Quan Gia
Chương 159 : Thị trấn Giáp Sơn
Ngày đăng: 01:21 20/04/20
Không khí bên trong xe rất là nặng nề.
Chu Kiến Quốc không nói một lời nào, Lưu Vĩ Hồng tự nhiên cũng không trong lúc này mà lắm mồm. Chu Kiến Quốc coi trọng hắn, quan hệ giữa hai người cũng giống như quan hệ giữa một người lãnh đạo và thư ký. Nhưng cũng có những giới hạn mà không thể vượt qua.
Tuy nhiên, Lưu Vĩ Hồng cũng biết, Chu Kiến Quốc sẽ không kìm nổi mà lên tiếng.
Chu Kiến Quốc không phải là loại người trầm mặc, ít lời, tính cách thâm trầm.
Từ đây đến khu Giáp Sơn cũng hơn 30km, tình trạng đường xá không được tốt. Xe đi rất xóc, nên muốn đến nơi phải mất hơn một giờ. Thời gian dài như vậy, lại không có điện thoại di động, Chu Kiến Quốc nếu không nói chuyện với hắn thì sợ là sẽ nghẹn họng mất.
- Ôi lão Hoàng ơi, ông thật là hồ đồ mà.
Quả nhiên, xe vừa mới ra khỏi thị trấn không bao lâu, Chu Kiến Quốc đã thở dài, không kìm nổi thốt ra một câu oán hận.
Người mà Chu Kiến Quốc gọi là lão Hoàng, Lưu Vĩ Hồng cũng biết là ai.
Đó chính là Bí thư khu ủy Giáp Sơn Hoàng Khắc Kiệm, năm nay đã 57 tuổi, là một lão cách mạng rồi. Dường như cán bộ ở các xã đều là gần sáu mươi mà vẫn còn nắm giữ vị trí tiền tuyến.
Lưu Vĩ Hồng đảm nhận chức Phó chánh văn phòng Huyện ủy Lâm Khánh đã ba tháng, đối với những lãnh đạo chủ yếu của huyện và một số lãnh đạo của các khu đều có những hiểu biết nhất định. Đương nhiên, chỉ là nghe nói qua chứ chưa từng tiếp xúc. Khi huyện mời cán bộ dự họp, những người này đều phải tham gia. Lưu Vĩ Hồng thì đã gặp mặt tất cả nhưng chỉ dừng lại như thế. Còn hiểu biết cặn kẽ hơn thì thời gian chưa đủ.
Hoàng Khắc Kiệm tuy rằng tuổi khá lớn, tư cách cũng được nhưng trong cảm nhận của lãnh đạo huyện thì ông ta cũng bình thường. Hoàng Khắc Kiệm là điển hình của đại quê mùa, làm việc không cẩn thận, nghiêm túc, lại còn thích uống rượu, cả ngày cứ hi hi ha ha cười giỡn, chẳng ra dáng một cán bộ gì cả, hoàn toàn không giống như những nhân vật số một tại các khu khác. Chỉ có điều khu Giáp Sơn cách xa "mặt trời", người dân nghèo khổ nên cũng không có mấy cán bộ quan trọng nào chịu đến đây nhậm chức. Hoàng Khắc Kiệm xem như là "lão Giáp Sơn". Mấy chục năm gần như là công tác ở Giáp Sơn, đối với tình huống ở khu Giáp Sơn rất là quen thuộc. Cho nên ở huyện cũng không điều động ông ta đi nơi khác. Tùy ý để ông ta ở lại vị trí Bí thư khu ủy thêm hai năm nữa. Và khi đến tuổi về hưu thì cũng coi như là trước sau vẹn toàn.
Không ngờ ngay tại khu trực thuộc của ông ta lại xảy ra vấn đề lớn như vậy.
Cũng khó trách Chu Kiến Quốc lại than thở như vậy.
- Bí thư, tình huống rốt cuộc như thế nào?
Lưu Vĩ Hồng liền hỏi một câu. Nếu Chu Kiến Quốc muốn tìm người nói chuyện, Phó chánh văn phòng Lưu cũng nên có tính tự giác.
