Say Mộng Giang Sơn
Chương 1053 : Rút dây động rừng
Ngày đăng: 21:05 18/04/20
Nếu nói đến thông minh lanh lợi, ba người Tiểu Mạn, A Nô và Cổ Trúc Đình có lẽ không kém hơn Uyển Nhi “bất tại kỳ vị, bất mưu kỳ chính”, nhưng các nàng lại không như Uyển Nhi từ mười bốn tuổi đã đi theo ngự tiền, chìm đắm trong lịch duyệt quan trường, cho nên sẽ không có thói quen phân tích hôn tang cưới gả từ góc độ biến đổi chính đàn, tranh đua thế lực.
Còn Uyển Nhi và các nàng lại khác nhau, cho nên Uyển Nhi lập tức nghĩ đến đủ loại ảnh hưởng đến cục diện chính trị của việc Thổ Phiên cầu thân với Đại Chu. Đột Quyết đã từng vì phò mà cầu thân họ Võ mà không phải họ Lý mà cự tuyệt cho con gái xuất giá, làm cho Võ Diên Tú đến giờ vẫn còn đang chăn ngựa trên thảo nguyên, công chúa mà Thổ Phiên cầu thân cũng chỉ có thể là người của Lý gia.
Hiện tại Hoàng đế đã quyết định trả lại giang sơn cho họ Lý, điểm này trong ngoài đều biết, cho nên đối tượng Thổ Phiên cầu thân càng không thể trở thành người của Võ gia. Nhưng Lý Đường Tông Thất hiện nay còn mấy công chúa thích hợp để xuất giá đây?
Hoàng thái tử Lý Đán tuy có sáu người con gái, tuổi cũng không lớn, nhưng sau khi Lý Hiển hoàn triều, để củng cố địa vị của mình, đã sử dụng sách lược hôn nhân để lôi kéo thế gia, kết giao Võ gia, sáu người con gái đều nhanh chóng xuất giá, gả cho con cháu Thế gia và con cháu Võ gia, Thổ Phiên muốn cầu thân Đại Chu, mục tiêu lựa chọn duy nhất chỉ có thể là con gái của Tương Vương Lý Đán.
Con nối dõi của Lý Đán nhiều hơn so với thất ca Lý Hiển của y. Y có năm người con trai, mười một người con gái, trong đó con gái lớn nhất chưa đến hai mươi tuổi, con gái nhỏ nhất mới bảy tuổi, mà vẫn còn mấy người chưa xuất giá.
Cứ như vậy liền xuất hiện rắc rối, mục đích chính của của việc Thổ Phiên cầu thân là gì? Vì hoà bình? Tuyệt đối không có khả năng! Trong lịch sử không có tác dụng chính thức của việc cầu thân này. Cầu thân luôn ở trong tình huống một bên vô lực tái chiến, một bên tái chiến thì mất nhiều hơn được, nên mới trở thành một thủ đoạn được đưa ra để kết thúc xung đột.
Có những trường hợp sau khi hai nước cầu thân có bình ổn can qua vài năm, mười mấy năm thậm chí mấy chục năm, không phải vì gả con gái đi mà là vì hai bên đều không còn khả năng tiếp tục khơi mào chiến tranh hoặc không cho rằng ở giai đoạn hiện tại tiếp tục khơi dậy chiến tranh sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn.
Vậy thì Thổ Phiên cầu thân là vì trong tình trạng Vương tướng nội đấu, hao tổn quốc lực mà muốn hành quân lặng lẽ, nghỉ ngơi dưỡng sức? Nếu là như vậy, Đại Chu có lẽ sẽ đồng ý cầu thân.
Ngươi nghỉ ngơi dưỡng sức, ta cũng nghỉ ngơi dưỡng sức, mấy mươi năm nữa ai mạnh ai yếu, thì phải xem trong mấy chục năm này ai tu dưỡng nghỉ ngơi tốt hơn.
