Quan Lộ Thương Đồ
Chương 26 : Khoản tiền cứu người
Ngày đăng: 00:05 22/04/20
Quan trường Hải Châu chìm trọng trận động đất chưa từng có, quan viên Hải Châu còn chưa làm rõ được tình hình, đang cuống cuồng chạy khắp nơi nghe ngóng.
Về nhà đúng vào cuối tuần, Trương Khác nghĩ trong nhà nhất định không yên tĩnh được, vào thành phố liền gọi điện thoại về nhà, trong điện thoại nghe thấy tiếng trò chuyện, nói cười của rất nhiều phụ nữ.
Trương Khác nói với mẹ đã về Hải Châu, nhưng không muốn về nhà. Lương Cách Trân hỏi vì sao?
- Ba sắp lên làm thư ký trưởng rồi, giờ con mà về nhà sẽ bị một đám người vây tới khen đẹp trai này, học giỏi này, hiểu chuyện này... Mẹ không thấy chán ngắt à?
Lương Cách Trân phì cười, mắng:
- Không nghiêm túc, nhà không về bỏ đi lang thang, sao con biết ba con sắp thăng chức?
Trương Khác nghe ra trong lòng mẹ rất vui, chuyện bày rõ ra đó rồi, chỉ cần chính phủ có ghế trống mà cha không thuận thế tiến bộ, thì lẽ trời ở đâu! Bí thư thành ủy sa lưới, nhổ củ cái còn dính theo cả bùn, ai biết lần này sẽ có bao nhiêu ghế bị trống?
Huống chi Trương Khác vội về nhà là có chuyện quan trọng hơn để làm, nếu không thà ở lại tỉnh thành chơi với Chỉ Đồng thêm vài ngày.
Phòng ở Cảnh Thịnh Hoa Uyển cùng xe của Hứa Tư đều do tập đoàn Tân Phong cấp cho, nhà của cô ở thôn Thành Trung - Sa Điền do thời kỳ đầu kiến thiết thành phố để sót lại, Trương Khác theo địa chỉ, tìm tới nhà Hứa Tư, một tiểu viện trong con ngõ sâu, tường vôi bong tróc, hai cánh cửa gỗ bị dấu vết mưa gió ăn mòn nghiêm trọng.
Trương Khác ghé qua khe cửa nhìn vào trong, sân rất nhỏ, y gõ cửa thấy một người trung niên đi ra. Trương khác nhìn thấy ảnh ông ta trong hồ sơ, đó là cha Hứa Tư, tên Hứa Hải Sơn, công nhân kỹ thuật xưởng cơ khí nông nghiệp, mẹ Hứa Tư cũng theo ra, nhìn vẻ mặt họ, hiển nhiên rất sợ có người gõ cửa.
- Cậu là...
Hứa Hải Sơn thấy là một thiếu niên, có chút nghi hoặc.
- Chị Hứa Tư bảo cháu tới.
Trương Khác thừa lúc cha Hứa Tư chần chừ lách qua khe cửa:
- Chuyện của chị Hứa Tư chưa nói cho Hứa Duy chứ sạ? Vì tiền phẫu thuật cho Hứa Duy, chị ấy đã làm một số chuyện, cảm thấy rất có lỗi với hai bác, chị ấy rất hối hận, đang chủ động khai báo vấn đề với tổ chuyên án, đương nhiên nếu có thể đem tiền trả lại cho quốc gia, sẽ có lợi cho việc tranh thủ khoan hồng cho chị Hứa Tư.
Cha Hứa Tư mặt đầy hoài nghi, mẹ Hứa Tư đơn thuần hơn nhiều, nghe thế nước mắt nước mũi sụt sùi nói:
- Bệnh của đứa bé hại khổ đứa lớn rồi, nó là con bé ngoan lắm, nhưng không biết nghĩ cho bản thân, nó mới 23 tuổi, sau này biết sống ra làm sao? Thân thích, bạn bè, hàng xóm đều đều cầu xin hết rồi, mới gom góp được 15 vạn, cha nó muốn bán thận, nhưng phải có người mua đã...
- Ồ, ra là thế!
Trương Khác gập ngón tay phân tích thế cục với chú:
- Lần trước chú cùng bác Đường về Hải Châu, chẳng phải Chu Phú Minh lên tận đường cao tốc đón sao? Đó chính là thái độ của ông ấy.
- Đúng là có khả năng.
Trương Tri Phi gật gù:
- Ba cháu lần này hẳn là tiến lên một bước.
- Chú không thấy ba cháu dốc hết sức ở tổ chuyên án à? Không tiến bộ thì đúng là không còn lẽ công bằng nữa, trước tiên không nói ba cháu, ba cháu có tiến bộ cũng còn cách thị trưởng với bí thư thành ủy xa lắm.
- Nói không chừng xuống huyện làm huyện trưởng hay bí thư huyện ủy thì sao?
Trương Tri Phi mặt đầy mong mỏi.
- Giao hết phòng ốc ở huyện Đông Xã cho chú sửa thì chú cũng kiếm được bao nhiêu tiền?
Trương Khác mặt xem thường:
- Xây một căn nhà, chỉ cần ngày nào nó chưa bị tháo rỡ thì chú phải chịu trách nhiệm chất lượng của nó ngày ấy. Chú muốn kiếm nhiều tiền thì phải làm công trình rỗng ruột, cái đó là quả bom không biết bao giờ phát nổ, nói không chừng đúng lúc chú đang hả hê nhất thì nó bùm một cái.
- Cút đi, cút đi, chú có giống người bớt xén vật liệu làm công trình rỗng ruột không hả?
- Vậy chú thỏa mãn với thu nhập một năm mấy chục vạn sao?
Trương Khác biết mầy ngày qua chú hẳn bắt đầu này sinh tham vọng rồi:
- Cơ hội ở thành phố hơn ở Đông Xã nhiều, trong lòng chú mà không có chút tính toán thì cháu chẳng tin. Có phải chú muốn chuyển công ty lên thành phố, nhưng lại lo quá gấp, mất thể diện? Tính chú và ba cháu y hệt nhau, rõ ràng muốn làm, còn ngại ngại ngùng ngùng. Muốn làm thì cứ làm, nhân lúc bác Đường còn chưa lên thị trưởng, chú chuyển cả công ty lên, như thế về thể diện sẽ khá hơn một chút. Bác Đường chả lẽ không hiểu hay sao? Nhưng bác Đường không phải loại người như Đinh Hướng Sơn, cho dù có muốn giúp chú, thì chú cũng phải đáng để giúp đã, cho nên có câu "công dục thiện kỳ sự tất tiên lợi kỳ khí ", lấy lời của Đông Xã thì là "không có khoan kim cương, đừng làm nghề gốm sứ". Chú muốn tiếp tục làm công trình ở thành phố, thì phải gây dựng lên đội ngũ, đầy đủ tư chất nhân viên, kỹ thuật, thiết bị. Tiền rải ra, đừng sợ không thu về được, chứ đội ngũ của chú ở Đông Xã bác đường chẳng đề vào mắt...
*** Muốn làm tốt công việc, có công cụ tốt đã.
*** Trung Quốc xưa để hàn gắn đồ sứ, người ta dùng mũi dùi kim cương khoan lỗ rồi gắn lại. Do đồ sứ cứng, bề mặt trơn, có mũi khoan này thì mới có thể hàn gắn tốt đồ sứ.