Tào Tặc
Chương 37 : Kiêu ngạo bất tử
Ngày đăng: 00:01 22/04/20
Nét mặt Vương Mãi không được tốt lắm, có chút tái nhợt. Tào Bằng sờ mạch của y thì thấy vẫn đập rất tốt chứng tỏ một đao vừa rồi, Ngụy Diên cũng không muốn lấy tính mạng của Vương Mãi. Nếu không thì sau đao đó, Vương Mãi không chết cũng bị ảnh hưởng tới gân cốt.
- A Phúc! Người này thật lợi hại.
Vương Mãi nói dứt liền ho khan mấy tiếng.
Tào Bằng ôm lấy Vương Mãi, ngẩng đầu nhìn Ngụy Diên.
Thật ra ngay từ đầu hắn đã cảm nhận được lúc này, ít nhất Ngụy Diên cũng đã đạt tới kinh mạch cường tráng, đạt tới tiêu chuẩn dịch cân.
Nếu so sánh với Văn Sính thì hiện giờ gã còn không bằng. Dù sao thì xét theo tuổi, Văn Sinh cũng lớn hơn Ngụy Diên...
Điều đó chứng tỏ hiện tại ít nhất Ngụy Diên cũng tương đương với trình độ của võ tướng hạng hai.
- A Phúc! Chúng ta đi.
Thực sự Đặng Tắc không dám đánh nữa. xem tại TruyenFull.vn
Năm nay đối với gã mà nói có thể là một năm đen đủi.
Chẳng những bị cưỡng chế sung quân mà còn gặp phải một tên ngang ngược. "Con mẹ nó! Nghĩ ta chấp nhận làm đồ bỏ hay sao?"
Đặng Tắc đứng dậy cười chua xót, chắp tay nhận thua.
- Khoan đã.
Tào Bằng giơ tay giữ y lại. Hắn hít một hơi thật sâu, rồi từ từ cất bước về phía Ngụy Diên.
- A Phúc! Ngươi không làm được.
- Tỷ phu! Đầu hổ ca vì ngươi làm cái lễ tiết cứt chó mà trở nên như vậy. Bây giờ, nếu người nhận thua thì có khác nào vất bỏ sự liều mạng của Đầu ổ ca. Tỷ phu! Nam tử hán đại trượng phu gặp khó khăn, gặp nguy hiểm phải ưỡn ngực dũng cảm tiến tới. Nếu động một chút đã nhận thua, động một chút bỏ chạy.... Tỷ phu! Chúng ta không còn đường lui, ta không nhận thua với y.
Tào Bằng nói xong liền chỉ tay về phía Ngụy Diên.
Thân hình nhỏ bé của hắn trong chốc lát dường như tản ra vô tận lực lượng.
Đám binh lính Nghĩa Dương còn đang hoan hô ồn ào, trong chốc lát trở nên lặng ngắt như tờ.
Khuôn mặt Đặng Tắc đỏ ửng.
Gã do dự một chút rồi đỡ Vương Mãi đứng dậy.
Đứng vậy! Đã đến mức này, y còn có thể lui được nữa sao.
- A Phúc! Chờ ta.
Tào Bằng đưa tay, ý bảo Đặng Tắc không cần phải lên.
Hắn giơ cương đao trong tay chỉ về phía Ngụy Diên mà cười nói:
- Ngụy tướng quân! Công phu trên ngựa của ngài đúng là lợi hãi.
Nói vậy chẳng phải có ý ngươi ỷ vào công phu trên ngựa hay sao? Có bản lĩnh ngươi hãi xuống dưới đánh với ta...
Ngụy Diên nở nụ cười càng lúc càng tươi.
- Nhóc con! Ngụy mỗ tòng quân từ lúc mười lăm tuổi tới giờ đã được sáu năm. Trong sáu năm qua, ta từ một tên tiểu tốt đạt tới mức này mà ngươi nói công phu trên ngựa của ta tốt? Được rồi, ta cũng không muốn chiếm lợi thế. Ta sẽ đấu trên bộ với ngươi. Hôm nay, ta cho các ngươi tâm phục khẩu phục.
Dứt lời, gã xoay người xuống ngựa.
Thanh Long Tước đại hoàn trong tay y giơ ngang trước ngực mà hét to:
- Tới đây đi.
Nào ngờ, Tào Bằng lui lại hai bước, chỉ nhìn gã mà cười khanh khách chứ không nói gì.
