Quan Lộ Thương Đồ

Chương 1029 : Ba ông trời con (2)

Ngày đăng: 00:14 22/04/20


Đường Học Khiêm gật đầu, thương vụ Cẩm Hồ muốn làm mậu dịch đầu tư hình thành thương xã tổng hợp, Cẩm Hồ có thể sải bước vào sản nghiệp chế tạo sắt thép, một mặt thương vụ Cẩm Hồ nắm lấy quyền xuất nhập khẩu quặng sắt, là nắm được quyền chủ động trong tay rồi.



Ngoài ra sau này xây lên cơ sở sản xuất sắt thép thì vẫn là do vốn quốc hữu địa phương nắm cổ phần là chính, được chính phủ hai tỉnh Đông Hải, Giang Nam bảo hộ, chẳng cần lo sau này cạnh tranh bị xí nghiệp sắt thép khác trong nước chơi bẩn đằng sau.



Trương Khác lại nói:



- Cẩm Hồ chẳng chơi tiêu thụ dầu thành phẩm, ở lĩnh vực này vốn dân doanh chẳng có ưu thế gì, quy tắc do đối thủ là hai cự đầu Trung Thạch Hóa và Trung Thạch Du định ra. định ra. Cháu nhớ tới một câu chuyện cười trên mạng. Có một con cá sấu vào nhà tù, đúng lúc gặp một con thằn lằn từ trong tù ra, người ta nhìn thấy lắc đầu cảm khái, cái nhà tù này đen tối thật. Cháu chỉ lo vốn dân doanh tiến vào lĩnh vực này không tránh được kết cục đi vào là cá sấu, đi ra là thằn lằn.



*** Trung Thạch Hóa: China Petroleum and Chemical Corporation Tổng công ty Dầu khí và Hóa chất Trung Quốc



Trung Thạch Du: Tổng công ty dầu lửa Trung Quốc.



Đường Học Khiêm cười lớn, lúc này mới nói ra nguyên do:



- Tỉnh Giang Nam xưa nay nằm ngoài lề thị trường của Trung Thạch Hóa và Trung Thạch Du, trước kia còn có Cty dầu lửa tỉnh bổ xung, năm nay TW ra quy định rõ ràng chỉnh hợp Cty dầu lửa các tỉnh, tỉnh không thể tăng thêm đầu tư vào công ty dầu lửa tỉnh nữa. Năm nay kiến thiết đường xá tăng tốc, tỉnh hi vọng hai công ty trên tăng cường đầu tư trang thiết bị cung ứng dầu thành phẩm cho tỉnh, câu trả lời là hai công ty đó không tin vào việc phục hồi của kinh tế Giang Nam, cho rằng số trạm xăng dầu hiện tại là đủ, không muốn tăng thêm.



Trương Khác hiểu, Trung Thanh Du, Trung Thạch Hóa tiền nhiều thế lớn, thái độ với địa phương luôn kênh kiệu:



- Hai công ty này hiện ngầm thỏa thuận với nhau phân chia địa bàn, thị trường tỉnh Giang Nam chưa đủ dụ bọn họ mâu thuẫn. Trung Hải Du không phải muốn lập kho dự trữ ở cảng Đông Sơn sao ạ? Cháu thấy quá nửa là họ muốn tiến vào thị trường dầu thành phẩm.
Ưu thế hiện nay của ban bệ tỉnh Giang Nam là có sự nhất trí cao độ ở vấn đề kinh tế, phân công cũng rõ ràng, Từ Học Bình lại mang quyết tâm tử chiến, không chơi trò bình hành ở tỉnh, ai đáng lên cho lên, ai đáng xuống cho xuống, ai đáng vào tù là tống thẳng vào tù, gánh lấy áp lực lớn nhất, cho nên áp lực của chính phủ giảm đi rất nhiều, tốc độ quyết sách nhanh hiếm thấy.



Trương Khác tháp tùng Đường Thanh chơi Kim Sơn ba ngày, sau khi đưa cô lên máy bay tới Hong Kong, lại cùng Đường Học Khiêm tới Tân Đình, tham gia đàm phán xây dựng kho dự trữ dầu và liên quan tới việc hỗ trợ sản xuất dầu mỏ Đông Hải với Trung Hải Du.



Trung Hải Du hiện mới chỉ có quy hoạch, còn cách một đoạn đường nữa mới ra quyết sách thực sự được, Đường Học Khiêm tới Tân Đình là hi vọng có thể xúc tiến việc này.



Hạng mục này ở trong nước nhìn qua rất tầm thường, tổng đầu tư mới có 1 tỷ, so với hạng mục sắt thép 20 tỷ ở cảng Đông Sơn thì chẳng đáng nói tới, thậm chí kém cả việc đầu tư vào nghiệp đóng tàu Dương Phổ.



Truyền thông trong nước cố ý đăng tin hời hợt sự kiện này, nhưng báo chí Nhật Bản lại làm rùm beng, ý đồ thông qua các con đường gây áp lực với Trung Quốc, ngăn cản Trung Thạch Du lập hạng mục này.



Trung Quốc từ năm 74 đã tiến hành thăm dò khí thiên nhiên dầu mỏ ở Đông Hải, phát hiện ra mấy mỏ dầu, tới năm 95, Cty Hoành Tinh khoan thăm dò thành công, tài nguyên khí thiên nhiên do Trung Hải Du chuyên doanh, giếng dầu trong khu vực cũng do Trung Hải Du phụ trách, xây dựng mỏ dầu trên biển lớn nhất hải vực Đông Hải.



Phía Nhật cho rằng khu vực mỏ dầu khí đó đại bộ phận nằm trong hải vực của Nhật Bản, mà điểm Trung Hải Du khai thác dầu khí lại nằm ở giữ chữ U, một khi Trung Hải Du khai thác ở đó, phía Nhật lo bọn họ tài nguyên dầu khí trong giới tuyến của bọn họ sẽ qua mạch khoáng chảy ra bên ngoài.



Một phương diện khác phía Nhật vừa mới hoàn thành công tác thăm dò ở vùng biển này, không thể tranh đoạt tài nguyên dầu khí dưới đáy biển với Trung Quốc, chỉ hi vọng thông qua tăng cường áp lực làm loạn bước tiến của Trung Hải Du.



Đại khái là như thế, bên trái là biển TQ, bên phải là biển NB, phía TQ khai thác dầu trong vùng biển của mình, phía Nhật nói mỏ dầu kia nằm phần lớn ở địa phận Nhật, TQ khai khác sẽ hút dầu của bọn họ sang, phía Nhật chưa chuẩn bị đầy đủ để khai thác như TQ, nên muốn phá đám thêm thời gian chuẩn bị.