Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 248 : Hội phục hưng.**

Ngày đăng: 17:44 30/04/20


Thuyền nhỏ lắc lư trôi trên dòng nước biếc, rẽ qua mấy khung quanh, liền thấy một bãi cồn nổi lên giữa mặt hồ, xung quanh bãi cồn hoa nở trắng như tuyết.



Am nhỏ núp bóng dưới tàng cây rậm rạp, hẳn vì thế mà có tên Thu Tuyết.



Lên bờ, đường mòn khúc khuỷu, hai bên đều là kỳ hoa hương thảo, tùng xanh trúc biếc, mọi người thấy tấm biển đề ba chữ " Am Thu Tuyết".



Vị hòa thượng trụ trì sớm đã đợi ở của, dẫn mọi người vào bên trong, sau khi dâng trà lên, mời mọi người vào hậu viện, giúp bọn họ sắp đặt đồ tế lễ rồi lui ra.



Mọi người cũng chẳng có nhiều trình tự rắc rối, trước tiên là xếp thành vòng tròn, khom mình bái nhau, rồi đứng xếp theo thứ tự tuổi tác. Trong bảy người Từ Vị lớn tuổi nhất, tiếp đó là Ngô Đoái, Tôn Lung, Chư Đại Thụ, Tôn Đĩnh, nhỏ nhất là Thẩm Mặc.



Tiếp đó đốt đồ tế, Từ Vị đứng trước ánh lửa hừng hực, mở văn tế, cao giọng đọc:



- Chúng tôi Từ Vị, Ngô Đoái, Tôn Lung, Chư Đại Thụ, Tôn Đĩnh, Đào Đại Lâm, Thẩm Mặc người phủ Thiệu Hưng Chiết Giang nước Đại Minh, tay chắp nén hương xin thưa, phục nghĩa đào viên, chung lòng ngưỡng mộ mà học theo; dù không phải tình thâm, họ tộc cũng khác, nhưng cùng chung chí hướng. Lưu Quan Trương kết nghĩa vì cứu Hán thất, giữ gìn thiên hạ. Nay vương triều Đại Minh, mưa gió bất thường, trong có gian đảng hoành hành, ngoài có giặc Oa Yêm Đáp, sinh linh đồ thán, bách tính khốn đốn.



- Chúng tôi phận thư sinh, nhưng nát lòng vì nước, hận không thể gan góc lầy đất, trả lại trời đất trong sáng cho Đại Minh. Hận thay không có dũng hơn đời của Quan Trương, không có trí trị thiên hạ của Quản Trọng. Cùng đường hết kế, chỉ có cách tâm hợp lực.



- Ngày sáu tháng tam năm Gia Tĩnh thứ ba mươi tư, chuẩn bị sĩnh lễ dê lợn, tắm rửa trai giới, thành kính thỉnh cầu, vái lậy Hạo thiên kim khuyết Ngọc hoàng đại đế, công tào năm phương, Thành Hoàng bốn huyện, cùng giám sát. Đám chúng tôi tuy thấp kém, nhưng lòng trung thành, lập hội Phục Hưng, lời thề vĩnh viễn ...



Mọi người cùng nghiêm trang nói:

- Đồng tâm hợp lực, phục hưng Đại Minh, tế thế cứu dân, có đầu có cuối, nếu như trái lời, mặc chúng sinh xử phát.



Đợi mọi người đọc xong, Từ Vị tiếp tục:

- Chúng tôi phú quý nhớ tới lúc bần cùng, hoan lạc nhớ khi đau khổ, hưng thịnh không quên lúc suy vong. Bỏ qua vinh nhục cá nhân, thủy chung không quên cái chí hôm nay.



- Sau khi ăn thề kết minh sẽ tương thân tương ái, chung hưởng an lạc, tương trợ khổ nạn. Càng mong Đại Minh quốc thái dân an, nhà nhà hạnh phúc. Văn tấu ngày mùng sáu tháng tám năm Gia Tĩnh thứ ba mươi tư.



Đọc xong liền đốt văn tế, xem như gửi cho thần phật các phương đọc.



Mọi người lại lần lượt báo danh tính, học cổ nhân cắt máu ăn thể, nhỏ vào vò rượu, chia ra làm bảy chén rượu máu, sau khi uống vào. Lần lượt vài lạy nhau tám lạy trước mặt thần, sau đó tiễn thần, đốt tiền giấy, thu lễ lại.