- Hừ, Hoàng Khắc Kiệm gọi điện thoại nói, họ Trương và họ Mã vì phần mộ tổ tiên mà mâu thuẫn mấy tháng nay, rốt cuộc không kìm nổi đã động thủ.
Chu Kiến Quốc hầm hừ nói.
Theo những gì mà Chu Kiến Quốc nói thì Lưu Vĩ Hồng cũng có thể hiểu đại khái toàn bộ sự kiện.
Sự việc xảy ra ở xã Cửu Kiều khu Giáp Sơn. Xã Cửu Kiều, cho dù là ở khu Giáp Sơn nhưng lại là một xã lạc hậu, hẻo lánh, đồi núi dày đặc. Nơi nơi đều là sườn núi. Qua một vài trận mưa liền hình thành những con sông nhỏ. Đường quốc lộ cho đến nay chỉ thông đến chính quyền xã. Nếu muốn đi đến nơi khác thì phải đi bộ. Ở đây thì người nhiều đất ít, thôn dân lại nghèo khổ. Mỗi nhà đều chỉ là có một ít đất để canh tác. Những đoàn thể cứu tế của quốc gia, đoàn xã hàng năm đều phải tiếp tế lương thực. Nhìn chung đến nay vẫn chưa giải quyết được những vấn đề về ấm no.
Một địa phương hẻo lánh như vậy thì trình độ dân trí rất thấp. Nhóm hương dân hàng ngày không có gì tiêu khiển.
Họ Trương và họ Kiều là hai đại dòng họ ở xã Cửu Kiều. Kỳ thật là thông hôn lẫn nhau, rất nhiều người đều là thân thích. Điều này cũng có thể lý giải, những thanh niên ở xã Cửu Kiều muốn cưới một người vợ bên ngoài đến đây trên cơ bản là không có khả năng. Và các cô gái ở đây cũng không thể ra bên ngoài. Nguyên nhân rất đơn giản, nếu các cô gái trong thôn đều đi ra ngoài thì các thanh niên còn lại biết phải làm sao? Chẳng lẽ cả đời chịu cảnh cô đơn, không người hương khói?
Cách đơn giản nhất để xứ lý là thông hôn mà thôi. Truyện được copy tại Truyện FULL
Tuy nhiên, quan niệm dòng họ ở nông thôn rất năng. Cô gái ở Trương gia đã gả về nhà Mã gia thì là người của Mã gia, nhập gia phả ở Mã gia. Sau khi chết thì táng nhập phần mộ tổ tiên Mã gia. Đổi ngược lại, người con gái ở Mã gia đến Trương gia làm dâu thì cũng như vậy.
Họ Trương và họ Mã thông hôn nhưng quan hệ giữa hai dòng họ vẫn căng thẳng, không hề dịu đi, thường xuyên xảy ra xung đột vì tranh đoạt nguồn nước, vùng núi, phần mộ tổ tiên...
Lần này, rốt cục đã trở thành đại họa.
Lưu Vĩ Hồng nghe xong, thì cho rằng đánh giá của Chu Kiến Quốc đối với Hoàng Khắc Kiệm là vô cùng chính xác.
Người này quả thật là một người rất hồ đồ.
Họ Trương và họ Mã vì tranh giành phần mộ tổ tiên mà đánh nhau cả mấy tháng nay. Mối hận cũ giữa hai gia tộc này trước kia không phải là không có. Hoàng Khắc Kiệm lại không một chút can thiệp vào, không làm một người hòa giải khôn khéo, khai thông oán khí của thôn dân cũng như báo cáo lên huyện. Cứ mắt nhắm mắt mở chẳng quan tâm gì cả. Đợi cho mâu thuẫn song phương trở nên gay gắt. Hai bên tập hợp mấy trăm người khai chiến với nhau thì mới vội vội vàng vàng gọi điện thông báo cho lãnh đạo huyện cầu viện.
Chẳng những hồ đồ mà còn vô năng nữa.
