Quan Cư Nhất Phẩm

Chương 709 : Trả thù

Ngày đăng: 17:50 30/04/20


Rời khỏi rất xa pháp trường, rời xa cái mùi máu tươi như có như không đó, tâm tình Thẩm Mặc cũng tốt hơn, y từ trong tay vệ sĩ tiếp nhận xe đẩy của Thôi Duyên, đẩy ông ta đi chầm chậm trong con hẻm yên tĩnh.



Thôi Duyên là vị thái y đánh bạc tính mệnh đi cứu hoàng đế, ông ta bị Trần Hồ chém đứt cột sống, nửa cuộc đời còn lại chỉ có thể làm bạn với xe đẩy. Một vị anh hùng trung tâm cứu chủ như vậy trong mắt Thẩm Mặc ca ngợi thế nào cũng không quá đáng, nhưng khiến người chạnh lòng đó là Gia Tĩnh hoàng đế cực độ ích kỷ không muốn nhắc tới đoạn chi tiết này nữa, công tích của ông ta tự nhiên cũng không thể nào được ghi nhận.



Cuối cùng, Thôi Duyên chỉ phải đến Thái Y viện chung thân cung phụng, con cái được đãi ngộ thương cảm làm bách hộ Cẩm Y Vệ, so sánh với nỗ lực của hắn, quả thật như trăng sáng cùng đom đóm, mà Kim thái y vẫn luôn làm trợ thủ cho ông ta, thời khắc nguy nan cũng không dám xuất đầu lại được thăng làm Thái Y viện chính, thế thì sao không khiến Thôi Duyên chạnh lòng?



Vì thế Thẩm Mặc cảm thấy không cam lòng, đặc biệt tìm hoàng đế tỏ bất bình, lúc này mới tranh được cho ông ta được ngự ban đề từ trung liệt, cùng là Thái Y viện chính với Kim thái y, cũng chung thân hưởng thụ đãi ngộ của quan viên tam phẩm. . . Mặc dù Thẩm Mặc cho rằng vẫn còn chưa đủ, nhưng cũng chỉ có thể như vậy thôi.



- Hôm nay xem như là một kết thúc rồi. - Thẩm Mặc nhẹ giọng nói với Thôi Duyên: - Ngày mai chúng ta bắt đầu lại từ đầu.



Thôi Duyên lắc đầu nói:

- Đại nhân có thể tiếp tục con đường của mình, còn tiểu nhân lại phải đi thôi.



- Chẳng lẽ không thể suy nghĩ lại xem sao? - Thẩm Mặc thành khẩn nói: - Cho dù không muốn ở lại Thái Y viện, cũng có thể làm chút việc khác, dù ông muốn làm gì cũng được.



- Ta muốn đứng lên. - Thôi Duyên dửng dưng nói: - Đại nhân có thể giúp ta không?



- Không thể. . .

Thẩm Mặc chán nản nói:

- Trừ điều đó ra thì đều có thể được. . .



- Nhưng không đứng dậy được, cái gì cũng không còn ý nghĩa. . .

Thôi Duyên lộ vẻ sầu thảm nói:

- Ai cần dùng một người tàn phế, kết quả của tàn cũng chỉ là phế.



- Đừng nghĩ như vậy. - Thẩm Mặc trầm giọng nói: - Ông là đại phu, không phải là binh sĩ, đứng hành y cùng ngồi hành y có khác gì nhau đâu?



- Ngươi thấy qua thái y ngồi xe đẩy chưa? - Thôi Duyên ngẩng đầu nhìn y nói: - Thẩm đại nhân, ta biết ngài muốn giúp ta, nhưng ta không muốn để người khác chê cười, ta chỉ muốn tìm một nơi không ai biết, an tĩnh sống nốt quãng đời còn lại!



Khi nói chuyện ông ta đã nước mắt lưng tròng, vội vàng đưa tay che mặt:

- Ta cảm ơn hảo ý của đại nhân, nhưng thực sự không cần đâu. . . chỉ cần đại nhân có thể chiếu cố Thôi Đức và Thôi Lỗ thì ta đã cảm thấy mỹ mãn rồi!



Đó là hai người con trai của ông ta.



Thẩm Mặc hít thở sâu, ánh mắt nhìn về phương xa, cố kìm nén nước mắt muốn chảy xuống, nhỏ nhẹ nói:

- Việc này thì ông yên tâm, sau khi hai đứa nó học tập tại Quốc Tử Giám, ta sẽ đưa chúng đến Tô Châu đào tạo thêm, còn đường sĩ đồ về sau Thôi huynh có thể yên tâm.



- Thế là đã đủ rồi. . .

Thôi Duyên gượng cười nói:


Điều càng làm cho người cảm thấy sợ hãi là trên thái độ đối đãi với Nghiêm Tung. . . Bởi vì Nghiêm các lão không tham dự mưu phản, nhưng lại bởi vì cực lực phản đối nên bị Nghiêm Thế Phiên nhốt trong phủ tại Nam Xương, giờ sự việc đã bại lộ, Án sát sử Giang Tây dẫn binh công hãm Nghiêm phủ mới cứu ra lão nhân.



Lúc này Gia Tĩnh cũng sẽ không hoài niệm tình cũ với Nghiêm Tung nữa, căn bản không quản không hỏi, tùy ý Từ Giai xử trí.



Rất nhiều người đều kiến nghị, phụ tử tương liên, cứ áp giải Nghiêm Tung vào kinh xử tử, đây là điều phù hợp pháp điển nhất. Nhưng Từ Giai không đáp ứng, ông ta nói Nghiêm các lão đã ngoài 80 rồi, vì nước vì chủ tận trung đã nhiều năm, có thể pháp ngoại khai ân, giữ lại cho lão một tính mệnh, chỉ cần tước chức làm dân, để cho lão về quê nhà dưỡng lão.



