[Dịch]Quan Môn

Chương 86 : Nhà máy đóng tàu Hắc Hải

Ngày đăng: 05:28 16/09/19

- Cái này là hàng không mẫu hạm?! lúc Chung Ly Dư tận mắt nhìn thấy con tàu Varyag vẫn nằm trên ụ tàu thì ánh mắt tràn đầy rung động. - Đúng vậy, đây là hàng không mẫu hạm Varyag mạnh nhất của Soviet từ trước tới nay, tuy nhiên người Soviet không gọi chúng là hàng không mẫu hạm mà gọi là tuần dương hạm máy bay. Diệp Khai nhìn chằm chằm vào Varyag vẫn chưa hoàn thành cách đó không xa, trong lòng cũng hơi có cảm xúc. Kết cấu của Varyag đã cơ bản hoàn thành, lắp đặt chừng 60% hạng mục, phần việc còn lại chủ yếu là hậu kỳ, ví như lắp đặt hệ thống điện, hệ thống vũ khí…. Hải quân Soviet bắt đầu chế tạo hàng không mẫu hạm trực thăng Moscow từ năm 1962, năm 1970 đóng hàng không mẫu hạm cỡ trung Kiev, vào năm 1982 bắt đầu đóng lớp tàu 1143.5 đời thứ ba, chính là hàng không mẫu hạm hạng nặng Kuznetsov hiện tại. Đầu năm 1983, Tổng tư lệnh hải quân Soviet Gorshkov đưa ra đề án chế tạo chiếc tàu lớp 1143.5 thứ hai, đề án này được Bộ trưởng bộ quốc phòng Soviet lúc ấy là Ouse Keno phu ủng hộ. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1985, chiếc tàu lớp 1143.6 chính thức khởi công tại nhà máy đóng tàu Hắc Hải. Xét thấy thiết kế của Kuznetsov quá phức tạp và sau khi có kinh nghiệm từ thực tế, các công trình sư đã tính toán độ nghiêng của sàn đỗ từ 12 độ thành 14 độ. Hàng không mẫu hạm 1143.6 hạ thủy vào ngày 25 tháng 11 năm 1988, đã hoàn thành về kết cấu chủ yếu của thân tàu. Theo như kế hoạch ban Bộ quốc phòng Soviet thì đây chỉ là chiếc số hai của lớp 1143.5 nhưng hải quân Soviet hải quân cho rằng thiết bị điện tử trên mẫu hạm đã có bước phát triển mới nên tiến hành cải tiến thiết kế nguyên bản. Vào tháng 6 năm 1986, thiết kế cải tiến của 1143.6 được phê chuẩn, nội dung chủ yếu là cải tiến hệ thống, đồng thời cũng tiến hành cải tiến trên diện rộng các thiết bị điện tử khác, tổng cộng tới 150 hạng mục so với lớp 1143.5. Vì nguyên nhân này mà khiến cho kỳ hạn công trình bị kéo dài thêm 9 tháng. Vào tháng 7 năm 1990, chiếc tàu được chính thức đặt tên là Varyag. Đúng ra thì chiếc Varyag hiện tại đã được biên chế, đáng tiếc là kinh tế Soviet gần đây lâm vào khủng hoảng. Nhất là sau khi chiến tranh vùng Vịnh bùng nổ, giá dầu trở về mức ban đầu tạo thành đòn trí mạng với nghành dầu mỏ Soviet, toàn bộ ngoại thương Soviet suy sụp, tài chính khô kiệt, không đào ra tiền để tiếp tục rót vào dự án đắt đỏ này. Nhà máy đóng tàu Hắc Hải được Ukraine tiếp nhận đành để nguyên Varyag trên ụ tàu, chuyển sang công tác sửa chữa tàu dân sự để duy trì hoạt động. - Muốn hoàn thành con tàu này cần ít nhất 500 triệu Mĩ kim nhưng chính phủ Soviet hiện giờ không thể đào đâu ra tiền. Người Ukraine cùng đi với đoàn Diệp Khai tới thăm nhà máy đóng tàu nói vẻ tiếc nuối. Diệp Khai rất hứng thú với chiếc hàng không mẫu hạm này, bảo người Ukraine hướng dẫn tham quan một vòng. Quái vật sắt thép! Chung Ly Dư đứng trên boong thuyền, bất giác nảy ra danh từ này. - Nếu anh mua lại con tàu này thì sao? Diệp Khai đột nhiên nói với Chung Ly