Sông Đông Êm Đềm
Chương 68 :
Ngày đăng: 17:26 19/04/20
Mấy ngày đầu tháng tám, viên trung uý Evgeni Litnhitki quyết tâm xin chuyển từ trung đoàn ngự lâm cận vệ Atamansky tới một trung đoàn Cô- dắc nào khác của bộ đội chiến đấu. Hắn gửi đơn lên trên rồi ba tuần sau đã xin được quyết định điều đến một trong những trung đoàn đang chiến đấu. Sau khi làm xong các thủ tục nhận nhiệm vụ mới, lúc sắp rời khỏi Petrograd, hắn viết một bức thư ngắn báo tin cho bố biết về quyết định của mình:
"Thưa cha, con đã chạy chọt xin được điều khỏi trung đoàn Atamansky để ra đơn vị chiến đấu. Hôm nay con vừa nhận được giấy điều động và sắp tới chịu quyền chỉ huy của quân đoàn trưởng quân đoàn hai. Chắc chắn là cha sẽ ngạc nhiên khi thấy con quyết định làm như thế, nhưng con xin trình bày như sau để cha rõ về hành động nầy: con rất đau khổ về cái hoàn cảnh trong đó con đã phải quẩn quanh trong thời gian qua. Những cuộc diễu binh, đón tiếp, những buổi canh gác, tất cả các công việc phục vụ như thế trong cung điện đã làm con chán ngấy. Tất cả các món đó con đã phải ăn đến nôn ra được. Con chỉ muốn làm một việc gì cho có sức sống, và nếu cha muốn, con còn mong lập được chiến công. Chắc là trong người con đang biểu hiện tính chất dòng máu vinh quang của họ Litnhitki, một họ ngay từ cuộc chiến tranh giữ nước 1 đã đan thêm những nhánh nguyệt quế vào vòng vinh quang của sự nghiệp nước Nga. Con sắp ra trận. Xin cha chúc phước cho con. Tuần qua, trước khi hoàng đế ngự giá ra đại bản doanh, con đã được bái kiến long nhan. Con vốn sùng bái hoàng đế. Hôm ấy con đang làm nhiệm vụ cảnh vệ trong cung điện. Hoàng đế đi cùng Rozienko 2 và khi đi qua trước mặt con, Người có đưa mắt về phía con rồi mỉm cười nói bằng tiếng Anh: "Đây là đội ngự lâm vinh quang của trẫm đây. Khi cần trẫm sẽ dùng nó để đánh bại con bài của Vinhem 3". Con sùng bái hoàng đế chẳng khác gì một nữ học sinh trung học. Tuy con đã quá hai mươi tám thổi, nhưng con vẫn có thể thu nhận như thế mà chẳng thấy hổ thẹn gì cả. Con rất phẫn nộ vì trong cung đang có những người đơm đặt bám lên thanh danh trong sáng của hoàng đế như những cái mạng nhện. Con không tin những người đó và không thể nào tin được. Mấy hôm trước, thiếu chút nữa thì con nổ súng vào viên đại uý Gromov, vì con đang có mặt ở đấy mà hắn dám cả gan thốt ra những lời vô lễ về hoàng đế bệ hạ. Thật là đê tiện, và con đã nói thẳng vào mặt hắn rằng chỉ có những kẻ có dòng máu nông nô chảy trong người mới hạ mình tung ra những lời đồn nhảm bẩn thỉu như thế. Sự việc đã xảy ra trước mặt vài sĩ quan nữa. Con điên tiết tới cực độ đã rút khẩu súng ngắn và định nhả một viên đạn vào thằng đốn mạt, nhưng các bạn của con đã tước mất vũ khí của con. Phải sống trong một hoàn cảnh bẩn thỉu như thế nầy, càng ngày con càng cảm thấy nặng nề. Trong các trung đoàn ngự lâm, nhất là trong giới sĩ quan, chẳng làm gì có tinh thần yêu nước chân chính, và nói ra thì kể cũng đáng sợ, ngay đến lòng yêu mến hoàng triều cũng không có. Không còn ra tầng lớp quý tộc nữa, mà chỉ là một phường lưu manh. Về căn bản dó là nguyên nhân làm cho con cắt đứt với trung đoàn. Con không thể nào giao du tiếp xúc với những con người mà con không kính trọng. Thôi, có lẽ con thưa với cha như thế là đủ rồi.
