Say Mộng Giang Sơn

Chương 456 : Khắc tinh của tội ác

Ngày đăng: 20:53 18/04/20


Lúc này chuyện ba người Đậu Lư Khâm Vọng và Đào Văn Kiệt, Dương Phàm đang bàn chính là làm thế nào để phá hủy hoàn toàn tập đoàn ác quan ở Ngự Sử Đài kia.



Trong ba người này, Dương Phàm và Đào Văn Kiệt xem như đều là người của Thái Bình Công chúa, Đậu Lư Khâm Vọng là người của Lý Chiêu Đức. Lý Chiêu Đức và Thái Bình Công chúa đều muốn xóa sổ Ngự Sử Đài bấy lâu vẫn tận sức vùi giết chư quan, đả kích địch nhân cường đại của đại thần vẫn luôn bảo vệ Lý phái. Đậu Lư Khâm Vọng và Đào Văn Kiệt trước đó đều đã được chủ tử ra lệnh, cho nên ba người trao đổi rất thuận lợi.



Hội nghị lần này, kỳ thật là tiến hành thay đổi chút phân công nho nhỏ giữa Thái Bình Công chùa và Lý Chiêu Đức, kết quả thương lượng ngắn gọn, sau đó Đậu Lư Khâm Vọng lợi dụng bản lĩnh ăn nói khéo léo của mình phụ khách đối ngoại “Ba phải” “Giả làm người tốt” “Đánh Thái cực thôi thủ”, Đào Văn Kiệt phụ trách định ra chiến lược và kế hoạch cụ thể đả kích Ngự Sử Đài.



Còn Dương Phàm…



Dương Phàm dĩ nhiên phải làm nắm đấm, song hỏa hồng côn của Hình Bộ chủ tọa rồi.



A, theo như lời của Đậu Lư Khâm vọng, Dương Phàm chính là “Đả hắc chi tiên phong, tội ác chi khắc tinh!” (Tiên phong diệt gian, khắc tinh tội ác)



........



Người được Thái Bình Công chúa chọn đương nhiên đều có một thân bản lĩnh phi thường.



Đào Văn Kiệt rất nhanh đã định ra một kế hoạch kín đáo, tường tận, bao quát tất cả, cực kỳ cụ thể để đả kích Ngự Sử Đài.



Trong kế hoạch này, có rất nhiều thủ pháp tương tự với thủ đoạn Lai Tuấn Thần thu thập chứng cứ phạm tội, đả kích đại thần. Phải biết rằng những thủ đoạn trong “La chức kinh” của Lai Tuấn Thần cũng không phải bỗng dưng nghĩ ra, mà là phương pháp kiểu mẫu mà các Ngự Sử các đời dùng để thu thập chức cứ, đả kích đối thủ thành công, Lai Tuấn Thần chỉ tập trung lại, biên soạn thành sách mà thôi.




Vương Hiếu Kiệt được bổ nhiệm làm Đại tổng quản Võ Uy quân, phong trần mệt mỏi đuổi theo đại quân viễn chinh của mình, lúc này thành Lạc Dương đã nghênh đón Tết Nguyên Đán.



Nguyên Đán năm nay là ngày mồng một tháng mười một.



Thời Hạ Thương Chu, triều Hạ lấy ngày đầu tháng giêng làm Nguyên Đán, khi đó Nguyên Đán và Âm Lịch là cùng một ngày. Thương triều lấy ngày đầu tháng mười hai làm Nguyên Đán. Chu triều lấy ngày mồng một tháng mười một làm Nguyên Đán. Sau khi Tần Thủy Hoàng Doanh Chính nhất thống thiên hạ, ông ta biết chiến công của mình chưa có đế vương nào đạt được, vì thế muốn nổi bật, đặt ra Nguyên Đán là ngày mồng một tháng mười.



Từ đó về sau, các triều đại của Trung Quốc phần lớn đều lấy lịch pháp triều Hạ lập ra làm chuẩn, lấy ngày mồng một tháng giêng làm Nguyên Đán. Tuy nhiên, sau khi Võ Tắc Thiên thành lập Đại Chu triều, hết thảy đều chiếu theo Chu triều mà khôi phục lại quy tắc cổ, cho nên Nguyên Đán lại trở thành ngày mồng một tháng mười một.



Nhất nguyên phục thủy, vạn vật đổi mới.



Ngày Nguyên Đán, Hoàng đế dẫn văn võ bá quan hiến tế thiên địa.



Trong Vạn Tượng Thần cung, Võ Tắc Thiên triệu tập tất cả quan viên từ ngũ phẩm trở lên trong kinh, long trọng cử hành đại lễ tế thiên địa. Bà ta mặc cổn miện phục màu đe, mặc áo thập nhị chương văn, có bịt gối, đai lưng da, đai lưng lớn, đeo theo nhiều đồ trang sức, đầu đội miện quan, mười hai chuỗi châu trên mũ xòa xuống che đi khuôn mặt già nua, ẩn ẩn hiện hiện thêm ba phần uy nghi.



Dương Phàm là quan ngũ phẩm, có tư cách tham dự đại lễ tế thiên địa, hắn cũng mặc một thân đồ lễ trang nghiêm. Cả Vạn Tượng thần cung đông nghìn nghịt, Đại Hồng Lư cao giọng xướng lễ, một đứng một quỳ, tham bái thiên địa, nghe Võ Tắc Thiên tuyên đọc đảo văn tế thiên.



Sau khi Hoàng đế sơ hiến, đáng lẽ sẽ do Hoàng thái tử á hiến, nhưng sau khi Võ Tắc Thiên đọc xong đảo văn tế thiên lui sang một bên, thì một cảnh tượng bất ngờ xuất hiện.