Tào Tặc
Chương 20 : Bễ
Ngày đăng: 00:01 22/04/20
Khoái Chính uống một chén rượu rồi cáo từ rời đi.
Ai cũng không rõ chuyến đi này của y là có dụng ý gì. Có điều trong mắt người ngoài, Khoái Chính tới đây tượng trưng cho tiền đồ của Đặng Tắc. Đặc biệt là việc Khoái Chính nói chuyện thân mật với Tào Bằng càng làm cho người ta nhìn hắn với con mắt kính trọng.
Tuy rằng Khoái Chính chỉ là một huyện lệnh nhưng sau lưng y lại có một gia tộc lớn đó là Khoái gia.
- Có thấy không? Tào lang quân và Khoái huyện lệnh cũng ngồi ăn với nhau...ngươi đã thấy Khoái huyện lệnh thân thiết với người nào như thế chưa?
- Đúng vậy Đặng lão thái công nhìn thấy Khoái huyện lệnh cũng phải cung kính. Ta chưa thấy Khoái huyện lệnh có thái độ như vậy với lão thái công. Lão tam lần này phát tài rồi. Chỉ với quan hệ của Tào lang quân và Khoái huyện lệnh thì Đặng Tài không thể đánh đồng được. Ha ha! Ngày hôm qua ta ở cửa thôn gặp đại nương tử vẫn còn thấy dán thuốc trên mặt, nhìn thấy mọi người là cúi gằm mặt xuống đâu còn oai phong của Mã đại nương tử nữa? Đúng là buồn cười.
- Biết sớm như vậy thì lúc trước cần gì phải thế?
- Đúng vậy! Lão thái công nhìn thì dường như vẫn như thế nhưng theo ta đoán thì Lão thái công bỏ qua. Nếu là người ngoài thì có lẽ đã không nể mặt Mã đại nương tử. Lão thái công cái gì cũng tốt chỉ có điều mềm lòng, dung túng Đặng Tài.
Các chủ đề từ từ chuyển từ phía Đặng Tắc sang đến lão thái công.
Rồi sau đó từ lão thái công lại chuyển sang Đặng đại tướng quân...từ Đặng đại tướng quân lại nói tới Trương Tú, cuối cùng là về việc đồng áng.
Tào Bằng tiễn chân Khoái Chính rồi đi vào trong nhà nghỉ ngơi.
Tào Cấp và Đặng Tắc thì phụ trách đón tiếp. Bữa tiệc rượu này ăn tới chạng vạng chỉ còn một đống hỗn độn thì mọi người mới giải tán.
Hồng nương tử lại đưa người tới thu dọn.
Trương thị và Tào Nam thì đưa Hồng nương tử vào phòng trong, đưa cho một chút tiền rồi sau đó nói chuyện. Cho tới khi trăng lên, Hồng nương tử cảm thấy mỹ mãn mới cáo từ rời đi. Mấy người nhà họ Tào bận rộn cả ngày đều thấy mệt mỏi. Đặng Tắc dự định ngày mai sẽ trở lại nha huyện làm việc cho nên đi nghỉ sớm. Mẹ con Trương thị mặc dù mệt mỏi nhưng tinh thần rất thoải mái. Hai mẹ con còn nói chuyện một lúc rồi cũng lên giường đi ngủ.
Tào Bằng cũng cảm thấy mệt mỏi.
Có điều sự mệt mỏi của hắn không chỉ ở thể xác mà còn ở tâm hồn.
Trong con mắt của người khác thì hắn dường như vô cùng phong quang nhưng hắn phải chịu áp lực mà họ không thể nào tưởng tượng được.
Tào Bằng đánh bạc, đồng thời hắn cũng tin rằng Bàng Quý sẽ tán thành việc hắn làm. Cho dù Bàng Quý không ủng hộ thì chẳng phải còn có Tư Mã Đức Tháo hay sao?
Chỉ cần trong hai người đó có một người gật đầu thì chuyện giả mạo đệ tử của Lộc môn có thể cho qua.
