Say Mộng Giang Sơn

Chương 893 : Thật hư trong lòng bàn tay

Ngày đăng: 21:01 18/04/20


Nước coi dân là gốc, dân coi thực là trời. Trong thời phong kiến chủ yếu là phát triển nông nghiệp, nếu như không có khủng hoảng lương thực, người có dã tâm cho dù có nhiều lí do hơn nữa, cũng rất ít có khả năng làm đảo lộn chính quyền, cho nên lương thực từ trước đến nay là điều gốc rễ để ổn định nước nhà mà một vương triều coi trọng.



Nhưng lãnh thổ của đế quốc trung nguyên rộng lớn, hơn nữa giao thông không tiện lợi, tin tức bế tắc, đế vương cố thủ trong cung thành, rất khó nắm giữ tình hình sản xuất thương thực và tồn kho của cả nước. Bởi vậy quan phủ liền lập ra một cơ chế tính toàn tồn kho lương thực hoàn chỉnh và biện pháp để đối chiếu sự thực.



Bộ phận chuyên kiểm toán dự trữ lương thực không phải thiết lập tại Hộ bộ quản lí tiền lương (tiền và lương thực), mà là thiết lập tại Hình bộ. Mục đích là để tránh Hộ bộ và châu phủ quản hạt trực tiếp lương thực câu kết, quy tụ với nhau để tham ô lương thảo.



Lương thực của kinh sư mỗi một quý kiểm toán một lần, lương thực của châu phủ địa phương thì mỗi năm kiểm toán một lần, địa phương trước tiên báo cho Hộ bộ, Hộ bộ sửa lại thống kê sau đó báo lại cho Thượng Thư tỉnh, sau đó để Hình bộ phụ trách Ti bộ kiểm toán lương thảo tiến hành tra xét, nếu như xảy ra vấn đề gì, thì do Ngự Sử đài tiến hành điều tra.



Trong bản tấu trạng của Từ Hữu Công không hề nhắc tới vấn đề gì liên quan đến lương thực, mà là đề nghị triều đình thả lương thực tích trữ ở Thái Nguyên để bình ổn giá cả hàng hóa. Thái Nguyên là nơi hưng thịnh của Đại Đường, bởi vậy luôn là nơi trọng yếu của quốc gia, ngày trước vùng đất lương thực tích trữ nhiều nhất chính là Thái Nguyên và Lạc Dương.

Cái gọi là Thái Nguyên có rất nhiều kho khổng lồ, Lạc Dương tích lương thực của thiên hạ, ngược lại là kinh đô Trường An lúc đó, bởi vì thủy vận không thuận tiện, địa phương lại thường xuyên có thiên tai khô hạn, khiến cho lương thực dự trữ thiếu thốn trầm trọng, triều đình thời kì Cao Tông nhiều lần di giá đến Lạc Dương, cũng là bởi vì Trường An không đủ cung cấp lương thực cho các quan liêu.



Từ sau thời kì Cao Tông mãi đến cho đến khi thu phục An Tây Trấn, quốc gia không có chiến tranh quy mô quá lớn, lại luôn coi trọng sản xuất nông nghiệp, quốc gia đã có ít nhất có mười lăm mười sau năm chưa từng trải qua trận thiên tai lớn như ngày còn bé Thiên Ái Nô từng trải qua, cho nên về mặt dự trữ lương thực, quốc gia rất sung túc.



Từ Hữu Công dâng tấu sớ nói, khi y tuần tra lương thực dự trữ của Thái Nguyên phát hiện có chút gạo dự trữ lâu quá, đã mốc meo lên. Đất nước đã từng hạ lệnh không được tự ý động vào dự trữ lương thực. Đây là để phòng ngừa năm thiên tai không có lương thực cứu tế dân chúng, đây là một chuyện tốt, nhưng lúc này khu vực Thái Nguyên mặc dù chưa xảy ra thiên tai, nhưng giá lương thực cũng không rẻ.



