Tào Tặc
Chương 378 : Hồ già thập bát phách
Ngày đăng: 00:05 22/04/20
Tiếng sáo nghẹn ngào, ngân vang trong vùng trời thảo nguyên.
Đêm đã khuya, một ít ánh sáng từ những đốm lửa, làm nổi bật thảo nguyên chăn nuôi Thân Đồ Trạch, tiếng sáo thê lương kia làm cho người ta không khỏi nảy sinh cảm giác buồn. Có tiếng hát từ xa bay tới, làm cho người ta cảm giác bi thương rơi lệ….
Tâm trạng Tào Bằng không được tốt, khoác áo đi ra khỏi quân trướng.
Thể trạng của hắn rất tốt, nhưng vì nhiều nguyên nhân, nên với bên ngoài vẫn lấy cớ ốm không dậy nổi.
Đến thảo nguyên nhiều ngày, khắp nơi cũng đã tiến hành bàn bạc. Lưu Quang thì hoặc sáng hoặc ngầm thảo luận với Hô Trù Tuyền, mà Điền Dự thì bí mật liên hệ với các bộ hào của Hung Nô. Mặc dù cùng một sứ đoàn nhưng không có lập trường chung, chuyện mà Lưu Quang phải làm, Điền Dự tất nhiên phản đối, mà cho dù Điền Dự có kiên trì làm, Lưu Quang cũng phủ định nó.
Tuy nhiên việc này, không có quan hệ gì với Tào Bằng cả.
Đi sứ lần này, Tào Bằng còn một nhiệm vụ nữa đó là tìm con gái của Thái Ung - Thái Diễm.
Nhưng sa mặc mù mịt, thất lạc mấy trăm bộ lạc, thậm chí cả nghìn …. Càng không nói đến thảo nguyên Tiên Ti rộng lớn, còn có vô số bộ lạc người Hồ nữa. Trong tình huống này, tìm một nữ nhi, chẳng khác gì mò kim đáy bể cả.
Thái Diễm lúc trước bị người Hồ bắt đi, có trời mới biết là đang lưu lạc phương nào.
Có lẽ đã chết, cũng có thể đã trở thành nữ hầu cho hoàng thân quốc thích nào rồi, ít nhất thì cũng có manh mối mới tìm được chứ. Một nữ nhi bình thường, bị bắt hỗn tạp với nhiều nữ nhi người Hán khác, ai có thể biết được thân phận của nàng ta chứ?
Tào Bằng đã từng hỏi một số bộ tộc Hung Nô về nữ nhi người Hán, nhưng không tìm ra manh mối.
Cũng không biết, trong lịch sử tại sao Thái Văn Cơ được tìm ra. Tuy nhiên điều này chứng tỏ, Thái Văn Cơ ở trong bộ lạc Hung Nô không có tiếng tăm gì. Vì thế mà khi Tào Bằng sai người đi tìm hiểu ở rất nhiều bộ lạc mà vẫn không có tin tức gì cả.
- Bọn họ hát cái gì thế?
Tào Bằng phiền lòng quay lại hỏi.
Hàn Đức lắng nghe một lát, thấp giọng nói:
- Ngã sinh chi sơ thượng vô vi
Ngã sinh chi hậu Hán tộ suy
Thiên bất nhân hề giáng loạn ly
Địa bất nhân hề ngã phùng thử thì!
Thiên qua nhật tầm hề đạo lộ nguy
Dân tốt lưu vong hề cộng ai bi
Yên trần tế dã hề Hồ Lỗ thịnh
Chí ý thừa hề tiết nghĩa khuy
Đối thù tục hề phi ngã nghi
Tao ô nhục hề đương cáo thùy?
Già nhất hội hề cầm nhất phách
Tâm phẫn oán hề vô nhân tri!
(1)
Công tử, hình như người nào đó đang làm thơ.
1. Hồ già thập bát phách - đệ 01 phách
Đàn hồ già mười tám nhịp - nhịp 01 (Người dịch: phanlang @truyenfull.vn.org)
Tôi sinh ra bản tính vô vi
Tôi vào đời nhà Hán suy vi
Trời ác độc chừ làm chia cắt
Đất ác độc chừ gặp thời loạn ly
Gươm giáo đầy rẫy chừ khắp nơi nguy hiểm
Dân chúng lưu vong chừ ai cũng sầu bi
Lửa khói ngập trời chừ người Hồ hưng thịnh
Ý chí dư thừa chừ tình nghĩa suy
Tục lạ xứ người chừ không thích hợp
Gặp cảnh ô nhục chừ than với ai
Sáo thổi một hồi chừ đàn một phách
Lòng đau đớn chừ không người hay!
(đệ nhất phách trên đây, tả cảnh bị bắt cóc và bị ô nhục)
Tào Bằng hiện giờ đã khác nhiều so với lúc trước.