Có những chỗ viết có phần tản mạn, xin cha thứ lỗi cho, vì con đang vội còn phải xếp vali và tới chỗ quan tư lệnh. Cầu mong cha mạnh khỏe. Đến đơn vị con sẽ gửi về nhà một bức thư tường tận.
Evgeni của cha"
Chuyến xe lửa đi Vacsava chuyển bánh lúc tám giờ tối. Evgeni đi xe ngựa ra ga. Petrograd nằm lại sau lưng hắn với những ánh đèn xanh xanh xám xám. Ngoài ga đông nghịt những người, tiếng ầm ầm như vỡ chợ. Phần lớn, là quân nhân. Người phu khuôn vác xếp va- li cho Evgeni xong, nhận vài đồng tiền lẻ, rồi chúc quan lớn lên đường may mắn. Evgeni tháo đai đeo kiếm và áo ca- pôt, cởi giày da, rồi trải lên chiếc ghế dài một cái chăn lụa hoa vùng Karpelz. Ở tầng ghế dưới, một lão cố đạo gầy gò, mặt nom như người tu đạo cấm dục, đang ngồi ăn bên cạnh cửa sổ. Trên chiếc bàn nhỏ bày những thức ăn uống làm ở nhà mang đi. Lão vừa rũ những mẩu bánh mì vụn vướng trên chòm râu to sợi, vừa mời một cô gái ngồi trước mặt ăn. Cô gái gầy gầy, da ngăm ngăm, mặc đồng phục học sinh trung học.
- Con thử nếm một chút xem. Thế nào?
- Xin cám ơn cha.
- Con làm khách quá đấy. Tạng người như con thì phải ăn nhiều hơn mới được.
- Xin cám ơn cha.
- Con cứ nếm thử cái bánh sữa nầy xem. Còn ngài sĩ quan, có lẽ ngài cũng nếm thử cái chứ?
Evgeni cúi đầu nhòm xuống:
- Cha gọi con phải không?
- Vâng, vâng, - Hai con mắt âm thầm của người cố đạo nhìn như khoan vào Evgeni. Lão chỉ cười bằng cặp môi mỏng dính sau hàng ria thảm hại, to sợi và ẩm như cỏ mùa tuyết tan.
- Xin cám ơn cha. Con không muốn ăn.
- Cần gì phải giữ kẽ như thế. Các thứ đưa được vào miệng thì chẳng có gì hại cả. Có phải ngài ra đơn vị chiến đấu không?
- Vâng.
- Cầu Chúa che chở cho ngài.
- Chết trận nhiều lắm. Xin quan lớn bật cho cái lửa. Cám ơn quan lớn! - Gã Cô- dắc đứng lại hít một hơi, rồi kêu với theo - Ở thôn Tatarsky, gần trang trại của quan lớn ấy, hôm nay bị giết mất ba. Lần nầy anh em Cô- dắc đại bại.
Gã khoát tay rồi đuổi theo chiếc xe của gã. Gió thổi phần phật chiếc áo va- rơi ka- ki không thắt dây lưng.
Viên trung đoàn trưởng trung đoàn Evgeni được cử đến công tác ở Berenhagi trong nhà lão cố đạo. Vào đến bãi làng thì viên trung uý chào từ biệt người bác sĩ tốt bụng dành cho hắn một chỗ trên chiếc xe quân y hai bánh, rồi vừa đi vừa phủi bụi trên chiếc áo quân phục. Hắn gặp ai cũng hỏi trung đoàn bộ đóng ở đâu. Một lão quản có bộ râu rậm đỏ như lửa đang dẫn lính đi tuần từ phía trước tới. Lão đừa tay lên vành mũ chào viên trung uý, trả lời câu hỏi và chỉ ngôi nhà nhưng chân đi vẫn bước. Ngôi nhà của trung đoàn bộ lặng tờ như mọi ban chỉ huy đóng xa tuyếl lửa. Vài gã văn thư chúi đầu xuống một chiếc bàn rộng. Một viên đại uý có tuổi cười trong ống dây nói dã chiến với người đang nói chuyện với hắn. Những con ruồi vo ve trên các khung cửa sổ của căn nhà rộng thênh thang.