Tào Bằng có sự tin tưởng đó nhưng trước khi có đáp án, hắn vẫn lo lắng. Hôm nay mục đích của Khoái Chính tới đây, hắn biết rất rõ. Ngoài mặt thì Khoái Chính tới chúc mừng nhưng trên thực tế là lần thử cuối cùng muốn xem phản ứng của Tào Bằng như thế nào.
May là lúc đó Tào Bằng trả lời rất khéo là ba ngày trước đã phái người tới Tương Dương.
Ít nhất trước mắt, Khoái chính sẽ không có phản ứng gì.
Hiện tại điều hắn phải làm đó là chờ đợi và chờ đợi....
Những năm cuối thời Đông Hán, việc học tư rất thịnh hành. Danh sĩ Trịnh Huyền do không được lòng quan trên nên về nhà dạy học. Tóm lại, cơ hội để mọi người tiếp xúc với học vấn hơn xa so với trước. Trong bầu không khí đương thời, hiền tài rất được để ý. Mà trong mắt của Tư Mã Đức Tháo thì hắn cũng có thể coi như một hiền tài. Chỉ với điều đó, Tào Bằng cũng có chút tự tin.
Bây giờ hắn chỉ có luyện thân thể, làm cho thân thể khỏe mạnh.
Cuối cùng quá mệt mỏi, Tào Bằng chìm vào giấc ngủ.
Không biết ngủ được bao lâu, hắn mơ màng nghe bên ngoài có tiếng động.
Tào Bằng mở mắt, đứng dậy, khoác thêm một chiếc áo bông rồi đi ra ngoài.
Âm thanh đó dường như là từ ngoài sân vọng vào. Tào Bằng đi xuyên qua phòng chính, đứng trên bậc thềm mà nhìn. Chỉ thấy trong một góc sân, có một bóng người vạm vỡ, đang đi tới đi lui. Dưới ánh trăng, Tào Bằng chỉ cần liếc mắt thì thấy người đó chính là phụ thân của mình.
Tào Cấp ở một góc sân dựng một chiếc lều đơn sơ.
Chỗ đó ở bên cạnh giếng nước, y dựng bốn cây cột, bên trên phủ một cái chiếu cỏ. Trước cái lều đã được dọn sạch, chỉ có điều bên trong không có gì. Tào Bằng đứng dưới cái lều xếp cái gì đó. Tào Bằng thấy vậy liền đi xuống.
Chẳng lẽ đó là ảo giác?
Tào Bằng nghĩ tới đây, lắc đầu rồi tiếp tục đánh nốt bài quyền. Sau khi đánh xong bài Thái Cực quyền, Tào Bằng cũng không nghỉ ngơi.
Hắn chạy chậm rãi bên bãi sông, cứ chạy vài bước lại làm một động tác kỳ quái, kèm theo cả tiếng hô.
Trong Bạch Viên thông bối quyền, có công phu Bát Đoạn cẩm. Kiếp trước, khi lão võ sư truyền cho Tào Bằng đã truyền cả tám câu chân ngôn, gần giống với bí pháp chân ngôn của đạo gia, thông qua động tác khác nhau mà xuất ra âm thanh, làm cho nội phủ mạnh lên.
Mỗi một câu chân ngôn phối hợp với một động tác. Tám câu chân ngôn chấm dứt, Tào Bằng mất hơn nửa canh giờ.
Toàn thân hắn giống như vừa mới chui từ dưới nước lên, ướt sũng.
Lúc này, Vương Mãi cũng đã luyện xong công pháp trên cột, sau đó ra bãi sông luyện Kim Cương bát thức của Thái cực quyền. Tào Bằng thì từ từ đi dọc theo bãi sông để điều hòa huyết khí đang sôi trào trong người. Đột nhiên, hắn dừng bước đứng bên bờ sông mà nhìn lại. Cức thủy cũng không rộng lắm có thể thấy rõ bờ sông bên kia.
Cức thủy là một con sông ngăn cách, phía Đông là huyện Cức Dương, bên kia thuộc Niết Dương.
Bên bờ sông bên kia có một hàng liễu rủ, có một lão già đang đứng.
Khi Tào Bằng nhìn sang, lão già cũng cảm nhận thấy. Lão gật gật đầu với Tào Bằng như chào hỏi.
Sau đó, lão lại vung tay vung chân đánh một bài quyền.