Không bao lâu sau, vị hòa thượng trụ trì dọn một bàn cơm chay, bảy người chia lớn nhỏ ngồi xuống. Trước khi vào bữa tiệc, Từ Vị nói:


Đợi mọi người hưng phấn nói hết, Thẩm Mặc nghiêm túc nói:

- Nếu như lấy tên hội Quỳnh Lâm, thì chư vị, những người khai sáng chúng ta phải lấy mục tiêu là đề danh bảng vàng, khiến thiên hạ phải ghé mắt, dánh được danh vọng tột cùng.



Mọi người cùng gật đầu:

- Đi ngàn dặm đường thế nào phải có bước khởi đầu, trước tiên phải thi hương cho tốt.

Rồi cùng nâng chén chúc nhau thi tốt.



~~~~~~~~~~~~



Cùng lúc hội Quỳnh Lâm nâng chén chúc mừng thì trong trường thi Hàng Châu, đặt ở đông bắc Tây Hồ ...



Trường thi Hàng Châu trải qua năm ngày quen dọn, ba ngày đóng cửa, cuối cùng bụi bẩn đi hết, rực rỡ hẳn lên .. Chí ít nhìn bề ngoài là như thế.



Thế nhưng cả một trường thi lớn suốt ba năm không có người ra vào, trừ bụi bẩn ra, khó tránh khói có những thứ không sạch sẽ bên trong ... Thực tế trường thi là nơi hỏa hoạn, phát bệnh, nổi điên thậm chí là tự sát cực cao. Thường thường mỗi khi tới kỳ thi lớn thế nào cũng có điều cổ quái xuất hiện.



Mọi người không giải thích được, chỉ đành đổ cho quỷ thần gây ra, cho rằng xuất hiện chuyện này là do ai đó làm chuyện trái với lương tâm gặp phải chuyện báo ứng. Qua một thời gian dài đồn thổi, bất kỳ là khảo quan hay khảo sinh đều rất tin vào chuyện ân oán ắt có báo ứng, mà không chỉ là tin, còn thành một loại ước thúc về đạo đức làm người đọc sách kiềm chế hành vi của mình.



Đương nhiên trừ quét dọn ra, còn phải mời nhân sĩ chuyên nghiệp tới xử lý. Cái gọi là nhân sĩ chuyên nghiệp chính là tăng nhân đạo sĩ, bọn họ lập tế đàn ba ngày trước khi thi, gọi Minh Viễn lâu, bày đủ thứ đồ cúng tế chay mặn. Mục đích chủ yếu là mời thổ địa đại tiên, du hồn dã quỷ tạm thời chuyển qua đó ở tạm, đợi thi xong hãy quay về.



Tới canh năm ngày mùng tám, trước trường thi nổ ba tiếng pháo, mở hàng rào ngăn với bên ngoài, lại nổ ba tiếng pháo nữa, mở đại môn; ba tiếng pháo tiếp theo, mở long môn. Sau chính tiếng pháo, trên đường phố chiêng trống ầm ĩ, cờ quạt phủ kín, tuần phủ Chiết Giang, tri phủ Hàng Châu dẫn các quan viên dưới xuất hiện, bày hương án trước cửa trường thi. Hồ trung thừa mặc mãng bào, đội khăn vấn đầu, hành lễ xong đứng dậy, dùng hai chiếc ô che mặt.



Quan viên của nha môn tuần phủ quỳ xuống nói:

- Mời tam giới Phục ma đại đế Quan thánh đế quân vào trường thi trấn áp, mời Chu tướng quân tiến vào trường thi tuần thị.

Bỏ ô che ra, Hồ Tôn Hiến lại hành lễ,, viên quan kia tiếp tục mời Thất khúc văn xương khai hóa đễ quân, Khôi tĩnh lão gia ... Vào trường thi.



Sau khi nghi lễ này kết thúc mới là nghênh đón khảo quan vào trường thi, bọn họ bái tế Khổng Tử, phát lời thề độc, kiểm tra kỹ càng trong trường thi, xác nhận không khâu nào có vấn đề, mới chuẩn bị công tác đánh số, phân bài thi ...



Trong đêm đó hai vị chủ khảo, tám vị phó khảo, mười mấy thư bạn liền ở trong Chí Công đường, đợi ngày mai bắt đầu cuộc thi. Trong truyền thuyết phàm kẻ nào có tư tâm , muốn làm trò gian trá, sẽ chết bất đắc kỳ tử trong đêm đó ...