Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 251 : Bảo kiếm nhờ mài mà sắc

Ngày đăng: 17:44 30/04/20


Thẩm Mặc theo chỉ dẫn tìm tới lều 7 hàng 9, đứng trên đường nhìn tới, chỉ thấy có bảy tám chục lều xếp thành một cái ngõ dài, đều có có hàng rào, lính gác kiểm tra đối chiếu tên tuổi, mới cho Thẩm Mặc vào.



Thẩm Mặc thấy con ngõ rộng chưa tới năm xích, nhưng rất dài, giống con ngõ khu dân cư, bên ngoài mỗi một gian lều có một người lính canh giác. Thực tế giám quan không trực tiếp đi tới ngõ kiểm tra, nhiệm vụ giám thị chủ yếu là những quân sĩ một chữ cắn đôi không biết này. Một vì không có nhiều khảo quan như vậy, hai là phòng khảo quan và khảo sinh thông đồng.



Thực ra lại giám thị một kèm một này không có gì khó làm, chỉ cấm hỏi han, cầm trao đổi là được rồi.



Trong ngõ còn có mấy chum lớn đựng nước, chủ yếu dùng phòng hỏa hoạn và cho khảo sinh uống.



Thẩm Mặc nhìn nhìn phía xa, thấy ngay nhà xí, liền thu ánh mắt lại, tìm gian lều thứ bảy, quả nhiên đúng như đám Từ Vị nói, ba mặt có tường, phía nam để trống, kích cỡ chừng bằng nhà xí trên tàu hỏa sau này, có thể tưởng tượng ra lều nhỏ thì ra sao.



Thẩm Mặc nhấc ván lều lên, chỉ thấy bên trong đầy tơ nhện, mặt đất cũng phủ lớp bụi dầy. Vừa rồi y vào cửa trường thi, thấy khắp nơi sạch sẽ, mặt đất được vẩy nước, còn vui mừng một hồi, ai ngờ người ta chỉ quét được, còn lều ai người nấy đi mà dọn.



Lều thế này thi cử gì? Hết cách, y đành sắn tay áo lên quét dọn lều thi rồi hẵng nói. Đương nhiên không phải chỉ mỗi mình y, các khảo sinh khác trong ngõ cũng đang tiến hành tổng vệ sinh. Khi quét dọn, Thẩm Mặc thấy trên vách có không ít bài thơ méo mó do các bậc tiền bối trong lúc không làm được bài để lại. Nhưng làm y kinh ngạc là y thấy hàng chữ nhỏ -- Dư Diêu Vương Thủ Nhân năm nhậm thi ở đây.



*** Vương Dương Minh, hay còn gọi là Dương Minh Công tổ sư của tâm học.



Thẩm Mặc ra sức dụi mắt, y xác định không phải gặp ma, thật sự không sao ngờ được nơi này lại là chỗ thánh hiền đã từng phấn đấu, xem tiếp phía dưới, còn có mấy vị khảo sinh mấy chục năm trước viết lời ngưỡng mộ, y mới tin rằng sáu mươi năm trước thánh nhân từng quét dọn vệ sinh nơi này , tâm lý bất giác thăng bằng hơn rất nhiều.



Nhưng chuyện này quá trùng hợp, quá lộ liễu. Thẩm Mặc cảm giác tới tám chín phần đây là do môn nhân Vương Học an bài, y không khỏi rùng mình, lòng thầm kinh hãi :" Đám người này thật đáng sợ, nếu muốn chơi đùa chết ta thật quá đơn giản." Không khỏi sinh lòng kính sợ những người kia, không dám coi thường nữa.




Bên trong có ba đề Tứ Thư và hai mươi đề Ngũ Kinh, đương nhiên không phải là làm hết, nếu không Thẩm Mặc cũng chẳng thể thong dong như vậy, ba đề Tứ Thư phải đáp hết, còn Ngũ Kinh chỉ cần làm một kinh tức là bốn đề, tức là phải viết bảy bài văn.



Tất nhiên là không hải ngươi có thể chọn đề kinh nào đơn giản thì làm đề đó, mà là ba ngày trước trên đề đã ghi khảo sinh chọn cái nào. Đương nhiên không phải vì trường thi có tài tiên tri, mà trước khi thi tất cả khảo sinh tới nha môn bố chính sứ ti, đem tên tuổi, quê quán, lý lịch ba đời cùng với Kinh chuẩn bị thi báo ra. Sau đó đóng dấu lên giấy thì, phát cho khảo sinh.



Thẩm Mặc chọn bốn đạo đề Xuân Thu, y đã biết từ nhiều năm trước , đã hình thành việc chỉ coi trọng vòng thi đầu, nhất là coi trọng Tư Thư, chỉ cần bài thi Tứ Thư được khảo quan nhìn trúng, thì bài thi trong hai vòng khác không coi trọng lắm nữa.



Cho nên y đem đa phần tinh lực đặt lên ba đạo đề của Tứ Thư, cố gắng làm thật hoàn mỹ rồi mới nghĩ đến bốn đạo đề Xuân Thu.



** Ngũ Kinh có: Kinh thi, Kinh dịch, kinh lễ, kinh thư, kinh xuân thu.



Xem kỹ bốn đề Tứ Thư, Thẩm Mặc không thể không thừa nhận đem so với thứ tiệt đáp đề đầu một nơi thân một nẻo của thi đồng sinh, thì đại đề đương đường chính chính càng có thể kiểm tra học vấn của một người hơn. Ba đề thi đều là câu chữ hoàn chỉnh, vì tránh nhầm lẫn còn trích dẫn ra cả đoạn , chỉ cần là người đọc qua Tứ Thư sẽ biết nó ở đâu, hoàn toàn không phải tốn sức đoán đề.



Xem qua ba đạo đề thi, Thẩm Mặc toàn tâm toàn ý tập trung vào làm bài, phân ra ý trọng điểm, nắm chắc quan hệ các đoạn, mới cầm bút vào đề. Mặc dù văn chương chưa chắc mới mẻ độc đáo, nhưng gắn sát với đề, mạch văn đường đường chính chính, từng từ đều phát ra từ lời thánh hiền, mang phong cách đại gia, hoàn toàn vượt trội khảo sinh bình thường.



Làm xong ba đạo đề thì đã tới trưa ngày hôm sau, Thẩm Mặc dùng nửa ngày còn lại làm bốn đạo đề Xuân Thu, mặc dù mắc độ chuyên tâm không thể so với ba đề Tứ Thư, nhưng trình đồ y quá cao, vẫn có thể viết cho lý cao nghĩa sâu, văn chương như dệt gấm.



Đợi nộp bài ra ngoài thì người đã mệt nhoài rồi, y không về Tây Khê nữa, đi thẳng tới một khách sạn ở đó, Ân tiểu thư đã bao cả một biệt viện cho y, vào trong có người hầu hạ ăn uống. Thẩm Mặc thấy Từ Vị và Chư Đại Thụ cũng đã ra, mọi người đều mặt mày mỏi mệt, tới cả sức nói chuyện cũng chẳng còn. Ăn qua loa một chút, Thẩm Mặc đi tằm, ngâm mình trong trong nước nóng, không ngờ dựa vào thành thùng nước ngủ mất ....