Sông Đông Êm Đềm
Chương 88 :
Ngày đăng: 17:26 19/04/20
Sau khi hết phép trở về đơn vị, viên đại uý Cô- dắc Evgeni Litnhitkit nhận được lệnh điều đến trung đoàn Cô- dắc sông Đông số mười bốn. Hắn đã tới thẳng sư đoàn bộ chứ không vác mặt về trung đoàn của hắn trước kia, trung đoàn mà hắn đã bỏ chạy một cách nhục nhã trước cuộc chinh biến tháng Hai bùng nổ. Trưởng ban tham mưu sư đoàn là một viên tướng trẻ thuộc một dòng họ danh tiếng lẫy lừng trong giới quý tộc Cô- dắc sông Đông.
- Đại uý ạ, - Hắn đưa Evgeni về phòng riêng rồi bảo - tôi biết rằng ngài lại về làm việc trong hoàn cảnh cũ thì sẽ rất khó khăn, vì bọn Cô- dắc đã có thái độ chống đối ngài chúng nó ghét cay ghét đắng tên họ của ngài, do đó cách khôn ngoan hơn là ngài hãy về trung đoàn Mười bốn. Ở đấy toàn là những sĩ quan được lựa chọn rất tốt, ngay đến bọn Cô- dắc cũng vững vàng hơn, đáng tin hơn, phần lớn là dân những trấn phía Nam thuộc quân khu Ust - Medvedisky. Ngài đến đấy thì tốt hơn. Hình như cụ thân sinh ra ngài là ngài Nicolai Alexeevich Litnhitki có phải không? - Viên tướng nín lặng một lát, hỏi rồi sau khi trả lời là đúng thế, bèn nói tiếp - Theo ý riêng tôi thì tôi có thể cam đoan với ngài rằng chúng tôi rất quí những sĩ quan như ngài. Ở thời điểm nầy thì ngay trong thành phần sĩ quan, phần lớn cũng là những kẻ lá mặt lá trái. Chẳng có gì dễ dàng hơn là lừa thầy phản chúa, nếu không thì cũng một lúc cầu nguyện hai vị thần cũng được… - Viên tham mưu trưởng chấm dứt câu chuyện bằng một giọng chua chát.
Evgeni sung sướng nhận lệnh thuyên chuyển. Ngay hôm ấy hắn đã đến Dvinsk, nơi trung đoàn Mười bốn đóng, và hai mươi bốn giờ sau đã đến gặp viên trung đoàn trưởng, đại tá Bukadorov.
Hắn lấy làm hài lòng vì thấy viên tham mưu trưởng sư đoàn đã nói đúng; phần lớn trong bọn sĩ quan là những kẻ bảo hoàng, còn bọn Cô- dắc thì một phần ba là dân cựu giáo không ngoan đạo lắm thuộc các trấn khác, tinh thần của chúng tuyệt nhiên không ngả theo cách mạng chúng chỉ miễn cưỡng tuyên thệ trung thành với Chính phủ lâm thời, còn các sự kiện đang nổ ra sôi sục chung quanh thì chúng không hiểu rõ, thậm chí không muốn tìm hiểu: những tên Cô- dắc được chọn vào các Uỷ ban 1 trung đoàn và đại đội đều là những thằng xu nịnh và mũ ni che tai… Tới được một hoàn cảnh công tác mới như thế nầy, Evgeni thở dài khoái trá.
Trong đám sĩ quan, hắn có gặp hai tên trước kia đã cùng phục vụ ở trung đoàn ngự lâm Atamansky, hai tên nầy đứng tách hẳn ra, nhưng tất cả các tên khác lại rất ăn cánh với nhau, rất thống nhất ý kiến, chúng công khai bàn tán về chuyện lập lại chế độ quân chủ.
Trung đoàn đóng lại ở Dvinsk chừng hai tháng để nghỉ ngơi, tổ chức lại thành một đơn vị tấn công chặt chẽ, đến nay nom vẻ đã nghiêm chỉnh đàng hoàng. Trước kia các đại đội của nó đều được phái đi phối thuộc với các sư đoàn bộ binh, lang thang khắp các mặt trận từ Riga tới Dvinsk, nhưng đến tháng tư thì đã có bàn tay mẫn cán của một người nào đó thâu tóm tất cả các đại đội thành một khối Trung đoàn đã sẵn sàng làm nhiệm vụ. Dưới sự theo dõi nghiêm ngặt của bọn sĩ quan, bọn Cô- dắc không chịu chút tác động nào từ bên ngoài. Hàng ngày chúng ra thao trường luyện tập, chăm nom ngựa, nhịp sống của chúng đều đặn, chậm rề rề như con sên.