Đặc biệt ba năm trở lại đây, dưới sự đốc thúc của Hoàng Nguyệt Anh, hắn đã nhanh chóng ôn luyện văn thơ, tuy rằng không thể xuất khẩu thành thơ, nhưng ít nhiều cũng có thể đánh giá được nội hàm ý tứ được lắng đọng trong ý thơ.
Tiếng ca và tiếng Hồ già (tiếng sáo) phối hợp với nhau càng tạo nên sức mạnh.
Ca từ rất thích hợp với đặc điểm của sáo.
Hồ già (sáo) là một loại nhạc cụ dùng lá cỏ cuốn lại thành hình ống hoặc hình nón, dùng để thổi. Sách Thái bình ngự lãm ghi lại rằng: người thổi Hồ già, là người Hồ, cuốn lá cỏ thổi để mua vui, gọi là Hồ già.
Ban đầu, đại thể là giữa thời Tần Hán.
Người phát minh là ai, sớm đã không thể tìm ra được rồi.
Mà tới thời Hán, lại xuất hiện hai loại sáo. Một loại là ống tách ra, do lau sậy chế thành, trên ống có ba lỗ sáo, chủ yếu lưu hành trong khu Tái Bắc, cũng chính là loại sáo mà Tào Bằng đang nghe bây giờ, một loại sáo khác, sau khi Tây Vực được thông lại, thân ống làm bằng gỗ, có ba lỗ, gọi là hoàng sáo, lưu hành trong khu vực Trung Nguyên.
Loại sáo này ở triều Nam Bắc, về sau dần dần được thay thế bởi loại sáo bảy lỗ, rồi sau đó biến mất trên lãnh thổ Trung Nguyên.
Điều Tào Bằng tò mò chính là ca từ tuyệt đẹp này kết hợp với âm luật tạo ra một sức mạnh kỳ diệu, cực kỳ sống động.
- Bài thơ này là người nào sáng tác thế?
- Ồ…cái này, để ta đi hỏi thử xem sao.
Chỉ một lát sau, mấy người luyện võ công, vội vàng chạy đến cung kính nói:
- Công tử, nghe nói đây là vương phi của Tả Hiền vương làm.
Lúc này Tào Bằng cũng đang chú ý tới phản ứng kia của nàng, vì vậy tiếng ca theo đó mà biến đổi:
"Mạc tín nhân ngôn, hủy bất như hùng, ngõa bất như chương. Vi mạnh kiên bổ sử, ban chiêu tài học, trung lang truyện nghiệp, thái tỏa từ chương, tẫn tẩy duyên hoa, diệc vô anh cách, do đái mai đàn quốc lý hương..."
Chỉ thấy bước chân của nàng loạng choạng, suýt nữa thì ngã xuống đất.
- Mẫu thân, người làm sao vậy?
A Mi Quải nũng nịu hỏi.
Nữ tử đã lệ rơi đầy mặt.
- Nhà Hán Lang kia, ngươi hát loạn gì đó?
A Địch Quải chạy tới, ngón tay chỉ vào mũi Tào Bằng, lớn tiếng quát:
- Nương ta gọi ngươi qua, còn không đi mau.
- Nương ngươi là ai?
Tào Bằng giả vờ không biết hỏi.
Vừa có người đưa ra đáp án, trong lòng Tào Bằng sung sướng nhưng trên mặt lại tỏ ra nghi hoặc.
Hắn ra hiệu bảo đám người Hàn Đức chờ, còn mình đi theo A Địch Quải vào trong đại trướng. Chỉ thấy nữ tử đó đang ngồi ngay ngắn ở giữa phòng, tóc mây chải vuốt vấn thành kiểu tóc của nữ tử người Hán, ngơ ngác nhìn Tào Bằng tiến vào.
- Ngươi là ai?
Tào Bằng hít một hơi thật sâu:
- Ta là một thương nhân, phụng mệnh chủ gia đến thảo nguyên này tìm con gái ân sư cho chủ gia.
- Vậy chủ gia nhà ngươi, là người phương nào?
- Dám hỏi cô nương là ai?
Nữ nhân lẳng lặng nhìn Tào bằng, sau một lúc lâu bình ổn lại tâm trạng.
"Văn chương Thái Diễm, đã rửa nỗi duyên hoa, cũng không trói buộc được phẩm chất, vẫn mang theo tiếng thơm quê hương".
Chiêu Cơ thẹn không dám nhận sự khen ngợi đó, mười hai năm trôi qua, Chiêu Cơ không ngờ còn có người nhớ đến tên của Chiêu Cơ.
Tào Bằng trầm tĩnh như nước, chăm chú nhìn nữ tử ngồi giữa chiếu.