- Bí thư, cũng không cần phải lo lắng nhiều. Chúng ta phải tăng tốc độ lên thì mới có thể ngăn cản được bọn họ.
Trong lúc này, Lưu Vĩ Hồng chỉ biết nói lời an ủi thôi.
Chu Kiến Quốc thì lắc đầu rồi lại thở dài.
Nhậm chức ba tháng, Chu Kiến Quốc xem như là đã lĩnh hội được tư vị của Bí thư Huyện ủy. Thật sự là một lời khó nói hết. Nhìn qua thì thấy vô cùng bình yên nhưng thực tế lại không phải như vậy. Chưa đến một trăm ngày ngắn ngủi, Chu Kiến Quốc lại có cảm giác lao lực quá độ.
Lưu Vĩ Hồng cũng không nói thêm gì nữa.
Xã Cửu Kiều nằm ở chỗ hẻo lánh, chỉ sợ Hoàng Khắc Kiệm biết được tin tức này thì cũng đã muộn. Khi gọi điện thoại đến huyện thì ở huyện tổ chức nhân sự cũng phải mất hai ba giờ. Nếu là trong chiến tranh, chắc khi đến nơi thì nói không chừng là đã đánh xong. Hiện tại nếu có đến thì cũng là dọn bãi chiến trường mà thôi.
Lưu Vĩ Hồng trước kia chưa có kinh nghiệm bản thân qua những việc này. Cho nên không biết dòng họ dùng vũ khí đánh nhau thì vũ khí trang bị như thế nào. Nếu chỉ dùng côn bổng thì có lẽ thương vong sẽ không thê thảm lắm và quan trọng là không chết người. Nhưng đó cũng chỉ là một nguyện vọng tốt đẹp thôi. Song phương tham chiến, nhân số có đến mấy trăm người. Hơn một ngàn người cùng một chỗ hỗn chiến, cho dù trong tay chỉ có nắm côn bổng thì khả năng xảy ra tai nạn chết người cũng lớn lắm.
Không nghĩ qua là cũng khó khả năng giẫm lên nhau mà chết.
Nếu sử dụng cuốc, sắt... làm vũ khí thì tình huống càng tệ hại hơn.
Hiện tại chỉ có thể hy vọng nhóm thôn dân này có thể tự chủ chứ không liều chết với nhau.
Đường tỉnh lộ tuy rằng cũng khá tốt, mặt đường trải nhựa nhưng Chu Kiến Quốc cũng không thể không thúc giục Tưởng Đại Chính tăng thêm tốc độ. Sau hơn mười phút, đoàn xe rốt cục cũng đã chạy đến thị trấn Giáp Sơn.
Đây là thị trấn trọng điểm nằm ở phía đông bắc huyện Lâm Khánh. Trong vòng bán kính ba mươi mét không có bất cứ một khu dân cư nào khác.
Nhưng thị trấn quan trọng này, trong mắt Lưu Vĩ Hồng thì cũng không khác gì so với một thị trấn bình thường. Toàn bộ thị trấn Giáp Sơn chỉ có một con đường trải nhựa dài khoảng năm sáu trăm mét. Hai bên là những ngôi nhà xây dựng không đồng đều, theo phong cách của thập niên 70, thời kỳ đại cách mạng.
Điều duy nhất khiến Lưu Vĩ Hồng mở rộng tầm mắt chính là ở khu công sở khu Giáp Sơn còn có một bức câu đối, là thi từ của lãnh tụ vĩ đại:
"Nhất tứ hải phiên đằng vân thủy nộ, ngũ châu chấn đãng phong lôi kích!".
Đoàn xe võ trang hạng nặng tiến vào con đường duy nhất ở thị trấn Giáp Sơn, khiến cho chó sủa ầm cả lên.
Vô số người từ những ngôi nhà hai bên đường đều hướng nhìn đoàn xe uy vũ, hùng tráng đánh giá không ngớt. Mỗi người trên mặt đều lộ ra sự giật mình xen kẽ sự sợ hãi.
Tại một khu hẻo lánh thì bất luận động tĩnh gì cũng đều có sức kích thích thật lớn.
