ kim, phân tích bù đắp, dung nhập làm một mà biên thành. Mặc dù gồm chứa quá tạp, nhưng đều là học vấn kinh bang tế thế.



- Lục biên truyền hậu thế, học giả không thể đó được vỏ ngoài của nó, chỉ anh tài thực sự mới có thể hiểu.

Nói với chút kiêu ngạo:

- Kẻ nắm được một biên trong đó, là có thể lập nên sự nghiệp chấn động cổ kim rồi.



" Không phải khoác lác thái quá chứ?" Thẩm Mặc hồ nghi nhìn ông ta, bụng nghĩ :" Ông hiểu hết cả sáu quyển sao không thấy ông chắp cánh banh cao?"



Đương Thuận Chi tất nhiên nhận ra Thẩm Mặc không tin, cười khổ nói:

- Tinh huyết khí mạch của ta đều dồn hết cả vào sáu quyển sách này rồi, đừng thấy ta hiện nay còn khỏe như vâm mà nhầm, thực tế cái gốc đã khô cạn, dương thọ không còn nhiều ... Muốn lập nên sự nghiệp, nhưng chỉ cò thể gặp không thể cầu nữa.

Rồi không ngờ vén vạt áo, quỳ xuống nói với Thẩm Mặc:

- Mong Chuyết Ngôn ngươi giúp ta việc này, đem sáu quyển sách truyền cho người thích hợp, để nó được dương danh với đời, để ta được toại nguyện...



Thẩm Mặc còn nói gì được đây? Y chỉ im lặng nhận lấy sáu quyển sách, nói:

- Nhất định.