Đám Cô- dắc cũng đã có dự đoán mơ hồ về nhiệm vụ thật sự sau nầy của trung đoàn, nhưng bọn sĩ quan đã nói toạc ra, không giấu giếm, rằng không bao lâu nữa trung đoàn sẽ được những người đáng tin cậy đem ra sử dụng để làm chuyển động bánh xe lịch sử.
Mặt trận ở ngay gần đó. Các tập đoàn quân đang run bần bật trong một cơn sốt rét chết người, không đủ số đạn dược dự trữ để chiến đấu, thiếu lương ăn. Các tập đoàn quân đang vươn hàng ngàn vạn bàn tay ra với lấy hai tiếng "hoà bình" mong manh như một ảo ảnh. Các tập đoàn quân đã nghe tin Kerensky 2 được đưa lên làm người đứng đầu Chính phủ lâm thời của nước cộng hoà với những thái độ khác nhau, nhưng do những lời la hét điên cuồng rồ dại của hắn, tất cả húc đầu phải đinh trong đợt tấn công tháng sáu. Trong các tập đoàn quân, lòng căm hờn lên tới cực điểm, đang sôi sục như dòng nước ở chỗ có nhiều luồng ngầm chẩy xối vào nhau…
Trong khi đó bọn Cô- dắc ở Dvinsk vẫn sống những ngày bình an, lặng lẽ. Dạ dày của những con ngựa ra sức tiêu hoá lúa yến mạch và khô dầu. Các điều đau khổ phải chịu đựng ngoài mặt trận đã thành chai sẹo trong trí nhớ binh sĩ Cô- dắc. Bọn sĩ quan thì đến dự rất đều các buổi họp của sĩ quan, chúng ăn uống quá phè phỡn, và bàn tán sôi nổi về vận mệnh của nước Nga…
Tình hình kéo dài như thế đến những ngày đầu tháng bảy. Đến ngày mồng ba thì có lệnh: "Lập tức xuất phát, không được chậm một phút". Các đoàn xe nhà binh của trung đoàn chạy thẳng về phía Petrograd. Ngày mồng bảy, vó ngựa Cô- dắc đã đập chan chát trên các mặt đường lát của kinh đô.
Trung đoàn đến đóng ở đại lộ Nepsky. Đại đội của Evgeni được dành cho một ngôi nhà trước kia là hiệu buôn nay bỏ không.
Đơn vị Cô- dắc được người ta mong chờ như con mong mẹ về chợ, cuộc đón tiếp rất vui vẻ. Điều đó đã được chứng minh hùng hồn bởi sự ân cần chu đáo của các nhà cầm quyền ở kinh đô trong việc sửa sang dọn dẹp các chỗ ở dành trước cho bọn Cô- dắc. Các bức tường mới quét vôi lại đều trắng bong, sàn nhà mới lau rửa bóng lộn như gương, những tấm ván gỗ thông mới kê làm giường, còn thơm phức mùi nhựa. Gần như có thể nói rằng đời sống sẽ ấm cúng, dễ chịu trong tầng hầm một nửa vượt lên khỏi mặt đất, sáng sủa, tươm tất nầy. Evgeni cau mày dưới cái kính kẹp mũi, chãm chú xem xét chỗ ở của đại đội hắn. Hắn đi đi lại lại bên những bức tường trắng loá, nghĩ thầm rằng về mặt tiện nghi thì chẳng còn phải mong gì hơn. Thoả mãn về kết quả của buổi xem trước nhà ở, hắn đi ra cổng ngôi nhà cùng với viên đại biểu của nhâ đô chính được trao trách nhiệm đón tiếp đơn vị Cô- dắc, một thằng cha nhỏ bé, ăn vận rất diện. Nhưng hai gã vừa ra tới cổng thì gặp ngay một chuyện khó chịu. Evgeni đặt tay lên nắm đấm cửa, nhìn thấy trên tường có một hình vẽ rất khéo vạch bằng vật nhọn: một đầu chó đang nhe nanh và một cái chổi. Có lẽ trong đám công nhân làm công việc sửa sang, trang bị cho ngôi nhà, có người đã biết trước nơi nầy sẽ dành cho ai…
- Cái gì thế nầy? - Evgeni hỏi tên đại biểu cùng đi, hai hàng lông mày hắn rung rung.
