Tào Tặc
Chương 423 : Phạm phải thiên uy đều phải giết
Ngày đăng: 00:06 22/04/20
Trong quân doanh vang lên tiếng vó ngựa, ngay sau đó là một đội kị quân từ trong viên môn lao ra.
Tuỳ tùng của Cảnh Lân giật cả mình!
Thanh thế của đội kị quân này thật là kinh người. Ước chừng khoảng trăm con ngựa nhưng nếu chỉ nghe tiếng chân, thì như là cả vạn con ngựa đang phi nước đại.
Đứng trên mặt đất, bọn Cảnh Lâm cũng có thể cảm nhận được mặt đất đang rung lên.
Thanh Thông Mã sốt ruột lắc đầu vẫy đuôi, thỉnh thoảng phì phì vài tiếng, lộ ra một chút bất an.
- Tất cả đều không được nhúc nhích!
Cảnh Lâm mặt hơi biến sắc, thấy tuỳ tùng phía sau muốn xông lên, vội vàng xua tay quát bảo ngưng lại. Có câu là lưỡng quốc giao tranh, không giết sứ giả. Huống chi Hồng Trạch và huyện Hồng Thủy hiện giờ vẫn chưa phải đối địch nhau. Cảnh Lâm ngay từ ban đầu đã rất nhượng bộ, thậm chí còn tự xưng mình là học trò. Y tin tưởng, Tào Bằng tuyệt sẽ không làm khó y vào lúc này …
Cố gắng trấn an Thanh Thông Mã, Cảnh Lâm thầm có chút căng thẳng.
Đúng lúc này, đội kị binh đồng loạt dừng bước.
Chỉ thấy bọn họ nhanh chóng tách ra hai bên, từ giữa một con ngựa bước ra. Thanh Thông Mã nhìn thấy con ngựa kia không ngờ lại hoảng sợ liên tục lui về phía sau.
Cảnh Lâm thất thanh nói:
- Sư hổ thú?
Người tới không ngờ lại cưỡi sư hổ thú ngàn năm khó gặp!
Nhưng chợt, y liền phản ứng lại, xem ra, người thanh niên ngồi trên sư hổ thú này e rằng chính là Bắc Trung Lang Tướng, Tào Bằng.
Sớm đã nghe nói, Bắc Trung Lang Tướng có một hảo mã.
Nhưng Cảnh Lâm chưa tận mắt thấy qua.
Ánh mắt của y từ trên người sư hổ thú chuyển sang người thanh niên ngồi trên ngựa.
Người thanh niên này ước chừng chỉ hai mươi tuổi, trên mặt còn mang theo một chút non nớt. Nếu người đó nhảy xuống ngựa, thân người cao tám thước, có vẻ cực kì khôi ngô, cường tráng. Chỉ thấy hắn đầu đội khăn chít đầu, thân mặc áo ngắn rộng thùng thình màu xanh, bên ngoài khoác một chiếc áo dài. Thắt lưng là tơ Thiên Tàm, mang ngọc bội, bên trên móc một khối bảo thạch bắt mắt xanh biếc, cực kì giá trị…
Người thanh niên ở trên ngựa hỏi:
- Vị kia là Cảnh Lâm công tử?
Cảnh Lâm vội đem dây cương giao cho tuỳ tùng bên cạnh, bước nhanh vài bước, khom mình thi lễ:
- Hai chữ “công tử”, Lâm hổ thẹn không dám nhận. Học trò chẳng qua là một tên di dân, sao dám để Tào tướng quân đích thân đến đón tiếp? Tội của Lâm này, còn xin tướng quân thứ tội.
Thái Địch dẫn nô bộc dâng rượu.
- Người này không giống như người Trung Nguyên.
Cảnh Lâm nhìn thấy Thái Địch, không khỏi ngẩn ra.
Thái Địch rõ ràng là người Hung Nô, nhưng nhìn dáng vẻ hình như là thân tín của Tào Bằng.
Tào Bằng cười to:
- Đây là đệ tử của Bằng, đích xác không phải là người Trung Nguyên. Tuy nhiên nói đến ngoại tổ phụ của hắn, chắc là huynh trưởng cũng nghe nói qua. Ha hả, đó là Thái Ung - Thái công vang danh khắp thiên hạ.
- A, đúng là hậu duệ của danh môn.
Cảnh Lâm đọc qua không ít sách, sao có thể không nghe nói qua Thái Ung.
Tào Bằng nói:
- Đứa nhỏ này rất khá, ta thấy hắn thông minh, cho nên liền giữ ở bên cạnh. Nếu hắn đã bái ta làm thầy, sau này ta cũng phải giúp hắn có một tiền đồ sáng lạn, nếu không chẳng phải là phụ danh Thái công hay sao.
- Tướng quân từ bi.
Cảnh Lâm nói xong, nâng chén cùng mời.
Tào Bằng cười, uống một hơi cạn sạch rượu trong ly.
Rượu quá ba tuần, đồ ăn quá ngũ vị.
Tào Bằng hình như có chút men say, gương mặt ửng hồng.
Hách Chiêu đột nhiên mở miệng hỏi nói:
- Cảnh công tử hôm nay đến, chẳng lẽ là vì muốn lấy lại công đạo cho tên tặc tử Thạch Khôi kia hay sao?
- A?
Hách Chiêu luôn không nói gì, nhưng mở miệng thì rất gọn gàng, dứt khoát.
Tiếng gã trầm thấp, hình như âm thanh là từ bên trong phổi phát ra, mang theo một chút sắc lạnh, khiến không khí trong đại trướng đột nhiên căng thẳng.
-Tướng quân nhà ta kính Hồng Trạch các ngươi giữ vững trăm năm, cho nên vẫn nhường nhịn. Nhưng nếu người Hồng Trạch không hiểu tốt xấu, cho dù là tướng quân nhà ta đồng ý, thanh kiếm sắc trong tay Hách mỗ, cũng tuyệt không đồng ý. Nay ta không muốn nói những lời mất hứng, nhưng năm mươi bộ khúc thi thể của ta còn để ở phía sau doanh, chờ đưa đi. Công tử, nếu người là muốn lấy lại công đạo cho Thạch Khôi, Hách mỗ cũng có một lời: Kẻ nào phạm vào thiên uy, đều phải giết!