Quan Môn

Chương 442 : Dự Chi Công Lao

Ngày đăng: 12:46 18/04/20


- Ít nhất cũng phải tạo ra một hai mô hình thí điểm thành công, nếu có thể đáp ứng được nhu cầu của cả xã hội, lúc đó tăng cường mở rộng cũng không muộn, nhưng mà nhìn vào tình hình thực tế, hình như có một số người không thể chờ đợi thêm được phải bắt tay vào làm ngay, ăn quân tướng kiểu này có phần không được đẹp cho lắm. Diệp Tử Bình nghe xong, trầm mặc một lúc, sau đó mới nói, - Con phải biết, không phải ai cũng có thể giống như con, có thể dễ dàng kiếm được số tiền lớn từ người nước ngoài, bọn họ ngoài việc gây dựng quyền lực thì không có bản lĩnh nào khác, cho nên phải kiếm tiền, cũng chỉ có thể ra tay với doanh nghiệp dưới tay mình, việc này có thể khống chế được, lại rất thuận lợi, quan trọng nhất là, nếu xảy ra vấn đề gì họ có thể dập được ngay, không sợ bị người khác vạch trần. Sự theo đuổi tiền bạc và quyền lực là một vấn đề muôn thủa, dù ở bất cứ thời điểm nào cũng không thay đổi. - Thật ra đối với 4 chữ “quốc lùi dân tiến”, sự lý giải của mọi người đều không giống nhau. Diệp Khai nói. - Theo sự lý giải hiện nay thì 4 từ “quốc lùi dân tiến” xét về góc độ ngành nghề. Diệp Tử Bình khá có hiểu biết nghiên cứu về vấn đề này, vì chí ít ông cũng là nhóm người trên cao nắm quyền lực, là một trong số tổng cộng hơn 20 người, - Bố nghĩ có những nơi có vẻ như là muốn cường điệu hóa 4 chữ quốc lùi dân tiến nhằm chèn ép doanh nghiệp nhà nước trong khu vực trực thuộc, cứ thế mà cưỡng chế các doanh nghiệp nhà nước vốn kinh doanh rât stoois phải phá sản, sau đó bán đấu giá biến thành tư nhân hóa để làm điển hình thành công nhằm tuyên truyền cho quốc lùi dân tiến, làm thành thành tích chính trị của mình, hành động như vậy đã không còn là ngu dốt mà là phạm tội rồi. Việc mà Điệp Tử Bình nói không phải là hư cấu mà trên thực tế ở rất nhiều địa phương đều tồn tại thực trạng như vậy. Thật ra ở một số địa phương nhỏ, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước không tệ, ít nhất cũng có thể tự cấp tự túc,vân vân, chứ không phải nghèo nàn đến mức sơn cùng thủy tận, nhưng cái mũ lớn cải cách chế độ doanh nghiệp nhà nước, quốc lùi dân tiến một khi đã chụp xuống, tất cả mọi người đều cần phải xem xét kỹ càng. Năng lực điều hành chính quyền hay nói cách khác là trình độ học thức của cán bộ lãnh đạo địa phương khá thấp, có người có thể nói là mù chữ chấp chính, tự nhiên đưa ra một chính sách quốc lùi dân tiến, bọn họ trực tiếp lý giải ngay là không cần doanh nghiệp nhà nước nữa, chỉ cần doanh nghiệp tư nhân, như vật cái chính sách này làm thế nào thực hiện được đây? Vì nghĩ cho thành tích chính trị của bọn họ, hiển nhiên họ không thể lờ đi không hỏi han gì đến, trong khu vưc trực thuộc quyền quản lý của anh không có cải cách chế độ doanh nghiệp nhà nước nghĩa là không làm tròn nhiệm vụ được giao, thực hiện cải cách chế độ doanh nghiệp nhà nước như thế nào đây? Chắc chắn trước tiên phải làm cho doanh nghiệp nhà nước phá sản, sau đó biến thành doanh nghiệp tư nhân, như vậy mới phù hợp với chính sách của nhà nước chứ. - Hài! Cứ như thế thì những người làm quan vì thành tích chính trị của mình nên không them ngó ngàng đến sự sống chết của người đân ư? Diệp Khai thở dài một tiếng nói. Thật ra có rất nhiều việc rất đơn giản như thế này, một chính sách rõ rang là rất tốt, nhưng khi ban hành xuống dưới dể thực thi thì lại bị biến tướng. Xét cho cùng thì, vần là chế độ có vấn đề, các