Đoàn xe lập tức tiến vào sân khu công sở Giáp Sơn.
Khu công sở này cũng bị bể nát nhiều nơi. Nhưng tòa nhà thì lại khang trang hơn nhiều. Dù sao thì vẫn có hai tòa nhà được xây bằng xi măng, chiếm một khoảng đất không nhỏ. Có thể xem đây là nơi hiện đại nhất ở khu này.
Đoàn xe tiến vào khu công sở, bốn phía im ắng, không có người ra đón.
Chiếc xe đầu tiên lập tức nhấn còi, rất nhanh, tất cả các ô tô đều như vậy.
Một trận còi ngân dài. Một người phụ nữ trung niên thò đầu ra từ một gian phòng, thấy như vậy lập tức sợ hãi đóng ngay cửa lại.
Tưởng Đại Chính nóng nảy, nhảy xuống xe cảnh sát, bước đến gian phòng kia. Không ngờ thân hình ông ta mập mạp, hai đùi tròn vo nhưng động tác lại vô cùng nhanh nhẹn.
Xem ra có mặt Bí thư Huyện ủy ở đây thì người làm việc cũng đạt hiệu suất hơn.
Tưởng Đại Chính gõ ầm ầm vào cánh cửa. Cánh cửa lại mở ra lần nữa. Tưởng Đại Chính lập tức kéo người phụ nữ trung niên lại, hỏi vài câu rồi chạy lại chiếc xe Santana của Chu Kiến Quốc.
- Báo cáo Bí thư Chu, Hoàng Khắc Kiệm và tất cả cán bộ khu công sở đều đã đến xã Cửu Kiều rồi ạ.
Chu Kiến Quốc nhẹ gật đầu, nét mặt cũng thả lỏng một chút.
Mặc kệ thế nào thì Hoàng Khắc Kiệm cũng không đến nỗi quá hồ đồ.
- Tốt lắm, chúng ta cũng lập tức đến xã Cửu Kiều.
- Vâng!
Những chiếc xe lại từ khu công sở đi ra, xuất phát đến xã Cửu Kiều.
Chu Kiến Quốc không nói một lời nào, Lưu Vĩ Hồng tự nhiên cũng không trong lúc này mà lắm mồm. Chu Kiến Quốc coi trọng hắn, quan hệ giữa hai người cũng giống như quan hệ giữa một người lãnh đạo và thư ký. Nhưng cũng có những giới hạn mà không thể vượt qua.
Tuy nhiên, Lưu Vĩ Hồng cũng biết, Chu Kiến Quốc sẽ không kìm nổi mà lên tiếng.
Chu Kiến Quốc không phải là loại người trầm mặc, ít lời, tính cách thâm trầm.
Từ đây đến khu Giáp Sơn cũng hơn 30km, tình trạng đường xá không được tốt. Xe đi rất xóc, nên muốn đến nơi phải mất hơn một giờ. Thời gian dài như vậy, lại không có điện thoại di động, Chu Kiến Quốc nếu không nói chuyện với hắn thì sợ là sẽ nghẹn họng mất.
- Ôi lão Hoàng ơi, ông thật là hồ đồ mà.
Quả nhiên, xe vừa mới ra khỏi thị trấn không bao lâu, Chu Kiến Quốc đã thở dài, không kìm nổi thốt ra một câu oán hận.
Người mà Chu Kiến Quốc gọi là lão Hoàng, Lưu Vĩ Hồng cũng biết là ai.
Đó chính là Bí thư khu ủy Giáp Sơn Hoàng Khắc Kiệm, năm nay đã 57 tuổi, là một lão cách mạng rồi. Dường như cán bộ ở các xã đều là gần sáu mươi mà vẫn còn nắm giữ vị trí tiền tuyến.