Chỉ có điều do khoảng cách hơi xa khiến cho Tào Bằng không thể thấy rõ.
Mới nhìn thì đối phương cũng luyện tập lúc sáng sớm. Nhìn cách ăn mặc của lão già thì dường như là người phú quý. Tất cả đều luyện tập lúc sáng sớm nên chẳng có ai nhìn trộm ai. Dù sao thì cách một con sông, tất cả chỉ cần không làm phiền là được. Nếu tranh luận thì không chừng chính mình quấy rầy đối phương.
Vì vậy mà Tào Bằng cũng không để ý, chỉ cười cười, ôm quyền đáp lại.
- A Phúc! Chúng ta làm gì tiếp đây?
- Tiếp tục luyện công.
Tào Bằng và Vương Mãi luyện công bên bãi sông cho tới tận giờ Thìn mới quay về.
Theo bản năng, Tào Bằng liếc qua bờ sông bên kia thì thấy lão nhân đó không còn thấy bóng dáng.
- A Phúc! Ngươi đang nhìn cái gì?
- Không có gì.... Chúng ta về đi.
Lúc gần đi, Tào Bằng quay đầu hơi nhìn lại.
Trong lòng hắn có một cảm giác quái dị, bản thân và lão già đó còn có thể gặp lại.
(1): Thái Luân sinh ra ở Quý Dương vào thời nhà Đông Hán, rồi trở thành Trung Thường Thị (中常侍) của Hán Hòa Đế. Năm 105, dưới triều Hán, thời hoàng đế Hòa Đế, Thái Luân đem mấy mẫu giấy dâng vua, được vua hài lòng và phong tước quý tộc và cho ông làm quan trong triều đình. Ông là hoạn quan vì phải giữ tài sản và tiền bạc nhiều trong triều đình. Nhờ chế được giấy, ông trở thành giàu có.
Tuy nhiên sau đó ông bị triều đình âm mưu gây rắc rối, vì ủng hộ Đậu Thái hậu. Ông cũng dính líu đến cái chết của tình địch của bà là Tống Quý nhân. Sau các rắc rối, ông phục dịch cho Hoàng hậu Đặng Tuy. Năm 121, sau khi cháu của Tống Quý nhân là Hán An Đế lên ngôi sau cái chết của Đặng Thái hậu, Thái Luân bị lệnh giam vào ngục. Trước khi bị bắt giam, ông tắm rửa sạch sẽ, mặc áo quần đẹp, uống thuốc độc rồi lên giường nằm.
Trong thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp (范曄) đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:
Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân (蔡倫) nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái.
Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền. Cách chế tạo giấy này đầu tiên được dùng bên Trung Quốc rồi qua Hàn Quốc, Samarkand, Ba Tư và Damascus.
Sau sáng chế của Thái Luân năm 105, giấy đã được phổ biến ở Trung Quốc. Năm 751, một số nghệ nhân làm giấy Trung Quốc bị người Ả Rập bắt giữ sau khi quân của nhà Đường thua trận ở Trận sông Talas. Kỹ thuật làm giấy từ đó được truyền bá sang phương Tây. Phải hàng ngàn năm sau người ta mới sản xuất giấy đại trà trên thế giới. Người phát minh Thái Luân cũng ít được biết tới bên ngoài Đông Á.
Các khám phá về khảo cổ ở Trung Hoa cộng với phép tính tuổi bằng cacbon phóng xạ chứng minh rằng giấy đã hiện diện từ hai thế kỷ trước Thái Luân, nhưng người ta vẫn cho Thái Luân là người sáng chế ra giấy giống như giấy ngày nay. Đóng góp của Thái Luân được coi là một trong các sáng chế quan trọng nhất trong lịch sử loài người. Nó đã cho phép Trung Quốc phát triển nền văn minh của mình nhanh hơn trước đây khi còn dùng tre hay trúc để lưu chữ viết, và nó cũng đã kích thích sự phát triển của châu Âu khi kỹ thuật giấy đến đây vào khoảng thế kỷ 12 hay thế kỷ 13. Thái Luân được xếp hạng thứ 7 trong danh sách 100 người quan trọng nhất lịch sử của Michael H. Hart.