Quan Lộ Thương Đồ

Chương 89 : Đường Học Khiêm gặp Hứa Hồng Bá

Ngày đăng: 00:05 22/04/20


Hứa Hồng Bá à, bác đánh cờ với ông ta, ông ta không dám thắng bác, nên bác cũng không mặt dầy mời ông ta chỉ giáo nữa.



Đường Học Khiêm đương nhiên cũng nghĩ tới quan hệ giữa Hứa Hồng Bá và Vạn Hương Tiền, song nghe lời này của Trương Khác, tiếp xúc một chút là cần thiết, hỏi Trương Tri Hành ngồi hàng ghế trên:



- Tri Hành, xem có thời gian không, mời Hứa Hồng Bá tới chỉ điểm chút kỳ nghệ cho chúng ta.



Trương Tri Hành quay đầu lại:



- Viện cờ Hải Châu ở ngay Sa Điền, buổi trưa dù sao cũng cần kiếm chỗ ăn cơm, không bằng tới Sa Điền thử vận may, nói không chừng gặp được Hứa Hồng Bá.



- Cũng được, ít khí tới Sa Điền, bài văn này để Tiểu Khác làm ra trước, tôi chẳng biết để mặt mũi vào đâu.



Lưu Văn Binh quay đầu xe đi tới Sa Điền, rẽ vào con đường đá xanh, Đường Học Khiêm bảo hắn đi chậm lại, ông ta chưa từng quan sát kỹ quần thể kiến trúc cổ này.



Viện cờ Hải Châu ở cuối con đường, quán rượu nhỏ của nhà Trần Phi Dung chính ở trên con đường này.



Buổi trưa Hứa Hồng Bá thường tới quán rượu, Đường Thanh tinh mắt thấy Trần Phi Dung đạp xe đạp ở phía trước đang vội vã tránh sang bên đường cho xe con đi.



- Hả, Trần Phi Dung cũng ở đây?



Đường Thanh vỡ lẽ nhìn Trương Khác rất bất thiện:



- Chẳng trách bạn hay tới đây học cờ.



Đường Học Khiêm nhìn ra ngoài, thấy cô bé rất xinh đẹp, mặc đồng phục Nhất Trung, lại nghe thấy lời Đường Thanh nói liền bật cười.



" Không chỉ riêng Trần Phi Dung, Hứa Tư cũng ở ngõ của đường này." Trương Khác thầm nghĩ:" May là mẹ không nghe thấy câu này của Đường Thành, nếu không thì gay."



Tới cửa nhà Trần Phi Dung, Trương Khác nói:



- Bác Đường, phía bên đường có một nhà hàng, so với quanh đây là không tệ rồi, mọi người tới đó trước đi. Cháu đi tìm thầy Hứa, đường không tiện cháu đi bộ là được.



Đường Học Khiêm thấy quán rượu rất sập xệ, nhưng nghe Trương Khác nói thế, không nghĩ nhiều, để y xuống xe.



Trần Phi Dung đang dắt xe, thấy Trương Khác từ trong xe thò đầu ra nhìn mình, có chút luống cuống, dừng lại.



Trương Khác thấy Trần Phi Dung cứ như con thỏ rơi xuống bẫy, ánh mắt hoảng loạn, răn cắn lấy cánh môi hồng nhuận, với khuôn mặt thanh lệ, dễ khiến người ta sinh ra ý nghĩ tà ác.



Trương Khác cười rất gian:



- Sao thế, thấy mình lại không muốn về nhà nữa à?



Trần Phi Dung đành cúi đầu dắt xe tới, mím môi hỏi Trương Khác:
Ngô Thiên Bảo vộ tự giới thiệu:



- Tệ nhân là giám đốc nhà hàng, thị trưởng Đường công việc bề bộn còn tới đây ăn cơm, là vinh hạnh toàn thể nhân viên...



Trương Khác không quan tâm tới phía bên đó, ngoẹo đầu nhìn thực đơn đè dưới tay Đường Thanh:



- Sao toàn chọn món bạn thích thế?



- Có ý kiến à?



Đường Thanh nhướng mày liễu lên, giọng giận dỗi:



- Ý kiến cũng không thèm quan tâm.



Trương Khác đoán chừng vì vụ Trần Phi Dung rồi, cười xòa quay sang nói với Đường Học Khiêm:



- Nếu đợi Tiểu Thanh chọn ăn gì xong thì chúng ta chết đói mất, không bằng nhờ giám đốc Ngô tiến cử vài món?



Đường Học Khiêm cười ha hả:



- Vậy làm phiền giám đốc Ngô.



Ngô Thiên Bảo nhìn Trương Khác thêm một cái, không có lời này của y, ông ta không có phần lên tiếng. Vội tiến cử vài món ăn đặc sắc, cầm thực đơn tự đi bố trí.



Hứa Hồng Bá, Trương Tri Hành, Đường Học Khiêm tuy quen biết nhưng không thân, nên đề tài bắt đầu từ việc Trương Khác học cờ.



Trương Khác học cờ ở cung thiếu niên khi còn học tiểu học, lúc đó Hứa Hồng Bá mới thôi việc, tới đó tạm bợ qua ngày...



Câu chuyện dần dần phát triển, tất nhiên cẩn thận tránh Hứa Tư ra, nói tới cờ vây truyền thừa ở Hải Châu, rồi nói tới cao thủ cờ xuất hiện cuối thời nhà Minh ở con đường đá xanh, tự nhiên liên quan tới đặc sắc ở khu dân cư trong đại viện trăm năm chung quanh đây...



Vừa ăn uống, Hứa Hồng Bá vừa thong thả nói, chẳng phải có ý khoe khoang, vì sau khi nghe Trương Khác nói tới vấn đề gìn giữ hay giải tỏa, cũng nghe thấy đám người cục quy hoạch ngả về phía giải tỏa xây mới, ông ta bỏ công sức nghiên cứu quần thể kiên trúc Minh Thanh ở Sa Điền, giờ có cơ hội ở nói trước mặt Đường Học Khiêm tất nhiên cố sức gây ảnh hưởng vãn hồi lại vận mệnh khu kiến trúc cổ.



Đường Học Khiêm thắc mắc:



- Vấn đề này là do Tiểu Khác đề xuất trước sao?



- Cậu ấy tình cờ gặp tôi ở quán rượu, đánh ván cờ hạ hết uy phong của tôi, sau đó lại hỏi giải tỏa Sa Điền xây dựng lại có đáng tiếc không, cho nên tôi mới suy nghĩ kỹ về vấn đề này.



Hứa Hồng Bá kể lại:



- Sông Sơ Cảng vốn bắt nguồn từ Cẩm Hồ, có điều vào thập niên 60, Cẩm Hồ bị ruộng lấp kín rồi, giờ chỉ còn lại Tiểu Cẩm Hồ trong công viên Nhân Dân, diện tích chẳng bằng 1/10, sông Sơ Cảng thành con kênh, phố đá xanh vốn có tên là đường Sa Điền, cuối đường là Thanh Dương Quan xây cuối thời Nam Tống, bị hủy trong chiến tranh, dựng lại đầu nhà Minh, nhưng quy mô nhỏ hơn trước... Sa Điền tuy cũ kỹ sập xệ, nhưng là trầm tích truyền thừa văn hóa của Hải Châu, không thể giải tỏa, chẳng lẽ lịch sử văn hóa và văn minh hiện đại lại hoàn toàn đối lập nhau?