- Nhóc con! Tại sao vẫn chưa ra tay.
- Ngụy tướng quân. Ngài thưa rồi.
- Ta thua? - Ngụy Diên sửng sốt, nói:
- Chúng ta còn chưa giao thủ, ngươi nói ta thua?
Lúc đầu Đặng Tắc cũng chưa phản ứng nhưng khi thấy Tào Bằng cười khanh khách, trong đầu chợt có một cái suy nghĩ cũng cười theo.
Trần Tựu làm sao không hiểu Hoàng Xạ hỏi cái gì, chỉ biết cười khổ một tiếng gật đầu mấy cái, sau đó lại lắc đầu.
- Ngươi làm vậy là có ý gì? Cuối cùng có đánh hay không? Ba người Đặng Tắc có phải bị Ngụy Diên xử lý rồi không?
- Thiếu tướng quân! Đánh thì có đánh nhưng...
- Nhưng thế nào?
Trân Tựu nói:
- Mạt tướng phái người đi theo đám Đặng Tắc kết quả ở ngoài doanh trại, đám người Đặng Tắc đúng là có bị cản lại.
Hai bên còn xảy ra tranh chấp, ba người Đặng Tắc thậm chí còn tấn công doanh trại Nghĩa Dương. Sau đó, Ngụy Diên xuất hiện liền ngăn cản. Nhưng ngay từ đầu dường như y đã tán thành Đặng Tắc. Một gã tiểu tử đi theo Đặng Tắc bị Ngụy Diên đánh cho xuống ngựa... Nhưng sau đó lại có một tên tiểu tử xuất hiện khiến cho tình thế xoay chuyển. Chẳng những Ngụy Diên còn nhận thua mà đồng ý chức vụ của Đặng Tắc. Y đưa ba người Đặng Tắc vào trong doanh trại Nghĩa Dương.
Trần Tựu thuật lại Ngụy Diên đánh đố Đặng Tắc thế nào rồi Tào Bằng làm sao mà nói cho Hoàng Xạ.
Lúc đầu, Hoàng Xạ còn có chút vui vẻ....
Nhưng nghe một lúc khuôn mặt y nở một nụ cười quái dị.
Chẳng trách mà Tào Bằng lại có thể làm cho Nguyệt Anh đi cùng với hắn, quả nhiên là có chút thủ đoạn. Không ngờ không cần chảy máu vẫn làm cho Ngụy Diên nhận thua.
Ừm thật đúng là nhân tài.
Có điều, cho dù ngươi có xuất sắc tới mấy, ta cũng không để làm cho ngươi phá hoại danh vọng của Hoàng thị ở Giang hạ chúng ta.
Y đột nhiên hỏi:
- Ngươi nói là chỉ có ba người Đặng Tắc xung trận? Đám tù nhân đi cùng với chúng đâu, sao không xung trận theo?
- Nói tới chuyện này cũng lạ. Theo lý mà nói thì bọn họ đều tới từ Cức Dương, vốn nên một lòng.
Nhưng không biết tại sao mà từ đầu tới cuối, đám tù nhân đó không hề nhúc nhích. Theo người của mạt tướng phái đi báo về thì những tên đó còn vui sướng khi thấy người khác gặp họa. Thiếu tướng quân! Ngài nói có phải trong đám tù nhân đó có kẻ mâu thuẫn với Đặng Tắc cho nên mới không để ý?
Hoàng Xạ cũng không vội trả lời mà suy nghĩ.
Sau đó, y cười hì hì, nói:
- Tuấn Thạch! Ngươi lập tức phái người tới Cức Dương, tìm Khoái Chính lấy hồ sơ ba mươi bảy người tới đây.
Binh lính Nghĩa Dương ở Kinh Tương có thể coi như là một đám binh tinh nhuệ.
Nếu truy cứu và ngọn nguồn thì phải ngược dòng tới thời kỳ khởi nghĩa Khăn Vàng. Đối với loạn Khăn Vàng, đối mặt với đám quan quân như trộm cướp, người Nghĩa Dương tự tổ chức một đội quân, chiến đấu với đám giặc Khăn Vàng và quan quân mà tạo nên cái tên oai dũng.
Nghe nói phụ thân của Ngụy Diên chết trong loạn Khăn Vàng.