Lúc đó rất nhiều người đều cho rằng đây là biểu hiện phúc hậu của Từ các lão, nhưng sau đó có người phát hiện, căn bản không phải có chuyện như vậy, bởi vì sự tình phía sau chứng minh, cách nghiêm phạt của Từ Giai đối với Nghiêm Tung chính là để cho lão sống sót. . .



Nghiêm Tung viết thơ cho Gia Tĩnh, nói mình đã tuổi già sức yếu, bên người không thể không có con cháu chiếu cố, nếu bệ hạ khai ân, trả lại cho ta một đứa cháu, xin đưa Nghiêm Hộc trở về phụng dưỡng ta đi. Đối với điều này Gia Tĩnh không quan trọng hóa, liền viết tin cho nội các, hy vọng Từ Giai xem xét. Ai ngờ Từ Giai nói rằng, Nghiêm Hộc tử tội có thể miễn, hoạt tội nhưng khó thoát, phải phục hình trước, sau khi mãn hình thì mới có thể hồi hương.



Nghiêm Hộc bị phán sung quân Liêu Đông 10 năm. . . 10 năm, ai tin lão Nghiêm Tung còn có thể kiên trì 10 năm? Đây rõ ràng là không muốn để cho Nghiêm Tung nhìn thấy người thân duy nhất một lần.



Điều này còn chưa tín hết, ngoại trừ bãi quan, Từ Giai còn mệnh lệnh Hình bộ phái khâm sai đến Nam Xương kê biên tài sản Nghiêm phủ, nơi đó mới là bảo khố chân chính của Nghiêm gia, vàng bạc tài bảo, đồ cổ tranh chữ có bao nhiêu chứ? Chỉ kê biên tài sản thôi mà dùng thời gian tới hơn 1 tháng, danh sách kê biên dày tới cả quyển.



Nghiêm Tung đã cùng đồ mạt lộ, bất đắc dĩ mới đưa ra một yêu cầu cuối cùng, hy vọng có thể giữ một số tài sản cho mình, để cho lão nuôi được người hầu.



Mặc dù quan viên xét nhà là người của Từ đảng, nhưng ai có thể cự tuyệt thỉnh cầu đáng thương của một lão nhân chứ? Liền đáp ứng thay mặt chuyển tấu.



Rất nhanh câu trả lời được đưa xuống, không được!



Có quan viên nhìn không được, cầu tình cho Nghiêm Tung:

- Hiện tại ông ta cũng chỉ là một lão nhân đáng thương, xin các lão mở lòng từ bi đi.



- Khi thiết kỵ của người Mông Cổ đạp khắp kinh kỳ, bách tính dân chúng triều đình xuất binh cứu viện, ông ta có mở lòng tư bi không? - Câu trả lời của Từ Giai lạnh lùng mà không lưu tình chút nào: - Kẻ làm hại cả hàng vạn gia đình tan nát, không có tư cách yêu cầu từ bi.



Vì vậy Nghiêm Tung chỉ có thể cô độc, về quê nhà Phân Nghi chỉ có thể trông cậy vào gia hương phụ lão giúp đỡ thôi. Cũng may danh tiếng của Nghiêm Tung tại quê nhà cũng không tệ lắm, quan địa phương cũng là một tay lão đề bạt lên, cho nên cuộc sống miễn cưỡng cũng có thể không có trở ngại.



Sự tình đến tận đây thì thường nên kết thúc, bởi vì đả kích đối với kẻ thù chính trị đến một bước này cũng coi như được rồi, nhưng Từ Giai còn ngại không đủ. Đến cuối năm, ông ta thay đổi vị tân trưởng quan cho Phân Nghi -- Trương Xung một trong Nhâm Tuất tam tử. Nhâm Tuất tam tử bởi vì buộc tội Nghiêm gia phụ tử mà bị hoạch tội, hiện tại Nghiêm gia phụ tử đã ngã, tự nhiên được miễn tội và được khởi phục. Đây là điều hợp tình hợp lý. Nhưng trạm thứ nhất tái nhậm chức của Trương Xung lại đặt ở quê nhà của Nghiêm Tung thì quá không phúc hậu rồi.



Bách tính của Phân Nghi nghe nói là Nhâm Tuất tam tử tới Phân Nghi, thế mới biết Từ các lão cũng không dự định buông tha lão Nghiêm Tung, nên ai còn dám lui tới với lão nữa, càng không ai dám tiếp tế lão. Mấy người hầu còn sót lại cũng đều bỏ chạy hết, chỉ sợ có dính dáng quan hệ gì với lão.



Vì vậy cuộc sống của Nghiêm Tung bỗng chống trở nên khổ sở, thậm chí ngay cả ăn cơm cũng thành vấn đề, cuối cùng chỉ có thể dọn vào trong từ đường của dòng họ, dựa vào ăn đồ cúng của tổ tiên để sống qua ngày. . . Thường thường cũng chỉ là bữa có bữa không, thậm chí đói quá, còn phải đi ăn xin trên phố.



Đó cũng làm cho Trương Xung vốn hùng hổ mà đến bỗng chốc không biết làm sao lên, cũng chỉ mắt nhắm mắt mở, mặc cho lão ta kéo dài chút hơi tàn.



Đến lúc này, rất nhiều người mới hiểu được, đối với một lão nhân gần đất xa trời thì nghiêm phạt lớn nhất không phải là cái chết, mà là đoạt đi tất cả những thứ lão đã từng sở hữu, khiến lão chờ chết ở trong tuyệt vọng. . .