Giá lương thực trong dân gian cao không hạ, trong phủ kho lại có lương thực dự trữ, trơ trơ mắt nhìn chúng để lâu đến mốc meo, đây là địa phương chấp hành chính lệnh cứng nhắc của triều đình, không thể hiện được lòng thương dân của hoàng đế, đồng thời cũng tạo nên tổn thất một cách vô vọng, bởi vậy hi vọng triều đình có thể để cho địa phương có thể bán gạo cũ đi, để bình ổn giá sản phẩm.



Trong tấu chương Từ Hữu Công còn nói, khu vực Thái Nguyên có hàng chục vạn thuyền, giao thông thuận tiện, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến hành mua bán lương thực với các khu vực khác. Như vậy triều đình có thể bán gạo cho dân chúng với giá rẻ, lại mua gạo mới về dự trữ với giá đắt.


Thẩm Mộc nói xong, ánh mắt lại mơ hồ chớp chớp. Trương phu tử đi theo y đã lâu, từ ánh mắt của y có thể nhìn ra được, Tông Chủ tất nhiên có tính toán, chỉ có điều lão không biết rốt cuộc là hắn đang nghĩ cái gì, cũng trước giờ không tài nào biết. Lão vừa không nói, vừa không thể hỏi, chỉ gật đầu mạnh, nói:

- Công tử yên tâm, thuộc hạ tự mình đi, tất khiến kho Thái Nguyên không còn chê vào đâu được!



Triều đình Thanh tra hàng tồn kho Thái Nguyên và truyền ý chỉ bán kê ra, một ngày nào đó sau nửa tháng, Hình bộ Bỉ bộ ti Lang trung Bì Nhị Đinh đã dâng lên một tấu chương, lời nói chặt chẽ liên quan đến hai địa phương Đan Châu và Phu Châu. Kết quả số lượng gian lận và cái mà Hộ bộ báo có chút sai biệt, HÌnh bộ chỉ phụ trách duyệt lại số liệu ấy, bởi vậy dâng lên mời Hoàng đế phái người đi điều tra.



Người đang nói chuyện -Thôi Nguyên Tống đảm nhiệm Hình Bộ Thị Lang tên là Thôi Bồ Tát, ý nghĩa là "thi xan tố vị, ngự hạ vô năng". Mà dưới tay y còn có tứ đại kim cương, một là "Nan hạ bút" Tôn Vũ Hiên, hai là "Tranh địa qua" Nghiêm Tiêu Quân, ba là "Ôn Nhu Nhất Đao" Trần Đông, bốn là "chước song đại phủ" Bì Nhị Đinh.



Dương Phàm sau khi đi Hình bộ, đã đấu tranh một phen gay gắt với bốn vị "cao nhân giang hồ" này, nhưng không đánh không quen, sau khi lăn lộn với cái nhã hiệu "Ôn Lang Trung", lại thành bạn bè của bọn họ. Tấu chương này chính là bạn tốt của Dương Phàm Bì Nhị Đinh dâng lên.



Lương thực, trong lòng của Võ Tắc Thiên, có vị trí vô cùng quan trọng, nhưng điều này cũng không có nghĩa là nàng vừa nghe tiếng gió đã bảo là mưa, bảo sao hay vậy, bất cứ lúc nào sấm sét cũng có thể nổi lên. Có lúc kiểm toán sai sót cũng không tìm ra lỗi sai, có khi lương thực xuất kho, nhập nhà kho, nhập sổ sách, có xuất nhập cũng không hề có nghĩa là nhất định có vấn đề.

Cho nên Võ Tắc Thiên vẫn chưa ngạc nhiên, nhưng đã có sai biệt thì phải điều tra chân tướng, Võ Tắc Thiên ngẫm nghĩ một chút, nhân tiện nói: - Bảo Ngự Sử Đài phái người đi đến Đan Châu và Phu Châu, điều tra rõ nguyên nhân xuất nhập lương thực Thái Nguyên.



- Vâng!



Uyển Nhi nhấc bút viết thêm một hàng chữ vào trong tấu chương của Bì Nhị Đinh, lại thêm "Ngự Sử Đài điều tra", nét bút vừa viết, một vòng tròn xoe liền vòng lên.