Lưu Biểu trở thành chủ nhân của Kinh Tương cũng không phải thuận buồm xuôi gió. Đặc biệt khi tới Kinh Châu Lưu Biểu gần như là một mình cưỡi ngựa, bên cạnh không hề có một ai. Mà lúc đó ở Kinh Châu nạn trộm cướp hoành hành ngang ngược, sĩ tộc nổi lên chiếm cứ các nơi, vô cùng hỗn loạn.
Lưu Biểu tới khiến cho nhiều sĩ tộc ngang ngược bất mãn.
Lại thêm đạo phỉ tàn sát bừa bãi khắp nơi, khiến cho Lưu Biểu cần nhanh chóng lập một đội quân của mình. Vì vậy mà sau khi thuyết khách, Lưu Biểu được Hoàng thị ở Giang Hạ, Thái thị cùng với Khoái thị ở Tương Dương ủng hộ. Rồi sau đó, y lấy danh Kinh châu mục, dòng dõi nhà Hán, chiêu binh mãi mã ở Kinh Tương. Binh lính Nghĩa Dương trong tình hình đó đã trở thành một đội tinh binh.
Lúc ban đầu, binh lính của Nghĩa Dương có một đội chừng năm trăm sáu mươi người.
Lúc ấy, Ngụy Diên mới có mười lăm tuổi chỉ là một tên tiểu tốt mà thôi. Sau đó, binh lính Nghĩa Dương đi theo Lưu Biểu, liên tục chiến đấu ở các chiến trường Kinh Tương, trước sau bình định Nam Dương, Nam quận cùng với nạn trộm cướp ở Trường Sa, trấn áp sĩ tộc Kinh Châu, có thể nói là chiến công hiển hách. Nhưng bởi vì binh lính Nghĩa dương xuất thân quê màu, còn Lưu Biểu trị vì Kinh Tương phần lớn là dựa vào mấy gia tộc lớn, cho nên binh lính Nghĩa Dương nam chinh bắc chiến lập được vô số quân công nhưng cũng không được ưu đãi nhiều lắm. Chỉ có điều đám tướng lĩnh của binh lính Nghĩa Dương đều lên chức. Ngụy Diên từ một tên tiểu tốt, từ từ leo lên, thậm chí có một thời gian được làm vị trí tướng quân.
- Sao lại như vậy?
Vương Mãi có chút ngạc nhiên mà hỏi.
Đặng Tắc hơi say, ngồi dựa trên chiếc giường đơn sơ mà khẽ thở dài.
- Tính tính của Văn Trường thế nào, các ngươi đều thấy. Các ngươi nói xem, người như hắn làm sao có thể làm cho quan trên thấy vui? Cho nên, binh lính Nghĩa Dương cho dù có công lao tới mấy, lâm chiến xông lên đầu cũng không thể nhận được công lao. Hình như một năm trước, người đứng đầu binh lính Nghĩa Dương là thúc phụ của Văn Trường, phụng mệnh Lưu Kinh châu tới Vũ Lăng sơn tiêu diệt loạn ngũ khê nhưng không ngờ bị phục kích khiến cho binh lính Nghĩa Dương gần như bị diệt. Thúc phụ của Văn Trường chết trận cùng với hơn ba trăm binh sĩ, chỉ còn lại bốn mươi ba người. Văn Trường cũng vì vậy mà bị trừng phạt, giáng xuống làm đô thống. Từ đó về sau, binh lính Nghĩa Dương trở lại đóng quân ở Nghĩa Dương mà không có ai để ý tới nữa.
Vương Mãi ngạc nhiên nói:
- Tại sao lại như vậy? Nếu gặp phục kích thì chủ tướng chịu trách nhiệm, tại sao Ngụy tướng quân lại bị liên quan?
- Nếu đã thua thì phải có người làm người chịu tội thay. Lúc đó, Trương Doãn báo lên là binh lính Nghĩa Dương tự mình ra đánh nên toàn quân gặp mai phục. Cũng may lúc đó thúc phụ của Văn Trường chết trận, nếu không chẳng biết sẽ bị tội như thế nào. Binh lính Nghĩa dương đánh đông dẹp bắc, cuối cùng cũng có một chút người. Những người đó đứng lên xin khiến cho Văn Trường mới giữ được tính mạng. Có điều muốn lên chức thì không thể...hơn nữa Trương Doãn cũng không thích họ.
Vương Mãi sầm mặt, mất một lúc mới nói:
- Chủ công như vậy thì bảo vệ có tác dụng gì.