Những tiếng chuông điện thoại xa rên rỉ như tiếng muỗi. Một tên lính cần vụ dẫn viên trung uý tới gặp trung đoàn trưởng ở nhà. Viên đại tá tiếp Evgeni ở phòng ngoài một cách chẳng có gì là thân thiện. Ông ta cao lớn, dưới cằm có một vết sẹo hình tam giác, mặt mày không hiểu sao đầy vẻ buồn phiền.
- Tôi là trung đoàn trưởng. - Ông ta trả lời câu hỏi rồi sau khi nghe viên trung uý báo cáo có vinh dự được tới chịu quyền chỉ huy của ông ta, bèn chẳng nói chẳng rằng, đưa tay mời Evgeni vào phòng trong. Ông ta bước vào, đóng cửa lại rồi đưa tay lên vuốt tóc, cử chỉ nom vô cùng mệt mỏi. Ông ta nói giọng nhẹ nhàng, tẻ nhạt:
- Hôm qua lữ đoàn bộ cũng đã truyền đạt cho chúng tôi biết về việc nầy. Mời ngài ngồi.
Ông ta hỏi han Evgeni về công tác trước kia, về tin tức ở kinh đô về đường xá. Suốt trong cuộc nói chuyện ngắn ngủi giữa hai người, ông ta không ngước mắt lên nhìn người nói chuyện với mình lần nào, cặp mắt cứ như bị một sự mệt mỏi rã rời kéo trĩu xuống.
"Chắc hẳn ông tướng nầy vừa bị một mẻ ra trò ngoài mặt trận. Mệt mỏi thẫn thờ như một cái xác không ấy", - Evgeni nhìn vầng trán cao có vẻ rất thông minh của viên đai tá và bỗng có ý nghĩ thương hại. Nhưng viên đại tá đưa đầu cán gươm lên gãi gãi chỗ tinh mũi, nói như muốn làm cho viên trung uý vỡ mộng:
- Trung uý hãy đi làm quen với anh em sĩ quan. Ngài biết không, tôi đã không ngủ ba đêm liền. Ở cái nơi khỉ ho cò gáy nầy, ngoài quân bài chai rượu ra chẳng còn làm gì được nữa đâu.
Evgeni đưa tay lên vành mũ chào, nụ cười trên môi hắn chứa đựng cả một sự khinh bỉ đến cực độ. Hắn bỏ ra rồi mà còn bực bội nhớ lại cuộc gặp mặt và cứ tự giễu mình về những ý nghĩ kính trọng bất giác nảy ra trong lòng hắn trước vẻ mệt mỏi và vết sẹo trên cái cằm rộng của viên đại tá.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tức là cuộc chiến tranh Nga Pháp năm 1812, lần đó quân Nga đã đánh bại quân Napôlêông (ND).
2 (1859 - 1924) một chính khách phản động thời Nicolai đệ nhị, hồi nầy làm chủ tịch viện Duma (ND).
3 Tức Vinhem 11 (1859 - 1941). Hoàng đế nước Đức, thoái vị ngày 28- 11- 1919 (ND).
4 (1867 - 1945) Một tác giả Nga theo chủ nghĩa hiện thực. Tác phẩm nổi tiếng của ông "Nhật ký người thầy thuốc" miêu tả nỗi khổ tâm, lòng hoài nghi của một người thầy thuốc trẻ trong chế độ cũ (ND).
5 Chỉ cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905) trong đó quân Nga bị đại bại (ND).