Lưu Vĩ Hồng đảm nhận chức Phó chánh văn phòng Huyện ủy Lâm Khánh đã ba tháng, đối với những lãnh đạo chủ yếu của huyện và một số lãnh đạo của các khu đều có những hiểu biết nhất định. Đương nhiên, chỉ là nghe nói qua chứ chưa từng tiếp xúc. Khi huyện mời cán bộ dự họp, những người này đều phải tham gia. Lưu Vĩ Hồng thì đã gặp mặt tất cả nhưng chỉ dừng lại như thế. Còn hiểu biết cặn kẽ hơn thì thời gian chưa đủ.
Hoàng Khắc Kiệm tuy rằng tuổi khá lớn, tư cách cũng được nhưng trong cảm nhận của lãnh đạo huyện thì ông ta cũng bình thường. Hoàng Khắc Kiệm là điển hình của đại quê mùa, làm việc không cẩn thận, nghiêm túc, lại còn thích uống rượu, cả ngày cứ hi hi ha ha cười giỡn, chẳng ra dáng một cán bộ gì cả, hoàn toàn không giống như những nhân vật số một tại các khu khác. Chỉ có điều khu Giáp Sơn cách xa "mặt trời", người dân nghèo khổ nên cũng không có mấy cán bộ quan trọng nào chịu đến đây nhậm chức. Hoàng Khắc Kiệm xem như là "lão Giáp Sơn". Mấy chục năm gần như là công tác ở Giáp Sơn, đối với tình huống ở khu Giáp Sơn rất là quen thuộc. Cho nên ở huyện cũng không điều động ông ta đi nơi khác. Tùy ý để ông ta ở lại vị trí Bí thư khu ủy thêm hai năm nữa. Và khi đến tuổi về hưu thì cũng coi như là trước sau vẹn toàn.
Không ngờ ngay tại khu trực thuộc của ông ta lại xảy ra vấn đề lớn như vậy.
Cũng khó trách Chu Kiến Quốc lại than thở như vậy.
- Bí thư, tình huống rốt cuộc như thế nào?
Lưu Vĩ Hồng liền hỏi một câu. Nếu Chu Kiến Quốc muốn tìm người nói chuyện, Phó chánh văn phòng Lưu cũng nên có tính tự giác.
- Hừ, Hoàng Khắc Kiệm gọi điện thoại nói, họ Trương và họ Mã vì phần mộ tổ tiên mà mâu thuẫn mấy tháng nay, rốt cuộc không kìm nổi đã động thủ.
Chu Kiến Quốc hầm hừ nói.
Theo những gì mà Chu Kiến Quốc nói thì Lưu Vĩ Hồng cũng có thể hiểu đại khái toàn bộ sự kiện.
Sự việc xảy ra ở xã Cửu Kiều khu Giáp Sơn. Xã Cửu Kiều, cho dù là ở khu Giáp Sơn nhưng lại là một xã lạc hậu, hẻo lánh, đồi núi dày đặc. Nơi nơi đều là sườn núi. Qua một vài trận mưa liền hình thành những con sông nhỏ. Đường quốc lộ cho đến nay chỉ thông đến chính quyền xã. Nếu muốn đi đến nơi khác thì phải đi bộ. Ở đây thì người nhiều đất ít, thôn dân lại nghèo khổ. Mỗi nhà đều chỉ là có một ít đất để canh tác. Những đoàn thể cứu tế của quốc gia, đoàn xã hàng năm đều phải tiếp tế lương thực. Nhìn chung đến nay vẫn chưa giải quyết được những vấn đề về ấm no.
Một địa phương hẻo lánh như vậy thì trình độ dân trí rất thấp. Nhóm hương dân hàng ngày không có gì tiêu khiển.
Họ Trương và họ Kiều là hai đại dòng họ ở xã Cửu Kiều. Kỳ thật là thông hôn lẫn nhau, rất nhiều người đều là thân thích. Điều này cũng có thể lý giải, những thanh niên ở xã Cửu Kiều muốn cưới một người vợ bên ngoài đến đây trên cơ bản là không có khả năng. Và các cô gái ở đây cũng không thể ra bên ngoài. Nguyên nhân rất đơn giản, nếu các cô gái trong thôn đều đi ra ngoài thì các thanh niên còn lại biết phải làm sao? Chẳng lẽ cả đời chịu cảnh cô đơn, không người hương khói?