Trải qua phong sương vẫn không che giấu được khí chất tao nhã. Làn da có vẻ thô ráp nhưng vẫn gữ được như trước kia làm lay động lòng người. Tào Bằng tiến lên, chắp tay vái chào:
- Tại hạ Tào Bằng, phụng mệnh của Tào Tư Không đặc biệt lên phía Bắc tìm kiếm hỏi thăm Thái đại gia...
Tư Không nói: Chiêu Cơ, nên về nhà rồi!
Thái Diễm đột nhiên khóc nức nở, nước mắt tuôn xuống.
A Mi Quải đứng bên cạnh nàng cũng bị liên lụy theo khóc lên...A Địch Quải xông đến, nắm lấy vạt áo của Tào Bằng.
- Tên xấu xa này, dám làm nương ta khóc.
Thiếu niên Hung Nô này y hệt như con hổ nhỏ nắm chặt lấy vạt áo Tào Bằng mà đánh.
Tào Bằng vươn tay ra một tay bắt lấy tay A Địch Quải lại. Thân thể thiến niên tuy rằng tráng kiện nhưng ở trong tay Tào Bằng lại không làm gì được.
- A Địch Quải, không được vô lễ!
Thái Diễm vội vã ngừng khóc, lớn tiếng quát A Địch Quải
- Xin tiên sinh buông tay, Ai Địch Quải chỉ là...
Không đợi Thái Diễm nói hết, Tào Bằng đã buông A Địch ra, ngồi xổm xuống, một tay giữ trán A Địch để mặc cậu bé làm gì thì làm.
- Thái đại gia yên tâm, ta sẽ không làm cậu bé bị thương đâu...Lần này đến đây chỉ là muốn nghênh đón Thái đại gia quay về quê hương.
Về nhà?
Đây là một từ khiến người ta rung động.
Lưu lạc lên phía Bắc mười hai năm, Thái Diễm từng vô số lần nghĩ đến từ này, nhưng kết quả là...
Nàng ổn định tinh thần, vươn tay ôm A Mi và A Địch vào lòng:
- Mạnh Đức công chính là Tư Không phải không?
- Đúng vậy.
Thái Diễm ngước khuôn mặt vô cùng thùy mị lên, nhìn Tào Bằng hỏi:
- Thế nhưng, ngươi định đưa ta về nhà như nào?
- Ta đương nhiên sẽ khẩn cầu Tả Hiền Vương.
- Không được!
Thái Diễm đột nhiên lớn tiếng:
- Tả Hiền Vương sẽ kiên quyết không cho mẹ con ta quay về.
Tào Bằng nhạy bén nhận ra, Thái Diễm dùng từ "mẹ con ta" mà không dùng từ "ta" như trên lịch sử. Thái Diễm đã có vết đen, dù cho nàng có trở về quê hương thì việc từ bỏ hai con đã khiến nhiều người cho rằng Thái Diễm là một người có tâm địa ác nghiệt, không quan tâm đến hai người con. Nhưng hiện tại xem ra, nàng vô cùng yêu con, hoàn toàn không phải làm bộ.
Thử nghĩ, Lưu Báo thả cho Thái Diễm quay về, đó là vì bất đắc dĩ.
Hắn có thể thả Thái Diễm nhưng tuyệt đối không rũ bỏ cốt nhục của mình...Chỉ là, số phận sau này của Thái Diễm có kết cục như nào trong sử sách dường như không ghi chép hành trình lên phía Bắc. Điều này đã hoàn toàn vượt ra khỏi sự hiểu biết của Tào Bằng. Hắn có thể tìm được Thái Diễm là đã vô cùng may mắn rồi. Có thể tưởng tượng ra việc muốn mang được hai người con đi dưới tai mắt của Lưu Báo sợ rằng không dễ dàng. Trong lịch sử, vì sao Thái Diễm dứt bỏ hai con? Chân tướng không ai biết.
Tào Bằng nhìn Thái Diễm ôm chặt hai con vào lòng, do dự một chút nói:
- Nếu Thái đại gia nguyện ý quay về, ta đương nhiên dốc sức đưa hai đứa nhỏ về cùng.
Thái Diễm nghe vậy, trên mặt lộ ra sự vui mừng.
- Có thật không?
- Tào mỗ bất tài, nếu đã nói ra thì kiên quyết không đổi ý. Chỉ là trước tiên, xin Thái gia nhẫn nại một chút...Để ta quan sát tình hình sau đó sẽ tính toán.
Lúc Tào Bằng nói ra điều này đã âm thầm hạ quyết định.
Mặc kệ trong lịch sử nguyên nhân gì mà Thái Diễm từ bỏ hai con, nhưng hiện tại nếu hắn đã tới tuyệt đối sẽ không để nàng bị bêu danh.
(1): Bài thơ Thiên tịnh sa - Thu tứ - 天淨沙-秋思 của Mã Trí Viễn