Quan Cư Nhất Phẩm
Chương 24 : Làm lớn chuyện (3)
Ngày đăng: 17:41 30/04/20
Khổng Thánh Nhân có nói: "Dân khả sử do chi, bất khả sử nhi tri". Không cần biết nguyên ý của câu trên là sao, nhưng từ xưa tới nay, hàng trăm ngàn vị hoàng đế và quan viên đều nhất trí giải thích nói là: Người dân nên ngu một chút thì hơn.
*** Có thể bảo dân đi theo con đường của ta, không cần bảo họ biết đó là cái gì.
Vì sao chứ? Bởi vì ngu mới dễ lừa, ngu mới dễ thỏa mãn, ngu mới dễ sai bảo. Quản lý những người dân ngoan ngoãn thoải mái nhường nào.
Nhưng hiện giờ có kẻ không ngoan nữa rồi! Không ngờ lại dám kích động tâm tình của bách tính trong huyện, làm cho bọn họ bát nháo nhặng xị, kích động dâng thư, mang theo thế không đạt được mục đích không từ bỏ. Con bà chúng nó, thế này chẳng phải đẩy Lý huyện lệnh đại nhân lên lò lửa hay sao? Câu kia nói thật hay "Xin hỏi Thiệu Hưng ngày nay là thiện hạ của nhà nào?"
Huyện đại nhân cuối cùng cũng phẫn nộ, ông ta vỗ bàn quát:
- Người đâu, thay áo cho bản quan, ta muốn thăng đường.
Người hầu vội vàng lục hòm tìm quan phục của lão gia. Vừa mang ra xem thì nó đã mọc rêu xanh um rồi, thì ra gần đây mưa liên miên, huyện đại nhân thì suốt cả tháng trời chẳng làm việc, quan phục bằng lụa để lâu, đã biến thành áo choàng lông, có thể mặc cho mùa đông được rồi.
Huyện đại nhân chỉ đành mặc thường phục thăng đường, tức tối ngồi xuống sau bàn lớn, nhìn ai cũng thấy ngứa mắt, thể là chửi từ huyện thừa, chủ bộ, điền sử tới tuần kiềm một trận.
Chửi xong vẫn phải phân công nhiệm vụ, ném tấm thẻ bài đỏ chót, nói với Mã điền sử chưởng quản trị an bắt bớ hạ lệnh:
- Tra cho ta, tra ra bất kể là ai cũng mang về cho ta.
Điển sử không dám nói gì, nhặt thẻ bài lên, dẫn đám người tuần kiểm đi tra án bắt người.
*** Điển sử : Quan không phẩm, quản lý việc trị an, truy bắt, giám ngục.
Đám người thô lỗ vừa đi, trong công đường lớn "gương sáng treo cao", chỉ còn lại đám văn nhân huyện thừa, chủ bộ, lục thư phòng. Huyện thái gia bỏ bê công việc lâu ngày, dựa vào mấy vị này để quản lý cả huyện, Lý huyện lệnh tự nhiên hết sức nể trọng bọn họ. Chỉ thấy ông ta mặt mày khổ não nói:
- Chư vị, chuyện này mà không xử lý tốt ấy mà, cả đám chúng ta xui xẻo hết, chúng ta phải bàn bạc kỹ lưỡng.
Mọi người đều gật đầu, đem ánh mắt chiếu vào Huyện thừa đại nhân, nhân vật số hai trong huyện, chờ ông ta phát biểu. Vị huyện thừa này họ Trương xuất thân cử nhân, bằng cấp địa vị chỉ đứng sau huyện lệnh đại nhân, mà tư cách thì cao hơn rất nhiều. Chỉ thấy ông ta hắng giọng một tiếng, hơi làm bộ nói:
Trương huyện thừa chỉ đành ấm ức lãnh mệnh rời đi.
... ....
Thế là mỗi bên một việc chia nhau làm. Lại nói về việc đi bắt người của Mã điển sử, hoài nghi đầu tiên chính là cả nhà Thẩm Hạ, liền dẫn một đám công sai, khí thể hùng hổ tới lều cỏ bên sông, mời biết được người ta không ở đó nữa.
Qua một phen nghe ngóng, bọn họ tìm tới được Thẩm gia đại viện, vừa thấy hai cây cờ tiến sĩ đứng trước kỉa, tức thì khí thể sụt giảm ba phần.
Mã điển sử thầm kêu xui xẻo, chỉ đành để thủ hạ đợi ở đằng xa, một mình tới đưa thẻ bài huyện thái gia ném ra cho trông cửa, nói:
- Huyện tôn đại nhân có lệnh, điều tra ác đồ tung tin đồn, xin vị huynh đệ đi vào bẩm báo một tiếng, mời Thẩm Hạ tướng công theo chúng tôi tới nha huyện đối chất.
Trông cửa không nghe, chỉ vào cây cờ lớn trước cửa nói lớn:
- Thẩm gia chúng ta là dòng dõi nho gia, ba đời không có nam phạm tội, nữ tái giá, dựa vào cái gì mà hoài nghi chúng ta.
Nói rồi còn dọa dẫm:
- Cẩn thận hai vị lão gia nhà ta dâng thư lên đô sát viện, tố cao các ngươi kiếm cớ quấy nhiễu.
Mặt Mã điển sử vốn dài như mặt ngựa, nghe thế mằt càng dài thuỗn ra, xuống nước nói:
- Chúng tôi chỉ mời Thẩm tướng công đi một chuyến, không hề có ý gì khác.
Trông cửa đang muốn thừa thắng truy kích, nhưng nghe đằng sau có giọng nói nghiêm túc vang lên:
- Chuyện gì thế hả?
- Nhị gia.
Trông cửa vội khom người hành lễ.