Cách đơn giản nhất để xứ lý là thông hôn mà thôi. Truyện được copy tại Truyện FULL
Tuy nhiên, quan niệm dòng họ ở nông thôn rất năng. Cô gái ở Trương gia đã gả về nhà Mã gia thì là người của Mã gia, nhập gia phả ở Mã gia. Sau khi chết thì táng nhập phần mộ tổ tiên Mã gia. Đổi ngược lại, người con gái ở Mã gia đến Trương gia làm dâu thì cũng như vậy.
Họ Trương và họ Mã thông hôn nhưng quan hệ giữa hai dòng họ vẫn căng thẳng, không hề dịu đi, thường xuyên xảy ra xung đột vì tranh đoạt nguồn nước, vùng núi, phần mộ tổ tiên...
Lần này, rốt cục đã trở thành đại họa.
Lưu Vĩ Hồng nghe xong, thì cho rằng đánh giá của Chu Kiến Quốc đối với Hoàng Khắc Kiệm là vô cùng chính xác.
Người này quả thật là một người rất hồ đồ.
Họ Trương và họ Mã vì tranh giành phần mộ tổ tiên mà đánh nhau cả mấy tháng nay. Mối hận cũ giữa hai gia tộc này trước kia không phải là không có. Hoàng Khắc Kiệm lại không một chút can thiệp vào, không làm một người hòa giải khôn khéo, khai thông oán khí của thôn dân cũng như báo cáo lên huyện. Cứ mắt nhắm mắt mở chẳng quan tâm gì cả. Đợi cho mâu thuẫn song phương trở nên gay gắt. Hai bên tập hợp mấy trăm người khai chiến với nhau thì mới vội vội vàng vàng gọi điện thông báo cho lãnh đạo huyện cầu viện.
Chẳng những hồ đồ mà còn vô năng nữa.
- Bí thư, cũng không cần phải lo lắng nhiều. Chúng ta phải tăng tốc độ lên thì mới có thể ngăn cản được bọn họ.
Trong lúc này, Lưu Vĩ Hồng chỉ biết nói lời an ủi thôi.
Chu Kiến Quốc thì lắc đầu rồi lại thở dài.
Nhậm chức ba tháng, Chu Kiến Quốc xem như là đã lĩnh hội được tư vị của Bí thư Huyện ủy. Thật sự là một lời khó nói hết. Nhìn qua thì thấy vô cùng bình yên nhưng thực tế lại không phải như vậy. Chưa đến một trăm ngày ngắn ngủi, Chu Kiến Quốc lại có cảm giác lao lực quá độ.
Lưu Vĩ Hồng cũng không nói thêm gì nữa.
Xã Cửu Kiều nằm ở chỗ hẻo lánh, chỉ sợ Hoàng Khắc Kiệm biết được tin tức này thì cũng đã muộn. Khi gọi điện thoại đến huyện thì ở huyện tổ chức nhân sự cũng phải mất hai ba giờ. Nếu là trong chiến tranh, chắc khi đến nơi thì nói không chừng là đã đánh xong. Hiện tại nếu có đến thì cũng là dọn bãi chiến trường mà thôi.
Lưu Vĩ Hồng trước kia chưa có kinh nghiệm bản thân qua những việc này. Cho nên không biết dòng họ dùng vũ khí đánh nhau thì vũ khí trang bị như thế nào. Nếu chỉ dùng côn bổng thì có lẽ thương vong sẽ không thê thảm lắm và quan trọng là không chết người. Nhưng đó cũng chỉ là một nguyện vọng tốt đẹp thôi. Song phương tham chiến, nhân số có đến mấy trăm người. Hơn một ngàn người cùng một chỗ hỗn chiến, cho dù trong tay chỉ có nắm côn bổng thì khả năng xảy ra tai nạn chết người cũng lớn lắm.
Không nghĩ qua là cũng khó khả năng giẫm lên nhau mà chết.
Nếu sử dụng cuốc, sắt... làm vũ khí thì tình huống càng tệ hại hơn.