Tên đại biểu đưa cặp mắt láu lỉnh, gian như mắt chuột nhìn loáng qua hình vẽ và thở phì phì như kéo bễ. Máu dồn lên làm mặt hắn đỏ tía, thậm chí cái cổ áo sơ mi hồ bột cũng như phớt ánh hồng hồng…
- Thưa ngài sĩ quan, xin ngài thứ lỗi cho… lại có bàn tay của một thằng nào đó ác tâm…
- Chà cái máu hoàng bào.
- Ngài ra lệnh phái ngay trinh sát tới nhà máy Puchilov chứ? - Evgeni thở hổn hển hỏi.
Viên trung đoàn trưởng cắn môi mỉm cười, rồi nhún vai trả lời:
- Lập tức đi ngay! Và nhất định phải có một sĩ quan phụ trách trung đội cùng đi.
Evgeni bước ra khỏi trung đoàn bộ với cả một cảm giác trống rỗng trong tâm hồn, những hồi ức cũ cùng câu chuyện trao đổi với viên trung đoàn trưởng đè nặng lên người hắn. Hắn về đã gần đến nhà thì gặp một đội tuần tiễu của trung đoàn Cô- dắc sông Đông số 4 đóng ở Petrograd. Vài bông hoa héo rũ trên dây hàm thiếc con ngựa lông hồng nhạt của viên sĩ quan. Một nét cưởi thoáng hiện trên hàng ria trăng trắng của hắn.
- Các vị cứu tinh của Tổ quốc vạn tuế… - Một thân sĩ đã có tuổi cảm động quá bước từ trên hè đường xuống, vung mũ kêu lên.
Viên sĩ quan đưa tay lên lưỡi trai mũ, chào lại rất lịch sự. Đội tuần tra cho ngựa chuyển sang nước kiệu. Evgeni liếc nhìn khuôn mặt cảm động, cái cravat hoa hoét thắt rất cẩn thận và cặp môi ươn ướt của vị thân sĩ vừa chào toán lính Cô- dắc, rồi hắn cau mày, gù gù cái lưng, lẩn rất nhanh vào trong nhà.
--- ------ ------ ------ -------
1 Tức là các Uỷ ban binh sĩ được bầu ra trong các đơn vị quân đội hồi bấy giờ theo sắc lệnh số 1 của Xô viết công nhân và binh sĩ Petrograd (ND).
2 Kerensky sinh năm 1881 vốn là luật sư ở Saratov, 1914 nghị viên Công đảng rồi nghị viên Đảng xã hội Cách mạng ở Duma Quốc gia. Sau tháng hai 1917 làm bộ trưởng tư pháp Chính phủ lâm thời rồi bộ trưởng chiến tranh, 30- 7 được đưa lên làm thủ tướng, 10- 9 năm ấy trở thành tổng tư lệnh độc tài. Bị cách mạng tháng mười lật đổ, hắn hoá trang làm đàn bà bỏ trốn, nương náu ở chỗ Kaledin vùng sông Đông, cuối cùng chạy sang Pháp, rồi Mỹ, tuyên truyền chống cách mạng (ND).
3 Lực lượng cảnh sát vũ trang dưới thời Ivan đệ tứ (1333 - 1547), đàn áp nhân dân một cách rất tàn ác (ND)
4 Chỉ giai cấp tư sản (ND).
5 Phản động theo quan điểm của giai cấp quý tộc đại địa chủ. Hồi nầy giai cấp tư sản Nga đã núp bóng giai cấp vô sản lập đổ vua Nga, chóp bu của giai cấp quý tộc đại địa chủ (ND).
6 Frederix V. Bá tước, một bộ trưởng trong cung của vua Nga. (Lời chú của hản tiếng Nga).