Nhưng hiện tại đối tượng Thổ Phiên muốn cầu thân chỉ có thể là con gái của Tương Vương còn Lý Hiển lại là một người có danh Thái tử, lại vì đại quyền rơi vào tay Võ Thị, một khi đăng cơ cũng sẽ nhất định trở thành một thái tử của Hoàng đế yếu thế. Sau khi Thổ Phiên kết thông gia với Tương Vương, liệu có giật dây Tương Vương nhòm ngó ngai vàng Hoàng đế, tiện đà can thiệp nội chính Đại Chu một cách hợp lý không?
Hoàng Thái tử Lý Hiển và Tương Vương Lý Đán vốn dĩ danh phận quân thần đã định, nhưng việc này đối với huynh đệ đều đã từng làm qua Thái tử, cũng đều đã từng là Hoàng đế, một khi có một thế lực ngoại quốc từ trong quấy phá, tương lai triều đình liệu có rộ lên sóng gió, khiến chính cục tương lai Đại Chu trở nên khó bề nắm bắt
Nguỵ trung Nguyên hơi chút do dự, vuốt cằm đáp:
- Đúng vậy! Thần nghĩ rằng Thổ Phiên đã có thành ý hoà bình, ngại gì không kết làm quốc gia cha vợ chứ. Hai nước biến thù thành bạn, thì vạn dân hạnh phúc.
Nguỵ Trung Nguyên là người của Thái tử, trung thành với Thái tử Lý Hiển, nhưng quan hệ của ông ta và Tương Vương Lý Đán cũng khá thân thiết. Vừa rồi ông ta chần chừ không ra cũng là vì cái tầng quan hệ này.
Ông ta cảm thấy nếu kết thân với Thổ Phiên chỉ có thể gả con gái của Tương Vương, như vậy sẽ bất lợi cho việc củng cố địa vị thái tử, nhưng Lý Đường Tông thất và Thổ Phiên kết thân sẽ có lợi cho việc cạnh tranh giữa Lý Đường Tông Thất và gia tộc Võ Thị, cho nên nhất thời khó có thể lấy hay bỏ. Nhưng Hoàng đế đã hạ cố hỏi thăm, khiến hắn không thể chậm rãi cân nhắc, đành phải gấp gáp trả lời.
- Lời này của Nguỵ tể tướng sai rồi!
Nguỵ Trung Nguyên vừa dứt lời, một vị quan văn dáng người cao to bước ra từ đám quần thần, cất giọng dõng dạc phẫn nộ:
- Năm Trinh Quán thứ ba, Tùng Tán Can Bố kế vị Tán Phổ, sau đó sẵn sàng ra trận, bình ổn phản loạn các nơi, tiếp tục chinh phục các bộ lạc Tô Bì, Đa Di, Phong Đồng … , ý đồ nhất thống Thổ Phiên.
Năm Trinh Quán thứ tám, Tùng Tán Can Bố khi nội loạn chưa bình, vì mưu cầu sự ủng hộ của Trung thổ đại quốc chúng ta, liền thỉnh hôn với Thái Tông Hoàng đế nhưng bị cự tuyệt! Nhiều lần, lại cầu hôn, vẫn không được phép! Tùng Tán Can Bố liền tập hợp vũ lực, binh phát Tùng châu, vì việc Đại đường Thái Tông Hoàng đế sở bại, việc cầu thân sau đó cũng không nhắc tới nữa.
Năm Trinh Quán thứ mười bốn, Tùng Tán Can Bố nhờ vũ lực nhất thống Thổ Phiên, sau đại loạn cần đại trị khẩn cấp, muốn đại trị thì cần mượn lực lớn mạnh của Trung thổ chúng ta, liền trấn binh biên giới, lại lần nữa thỉnh hôn, cũng đem việc giúp đỡ về các phương diện thợ thủ công, nông thư, văn giáo, chính thể .v.v. làm đồ cưới.
Đương lúc đó, Đại Đường Hoàng đế đang viễn chinh Cao Ly, hơn nữa vì Đông Tây Đột Quyết nội loạn, Đại Đường nhan cơ hội này phát binh thảo phạt, thực vô dư lực khai chiến ba mặt, lại giao binh với Thổ Phiên vừa được nhất thống binh phong chính thịnh, bất đắc dĩ mới đồng ý cầu thân. Theo đó mà thấy, những lời luận thực đó là che giấu, Nguỵ tể tướng thông kim bác cổ, lẽ nào không biết?