cán bộ đều là phải chịu trách nhiệm với cấp trên, chỉ xem xét cách nghĩ của cấp trên, không xem xét đến tình hình thực tế ở địa phương, tất nhiên sẽ xuất hiện những kiểu phân tích vớ vẩn như: “ anh tự mình muốn quản lý tốt doanh nghiệp nhà nước thì phải tốn bao nhiêu công sức, hơn nữa không đạt được lợi ích thực tế nào, càng không phù hợp với chính sách của nhà nước, không lấy được điểm thành tích từ chính sách cải cách chế độ doanh nghiệp nhà nước, tự nhiên sẽ không có ai tình nguyện làm như vậy, còn việc tư nhân hóa thù đơn giản biết bao?” Để quản lý tốt một doanh nghiệp nhà nước thì gặp phải muôn nghìn khó khăn, làm sụp đổ một doanh nghiệp nhà nước thì cực kì đơn giản, khi nghĩ ra được cái đạo lý bên trong ấy, thật là làm con người ta dở khóc dở cười, nếu như những người lãnh đạo cấp trên biết được tình trạng như thế này của cấp dưới, họ liệu có thể cười nổi nữa không? - Thế về vấn đề này con nghĩ thế nào? Diệp Tử Bình hỏi. Con trai có thể phân tích một cách tỉ rõ ràng về những bất cập tiêu cực trong công tác cải cách chế đọ doanh nghiệp nhà nước khiến Diệp Tử Bình vô cùng vui mừng, chỉ là ông cũng biết rằng, giải quyết vấn đề này không phải việc dễ dàng gì. - Hiện tại có một số người gọi cải cách chế độ doanh nghiệp nhà nước là quốc lùi dân tiến, thực ra theo con thấy cách nói này không hề phù hợp. Diệp Khai đúng là luôn có chính kiến của mình. - Nói một cách nghiêm khắc thì nên gọi là có tiến có lùi mới đúng. - Cách nói này hay đấy, con nói xem. Diệp Tử Bình nghe xong con nói lập tức thấy rất có hứng thú. - Khinh tế sở hữu nhà nước có tiến có lùi, có thể lẫn lộn với cái gọi là sở hữu tư nhân hóa của Liên xô cũ trước đây, vốn thộc sở hữu nhà nước được rút khỏi từ một doanh nghiệp nào đó cũng không thể liên quan đến phân chia tài sản nhà nước. Diệp Khai phân tích. - Sự điều chỉnh biến đổi và bố trí lại phương hướng đầu tư tài sản nhà nước là hành động chủ động mà nhà nước sử dụng để nâng cao hiệu quả vận hành nguồn vốn nhà nước, chế đọ tư hữu hóa của Liên xô cũ và đông âu là đem tài sản thuộc sở hữu nhà nước cho cá nhân không ràng buộc về định lượng, kiểu tư nhân hóa này không phù hợp với tình hình trong nước, cũng không phù hợp với lợi ích của nhân dân trong nước, trên thực tế, chế độ tư hữu háo ở Nga cũng đang gặp phải rất nhiều vấn đề lớn, của cải trong xã hội đang bắt đầu nhanh chóng chuyển động hướng về một bộ phận chiếm tỉ lệ nhỏ trong xã hội. Khi nói đến vấn đề này, bản thân Diệp Khai cũng có chút xấu hổ, thật ra anh cũng là một trong những nhân vật đại biểu cho nhà những nhà đầu tư nước ngoài kiếm được bội tiền từ cơ chế tư hữu hóa của Nga. Tín toán một chút thì cho đến thời điểm hiện tại, lợi nhuận mà Diệp khai kiếm được từ bên Nga có thể nói là đã vượt qua con số 100 tỉ rồi. Chỉ cần suy nghĩ một chút là biết được, chế độ tư hữu hóa của Nga đã thất bại đến thế nào, chỉ cần nhìn người dân của họ hiện nay đang sống cuộc sống như thế nào thì có thể biết rõ ngay. - Cũng giống như, công trình Tam Hiệp đầu tư thì lớn, thời gian thi công dài, chủ yếu là lợi ích cho xã hội, nhà đầu tư vốn dân doanh không hề có ý định đầu tư vào, cũng không có năng lực đầu tư, lúc đó, doanh nghiệp nhà nước lại phải đứng ra đầu tư. - Nhưng sau khi nhà máy điện phát điện, hiệu quả kinh tế bắt đầu thấy rõ thì lại phải thông qua thị trường tư bản đem một bộ phận cổ phần chuyển nhượng đi, dựa vào số tiền thu về do bán giá cao tiến hành bậc khai thác cao hơn.