Say Mộng Giang Sơn
Chương 10561 : Tuổi không phải là vấn đề (1)
Ngày đăng: 21:05 18/04/20
Lý Đán nghe xong chỉ biết trợn mắt há hốc mồm, đối với những lời nói của Luận Khâm Lăng nhất thời không biết phản ứng ra làm sao.
Chợt ông nhớ đến năm Hiển Khánh thứ ba lúc Thổ Phiên ngỏ ý cầu thân nhà Đường, Quốc vương Thổ Phiên Mang Tùng Mang Tán mới có 8 tuổi, lần thứ hai là thời năm Nghị Phong thứ tư, quốc vương Thổ Phiên Mang Xích Đô Tùng mới có bốn tuổi. Trong những cuộc hôn nhân chính trị, đem so với lợi ích chính trị mà nó đem lại thì vấn đề tuổi tác tuyệt đối không thành vấn đề.
Thực tế là trong lịch sử của Đại Đường, Thổ phiên đã rất nhiều lần cầu hôn rồi, điển hình là năm Thần Long thứ ba, Thổ Phiên đã ngỏ ý cầu thân, lúc đó quốc vương Thổ Phiên Trì Đức Tổ Tán mới có ba tuổi, ba năm sau đó hôn sự đã được ân chuẩn, tiểu tân lang thành thân với công chúa Kim Thành 12 tuổi.
Lý Đán không phải là không biết về những lần cầu thân trước của Thổ Phiên, vấn đề là ở chỗ những lần trước quốc Vương Thổ phiên là một cậu bé, tiểu công chúa được gả đi, đến lúc đó hai vợ chồng nhỏ có thể cùng nhau lớn lên, nhưng lần này thì khác, quốc vương Thổ Phiên năm nay đã ngoài 30, một người đàn ông từng trải như vậy làm sao có thể nạp một tiểu công chúa 12 tuổi làm thiếp được, Lý Đán không thể không để ý đến điểm này được.
Lúc mà Luận Di Tát nhấn mạnh, ngay cả tiểu công chúa mới có bảy tám tuổi cũng không thành vấn đề, thì Lý Đán mới đột nhiên hiểu ra, việc liên hôn chính trị về căn bản là không dựa trên những đạo lý, nguyên tắc đời thường, đừng nói là cô con gái yêu 12 tuổi của ông, thậm chí là nó mới ba tuổi thôi, chỉ cần là có lợi cho mục đích chính trị thì dù cũng có thể trở thành vương phi của quốc vương thổ Phiên 80 tuổi.
Luận Di Tát chăm chăm nhìn vào mắt của Lý Đán, cái thần thái đó hoàn toàn khác với cái vẻ vô tri, cung kính giả tạo trước kia, y tin rằng Lý Đán sẽ đồng ý gả con gái cho quốc vương Thổ Phiên, Thổ phiên đã từng một lần điều tra tình hình của Đại Chu. Bọn y cho rằng cầu thân sẽ có lợi cho việc củng cố địa vị của Lý Đán, Lý Đán sẽ nhất định nắm lấy cơ hội này, bây giờ mà Lý Đán từ chối thì càng làm gia tăng sự nghi kị của hoàng thái tử và gia tộc Võ thị
Nhưng ngay cả khi hoàng thái tử Lý Hiển có ái nữ có thể gả cho Thổ Phiên thì Võ Tắc Thiên cũng không hi vọng thông qua hôn sự với Thổ Phiên để Đại Chu tương lai thay đổi cục diện cân bằng này, càng không hi vọng vào lệnh ái của Lý Đán. Nhưng một khi Tương Vương Lý Đán và Thổ Phiên cùng lên tiếng về chuyện hôn sự này thì cục diện tương lai lại càng thêm phần khó khăn, bà chẳng có lý gì mà đồng ý.
Nhưng nếu bà không đồng ý thì lại lo Thổ Phiên một lần nữa đem quân sang, hiện tại Thổ Phiên là một nước láng giềng hùng cường, tuy là sau khi Tướng quân Thổ Phiên Luận Khâm Lăng qua đời, Đại Chu lớn mạnh như diều gặp gió nhưng tiềm lực quân sự vẫn không thể nào chiếm được thế áp đảo, giết được một ngàn quân địch thì quân ta cùng hao tổn 800 người, hơn nữa vừa mới dời đô về Trường An, quân sự vẫn chưa được củng cố thì làm sao Võ Tắc Thiên có thể mạo hiểm được.
Không phải là Võ Tắc thiên không tự tin vào bản thân, nhưng từ khi Khiết Đan tạo phản, rồi liên tiếp mất đi một số đại tướng dũng mãnh, mưu lược như Vương Hiếu Kiệt và cả việc Hà Bắc bị tấn công đã làm cho Đại Chu vài phen khốn đốn, Võ Tắc Thiên chợt nhận ra rằng, Đại Chu tuy là một nước hùng mạnh, có tiềm lực quân sự nhưng đúng lúc đó lại mất đi Thái Tông và Cao Tông
Triều đình có thể kéo dài được khoảng hơn nửa tháng, còn Luận Di Tát thì càng ngày càng quyết liệt, lần nào vào cung cũng đều nhắc đến chuyện này, có lần Võ Tắc Thiên còn ứng phó không kịp. Đúng lúc này Đột Quyết Khả Hãn Mặc Xuyết đột nhiên phát binh quấy rầy thiên hạ nhà họ Võ một vài tỉnh như Diêm Châu, Hạ Châu, Tịnh châu, Đại Châu, Hãn Châu đều thấy bóng dáng của địch, nơi thì bị chúng quẩy rầy, nơi thì bị bọn chúng cướp của giết người.
Võ Tắc Thiên sau khi nhận được tấu, không dám cử con cháu nhà họ Võ đi làm nữa, bà trước tiên bổ nhiệm Trưởng sứ Ung Châu Tiết Quý Sưởng làm đại sứ phòng ngự Sơn Đông, quản lí binh mã của Hà Bắc, Thương- Doanh- U- Dịch- Hằng- Định- Đô châu, lại còn cử Thứ sử U Châu Trương Nhân Nguyên, người chuyên phụ trách phòng ngự bốn tỉnh U châu, Bình Châu, Quy Châu, Đàn Châu cùng hợp tác với Tiết Quý Sưởng chống lại Đột Quyết.