Quan Sách

Chương 803 : Hành trình đặc khu!

Ngày đăng: 11:17 18/04/20


Cán bộ đặc khu cao cấp cấp II, cách nói này tuy không có nhiều căn cứ, nhưng cách nói này cũng rất lưu hành ở Lĩnh Nam.



Năm đó khi Trung Ương quy hoạch đặc khu, đối với việc chọn lựa cán bộ đã đề ra những chính sách rất ưu ái.



Trong đó đặc khu Lâm Cảng, bây giờ là thành phố cấp II, tất cả cán bộ đều cao hơn so với thành phố cấp III một bậc. Mà đặc khu Nam Cảng, mặc dù cơ cấu là thành phố cấp III, nhưng các cấp cán bộ Nam Cảng năm đó được chọn lựa đều là những tinh anh.



Một số lượng lớn cán bộ có năng lực được điều ra, cán bộ có thành tích cao tràn ngập đặc khu Nam Cảng, ủng hộ sự kiến thiết của đặc khu, đưa bộ máy của đặc khu thành hoa tiêu cho bộ máy của toàn tỉnh, đây là tiếng vang mở đầu cho công cuộc cải cách được mở ra.



Vài năm gần đây, cùng với sự xâm nhập của cải cách, các thành phố khác của Lĩnh Nam cũng đón đầu đi tới, nhưng xây dựng đặc khu vẫn nhận được không ít chính sách ưu đãi của quốc gia.



Cán bộ công tác ở đặc khu là một vinh dự, đồng thời cũng có nghĩa là sẽ được người ta để ý, được lãnh đạo coi trọng, con đường thăng tiến cũng thuận lợi không ít.



Đồ Nhất Sơ cũng xem như một cán bộ đặc khu trong số những nhân tài mới xuất hiện, nhưng ông ta từng đi du học, bằng cấp cao, hơn nữa lại có kinh nghiệm phong phú, thực tế, trong số những cán bộ tại Nam Cảng, ưu thế của ông ta rất nổi trội, cũng được tổ chức vô cùng coi trọng.



So sánh với lý lịch sáng chói của Đồ Nhất Sơ, lý lịch của Trần Kinh có vẻ tương đối bình thường.



Hắn là sinh viên hệ chính quy của trường đại học trong nước, hơn nữa luôn chỉ công tác trong nước, mới đến vùng duyên hải được hai năm.



Duy chỉ có một ưu thế Trần Kinh hơn Đồ Nhất Sơ.



Đó là Trần Kinh năm nay vừa mới 30 tuổi, mà Đồ Nhất Sơ năm nay đã sắp 40 rồi.



Với tuổi như vậy Đồ Nhất Sơ đã là nhân vật đứng đầu một vùng, hẳn coi như là một người còn trẻ tuổi đã nổi bật, nhưng so với Trần Kinh, ông ta hẳn xem như đã già rồi.



Tuy nhiên, trước mặt Trần Kinh, Đồ Nhất Sơ không biểu hiện chút cảm giác kiêu căng gì, vô cũng khiêm tốn.



Đây cũng có thể là do hiện tại hai vùng đang hợp tác, dĩ hòa vi quý. Đồ Nhất Sơ cũng là người có kinh nghiệm trong giới chính trị, ông ta biết rõ lần này hai vùng hợp tác rất có ý nghĩa với ông ta, lần đầu tiên làm liều có chút mạo hiểm.



Nhưng lần đầu tiên làm liều lại dễ dàng giành được thắng lợi.



Hai khu hợp tác thành công, không những giúp Lân Giác và Lân Loan nhanh chóng nổi lên, mà các hạng mục chỉ tiêu kinh tế còn nhanh chóng vượt mức.



Quan trọng hơn là, hai khu hợp tác làm mô hình hợp tác ở khu vực giao giữa hai thành phố Nam Cảng và Hải Sơn hợp tác tốt đẹp, ý nghĩa này quả thực quá lớn.



Mặt khác.



Trần Kinh ở Lân Giác mấy năm nay đạt được sức ảnh hưởng không nhỏ, Lân Giác và Lân Loan kề nhau, đứng ở chỗ cao nhất của Lân Loan có thể thu hết Lân Giác vào tầm mắt.


Chỉ có hiểu được sự chênh lệch mới có thể có được mục tiêu cố gắng, mới có phương hướng cố gắng. Mà trước mắt phương hướng đối với Lân Giác có ý nghĩa vô cùng lớn!



Mà đêm trước khi Trần Kinh rời đi, Đồ Nhất Sơ đã bày tỏ thành ý của mình.



Lần đầu tiên hủy bỏ hơn chục chính sách hành chính nhằm vào Hải Sơn trước kia, có thể nói là chính sách bảo hộ chủ nghĩa của địa phương.



Trong đó bao gồm hạn chế đầu tư giao cảnh của tư nhân Lân Loan, tin tức về nhân tài của hai địa phương cũng đều bị hạn chế, cơ cấu thiết lập chi nhánh buôn bán ở hai địa phương cũng bị hạn chế....



Phương diện này trước kia cũng có một trường hợp khá nổi tiếng.



Đặc khu lớn nhất hiện tại, hệ thống siêu thị Quốc Phát, bọn họ khởi nghiệp đầu tư tại đặc khu, thiết lập cơ cấu chi nhanh, hiện tại đặc khu dành cho bọn họ rất nhiều chính sách ưu đãi về thu thuế, đất đai, nâng đỡ...



Nhưng hai năm trước Quốc Phát có ý phát triển sự nghiệp ra bên ngoài.



Lúc đó Quốc Phát đã muốn thiết lập một dãy chi nhánh ở Lân Giác.



Dưới tình hình như vậy, các cấp song phương của hai địa phương đều tạo ra hàng rào.



Về phía Lân Loan, chính phủ thông qua đủ cách cảnh cáo Quốc Phát, không hy vọng bọn họ tiếp tục đầu tư ra bên ngoài, nếu không chính phủ có thể hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ chính sách ủng hộ đối với bọn họ.



Về phía Lân Giác.



Bởi vì suy xét đến việc siêu thị Quốc Phát tiến vào có thể tấn công các xí nghiệp buôn bán bản địa.



Cũng đang nghĩ cách tạo ra hàng rào ngăn cản bọn họ.



Cuối cùng tất nhiên ý tưởng khuếch trương đó không thể thực hiện, điều này đối với hai bên mà nói đều không tổn thất lớn.



Trần Kinh lần này ở Lân Loaan có gặp qua chủ tịch của công ty hệ thống bách hóa Quốc Phát, Liêu Tiểu Toàn, cùng nhau trao đổi chuyện này.



Trần Kinh đối với chuyện này có chút cảm thán, hắn nói:

-Trước kia quan hệ giữa Nam Cảng và Lân Giác giống như quan hệ quốc tế năm đó, thậm chí còn có nhiều rào cản hơn.



Chuyện này ở nước cộng hòa rất hiếm gặp.



Trường hợp của hệ thống Quốc Phát hẳn là vĩnh viễn bảo tồn, bởi vì thông qua trường hợp này có thể khiến tất cả mọi người đều nhận thức được, quan hệ trước kia của Nam Cảng và Hải Sơn gay gắt đến mức nào. Chắc chắn năm sau chúng ta sẽ hòa thành một thể, sẽ quay lại xem xét trường hợp này, khả năng sẽ có nhiều thay đổi....