Hiện tại chỉ có thể hy vọng nhóm thôn dân này có thể tự chủ chứ không liều chết với nhau.
Đường tỉnh lộ tuy rằng cũng khá tốt, mặt đường trải nhựa nhưng Chu Kiến Quốc cũng không thể không thúc giục Tưởng Đại Chính tăng thêm tốc độ. Sau hơn mười phút, đoàn xe rốt cục cũng đã chạy đến thị trấn Giáp Sơn.
Đây là thị trấn trọng điểm nằm ở phía đông bắc huyện Lâm Khánh. Trong vòng bán kính ba mươi mét không có bất cứ một khu dân cư nào khác.
Nhưng thị trấn quan trọng này, trong mắt Lưu Vĩ Hồng thì cũng không khác gì so với một thị trấn bình thường. Toàn bộ thị trấn Giáp Sơn chỉ có một con đường trải nhựa dài khoảng năm sáu trăm mét. Hai bên là những ngôi nhà xây dựng không đồng đều, theo phong cách của thập niên 70, thời kỳ đại cách mạng.
Điều duy nhất khiến Lưu Vĩ Hồng mở rộng tầm mắt chính là ở khu công sở khu Giáp Sơn còn có một bức câu đối, là thi từ của lãnh tụ vĩ đại:
"Nhất tứ hải phiên đằng vân thủy nộ, ngũ châu chấn đãng phong lôi kích!".
Đoàn xe võ trang hạng nặng tiến vào con đường duy nhất ở thị trấn Giáp Sơn, khiến cho chó sủa ầm cả lên.
Vô số người từ những ngôi nhà hai bên đường đều hướng nhìn đoàn xe uy vũ, hùng tráng đánh giá không ngớt. Mỗi người trên mặt đều lộ ra sự giật mình xen kẽ sự sợ hãi.
Tại một khu hẻo lánh thì bất luận động tĩnh gì cũng đều có sức kích thích thật lớn.
Đoàn xe lập tức tiến vào sân khu công sở Giáp Sơn.
Khu công sở này cũng bị bể nát nhiều nơi. Nhưng tòa nhà thì lại khang trang hơn nhiều. Dù sao thì vẫn có hai tòa nhà được xây bằng xi măng, chiếm một khoảng đất không nhỏ. Có thể xem đây là nơi hiện đại nhất ở khu này.
Đoàn xe tiến vào khu công sở, bốn phía im ắng, không có người ra đón.
Chiếc xe đầu tiên lập tức nhấn còi, rất nhanh, tất cả các ô tô đều như vậy.
Một trận còi ngân dài. Một người phụ nữ trung niên thò đầu ra từ một gian phòng, thấy như vậy lập tức sợ hãi đóng ngay cửa lại.
Tưởng Đại Chính nóng nảy, nhảy xuống xe cảnh sát, bước đến gian phòng kia. Không ngờ thân hình ông ta mập mạp, hai đùi tròn vo nhưng động tác lại vô cùng nhanh nhẹn.
Xem ra có mặt Bí thư Huyện ủy ở đây thì người làm việc cũng đạt hiệu suất hơn.
Tưởng Đại Chính gõ ầm ầm vào cánh cửa. Cánh cửa lại mở ra lần nữa. Tưởng Đại Chính lập tức kéo người phụ nữ trung niên lại, hỏi vài câu rồi chạy lại chiếc xe Santana của Chu Kiến Quốc.
- Báo cáo Bí thư Chu, Hoàng Khắc Kiệm và tất cả cán bộ khu công sở đều đã đến xã Cửu Kiều rồi ạ.
Chu Kiến Quốc nhẹ gật đầu, nét mặt cũng thả lỏng một chút.
Mặc kệ thế nào thì Hoàng Khắc Kiệm cũng không đến nỗi quá hồ đồ.
- Tốt lắm, chúng ta cũng lập tức đến xã Cửu Kiều.
- Vâng!
Những chiếc xe lại từ khu công sở đi ra, xuất phát đến xã Cửu Kiều.