Dư. - À?! Chung Ly Dư nghe xong, lập tức ngạc nhiên. - Nói đùa thôi, đừng khẩn trương như vậy, có mua được thì anh cũng không nuôi nổi. Diệp Khai cười hì hì. Diệp Khai biết rõ, nếu như Soviet giải thể thì mới là thời cơ tốt nhất để mua chiếc Varyag còn dang dở này. Trên thực tế, sau khi Soviet giải thể vài năm, hoàn cảnh các nước cộng hòa nằm trong liên minh rơi vào tình cảnh hỗn loạn không thể tưởng tượng nổi. Thậm chí va-li đạn hạt nhân mi ni cũng bị ngầm bán đi đến mấy trăm cái, đừng nói tới là vũ khí bình thường. Diễn viên Ni Cổ Lạp Tư Khải Kỳ trong bộ phim Vua chiến tranh đã từng nói, trên thị trường vũ khí chợ đen, chỉ cần có tiền thì có thể mua bất kỳ vũ khí nào của người Soviet. Chuyện kể thương nhân Trung Quốc vào năm đó chỉ cần một xe thực phẩm vật dụng hàng ngày tới Ukraine là có thể đổi được hai chiếc máy bay cũng không phải là không có căn cứ, những gì Diệp Khai nhìn thấy còn hơn thế. Còn phải chờ một chút ah! Diệp Khai lưu luyến nhìn lại chiếc Varyag nằm trên ụ tàu, đi ra với Chung Ly Dư. Chuyện cần làm lần này khi tới Ukraine không ít, nhà máy đóng tàu Hắc Hải là một mục tiêu trọng yếu trong đó. Thứ hắn nhắm tới là kỹ thuật đóng tàu tiên tiến và công nhân đóng tàu lành nghề của Ukraine. Tình hình trong nước của Soviet rất nguy cấp, nhà máy đóng tàu Hắc Hải cũng đồng dạng. Tuy nó có thể duy trì hoạt động nhờ vào các đơn đặt hàng đóng tàu dân dụng nhưng chỉ đạt chưa đến ba phần công suất thiết kế, gắng gượng duy trì cuộc sống của công nhân. Dưới hoàn cảnh này, Diệp Khai đoán chừng có thể chiêu mộ một đám chuyên gia và công nhân lành nghề của Ukraine sang Trung Quốc. Nhất là sau khi hắn đi vào Soviet mới phát hiện trên thực tế rất nhiều người Soviet cũng không có bao nhiêu tâm lý bài xích với người Trung Quốc, thậm chí có một số người cao tuổi còn nồng nhiệt gọi bọn họ là đồng chí Trung Quốc. Hiển nhiên, bởi vì hiện tại Gorbachov đã khiến tình hình Soviet hỗn loạn, nhân dân cực kỳ oán thán chính phủ, càng thêm hoài niệm thời vàng son của Liên bang Soviet, dẫn đến hảo cảm với quốc gia cùng hệ tư tưởng chủ nghĩa xã hội như Trung Quốc. Dù sao hai bên cũng từng là huynh đệ một nhà, hơn nữa nghe nói Trung Quốc hiện giờ phát triển rất tốt. Càng quan trọng hơn là người Trung Quốc có rất nhiều oán niệm đối với Soviet nhưn người Soviet lại chưa từng chịu thiệt thời từ Trung Quốc nên bọn họ không có ác cảm gì với người dân Trung Quốc bình thường, thậm chí có lúc còn cảm thấy thân thiết. Diệp Khai có ý định đầu tư xây dựng một nhà máy đóng tàu cỡ lớn ở thành phố Minh Châu, đầu tiên thâm nhập tìm hiểu nội tình nhà máy đóng tàu Hắc Hả, đợi đến lúc thời cơ chín mùi sẽ mua lại Varyag. Nhưng Diệp Khai nhanh chóng phát hiện, tiền mình không đủ. Dù hắn trước đó kiếm được 700 triệu Mỹ kim nhưng số tiền này đã đầu tư vào Hongkong, hiện giờ kế hoạch đột nhiên thay đổi khiến hắn không biết nên như thế nào cho phải. Tuy nhiên chiêu mộ mấy ngàn người từ nhà máy đóng tàu Hắc Hải về nước cũng không hết bao nhiêu tiền. Những người này hiện giờ chỉ cần ăn no, thậm chí nhà khoa học cũng tình nguyện đi theo!