Quần Long Chi Thủ [Luận Anh Hùng]

Chương 17 : Thái Sơn

Ngày đăng: 14:11 18/04/20


Phản ứng của Tôn Kiếm Yêu không thể nói là không nhanh.



Hơn nữa còn cực nhanh.



Hắn lập tức vơ lấy kiếm, lại rút kiếm ra, nhưng tấm lưới lớn màu đỏ thẫm kia đã bao trùm lấy hắn.



Có thể nói như sau, khi hắn phát hiện không ổn thì đã nhìn thấy tấm lưới kia, lúc nhìn thấy tấm lưới kia thì lưới đã trùm lên người hắn, một chút khoảng không né tránh cũng mất đi, một chút thời gian né tránh cũng không còn.



Vì vậy Tôn Ức Cựu người đã trong lưới.



Người ở trong lưới, kiếm ở trong tay.



Cho nên Tôn Ức Cựu vẫn xuất kiếm.



Tấm lưới kia là do Diệu Thủ Ban gia mượn “thiên lý ân oán nhất tuyến khiên” của Nhất Tuyến Vương để dệt nên, kiếm trong tay Tôn Ức Cựu là kiếm tốt, nhưng kiếm tốt vẫn không phá được lưới.



Đây là “Thiên La Địa Võng” của Phong Đao Quải Kiếm Lôi gia.



Tôn Ức Cựu chém không rách lưới, vẫn có thể xuất kiếm, xuất chiêu.



Bởi vì kiếm của hắn nhỏ, thân kiếm cực hẹp. Mà mắt lưới lại lớn, lỗ lớn ít nhất to bằng nắm tay, lỗ nhỏ cũng không nhỏ hơn một móng tay.



Cho dù kích cỡ bằng nắm tay hay là móng tay, kiếm của Tôn Ức Cựu đều như yêu, như khói, như ma quỷ công ra ngoài, đâm ra ngoài, đưa ra ngoài.



Tấn công người cầm lưới.



Người cầm lưới đang muốn thu lưới.



Bọn họ không chỉ một người, mà là bốn người.



Bọn họ đương nhiên chính là Lôi Thực, Lôi Thuộc, Lôi Hợp, Lôi Xảo trong “Bát Lôi Tử Đệ” của Tiểu Lôi môn, đặc biệt đến đối phó với Tôn Ức Cựu.



Lưới của bọn họ cũng chuyên dùng để thu thập Tôn Kiếm Yêu.



Kiếm pháp của Tôn Ức Cựu rất yêu dị, rất tà.



Hắn gần như không một kiếm nào là công thẳng, mỗi lần xuất kiếm đều nghiêng.



Hắn cũng không một kiếm nào là có kiếm chiêu, cũng không một chiêu nào là có quy tắc.



Hắn thi triển dường như không phải kiếm pháp, mà là yêu pháp.




Hội đương lăng tuyệt đính,



Nhất lãm chúng sơn tiểu.



Dịch nghĩa:



Núi Ðại Tông như thế nào?



Ðất Tề, đất Lỗ màu xanh không ngớt.



Tạo hoá hun đúc nét đẹp khí thiêng ở đó,



Sườn núi bắc (âm), nam (dương) phân chia chiều sớm.



Lòng (ngực) núi dao động phát sinh lớp lớp khói mây



Giương mắt đắm vào bầy chim về tổ.



Ðược dịp lên tận đỉnh cao chót vót,



Ngắm nhìn mới thấy núi non chung quanh đều nhỏ bé



Dịch thơ: (Hoàng Trung Thông)



Thái Sơn trông thế nào?



Tề, Lỗ xanh liền giải.



Trời đất dồn xinh tươi,



Âm dương chia sớm tối.



Lòng ùn với lớp mây,



Mắt hút theo chim núi.



Lên chóp đỉnh mà trông,



Lè tè muôn núi dưới.