Tào Tặc

Chương 442 : Gây dựng nghiệp lớn

Ngày đăng: 00:06 22/04/20


Lý Kỳ ngồi ở phòng khách, nhìn tên thám báo bên dưới, lẩm bẩm một mình. Tuy ngay từ lúc đầu tiên khi gặp Tào Bằng, lão đã dự liệu được là sẽ có ngày hôm nay, nhưng đến khi cái ngày ấy quả thật đã đến, thì trong lòng Lý Kỳ lại có một nỗi buồn không thể gọi tên. Hồng Trạch minh ước tồn tại mấy trăm năm, thế là kết thúc rồi! Kể từ nay về sau, Hà Tây sẽ không còn Hồng Trạch nữa, chỉ còn lại địa danh huyện Hồng Thủy mà thôi. Tin tức triều đình ban chiếu thiết lập quận Hà Tây, Lý Kỳ cũng có loáng thoáng nghe qua.



Đây là bày tỏ thái độ!



Nếu nói rằng, thái độ trước kia của triều đình còn tương đối mơ hồ, vậy thì một khi chiếu lệnh vể quận Hà Tây được đưa xuống, cũng có nghĩa là nó đại diện cho quyết định của triều đình. Hoặc là nói, “nó đại diện cho quyết định của họ Tào”. Hiện giờ Tào Tháo đang bận rộn chiến sự ở Hà Bắc, đang bắt tay vào công đánh Nghiệp Thành, căn bản không thể phân thân mà để tâm đến chuyện ở Hà Tây. Đồng thời, sự ủng hộ mà triều đình có thể giành cho Tào Bằng là quá ít ỏi, điều đó cũng khiến cho Tào Bằng cảm thấy ngại. Cho nên, triều đình mới phải dùng đến cách này, tỏ thái độ cho Tào Bằng thấy là “Hồng Trạch giờ đây đã thay đổi rồi!



Hoặc giả, Hà Tây cũng thay đổi rồi...



Lý Kỳ cẩm tờ khế ước đặt trên hương án trước mặt lên, trên đó ghi lại nhưng nội dung chủ yếu của cuộc hội họp đồng minh ở đại doanh Hồng Thủy.







Tào Bằng, một danh sỹ đến từ Trung Nguyên, dường như không giống những người khác. Lý Kỳ từng gặp qua rất nhiều danh sỹ, nhưng chưa từng thấy ai giống như Tào Bằng. Từ tác phong làm việc và lời nói của hắn có thể thấy được, dường như hắn có thái độ thù địch rất mạnh mẽ đối với người ngoại tộc. Hoặc là nên dùng bốn chữ “dân tộc chủ nghĩa” để hình dung thì có vẻ thỏa đáng hơn. Thế nhưng hắn lại có thể từ Gián Như Lưu, Hải Nạp Bách Xuyên. Trên tờ khế ước này, biểu lộ rõ thái độ khoan dung của Tào Bằng đối với người ngoại tộc, đồng thời còn có một thứ tư tưởng “đại Hán chủ nghĩa” rất kiên định trong đó nữa.



“Ta có một mơ ước, hy vọng một ngày nào đó, bất luận là người dân Hán, người Khương, người Để, người Hung Nô, người Tiên Ti, đều có thể chung vui một nhà, nói cùng một loại ngôn ngữ, cùng chung những tiếng mừng vui”.



Đây là lời mở đầu của khế ước, một đoạn mà Tào Bằng nói.



Mặc dù không nói trắng ra, nhưng lại đủ để mọi người đều hiểu.



Hắn căm ghét dị tộc, nhưng lại không bài xích dị tộc; hắn coi trọng canh nông, nhưng lại dường như rất có hứng thú với đám thương nhân.



Thương hội Hà Tây được thành lập, nếu như quả thật có thể làm được như lời Tào Bằng nói, thì chắc chắn là có thể khiến cho dị tộc Khương Hồ dần dần yên ổn, cũng góp thêm một phần cho sự bình ổn của Hà Tây. “trấn giữ, bảo hộ” – phải nói là Tào Bằng đã hiểu rõ đến tận cùng ý nghĩa của hai từ này.



Lý Kỳ nhẹ giọng hỏi:



- Cha con Đậu Lan bây giờ thế nào?



- Thưa đại nhân, Tào Hữu Học không cho xử trảm cha con Đậu Lan. Nghe nói, y vốn có ý thu nhận Đậu Lan làm Võ trưởng Võ Bảo, nhưng Đậu tướng quân lại cự tuyệt. Đậu tướng quân quyết ý, muốn đưa linh vị tổ tiên trở về quê nhà Bình Lăng, quận Phùng Dực...



- Ồ?



Lý Kỳ ngẩn người.



Lão biết là, năm xưa sau khi Đậu Hiến bị giết, tuy con cháu tuy nói là bị sung quân khắp nơi, nhưng vẫn còn một chi ở lại quê nhà Bình Lăng. Chỉ có điều, sau thời Đậu Hiến, triều đình có chút chống đối với nhà họ Đậu, cũng có lẽ vì lẽ đó, mà từ đó kể về sau mấy trăm năm, nhà họ Đậu đều không có nhân vật nào xuất sắc. Cũng chính nhờ như vậy, mà nhà họ Đậu mới có thể trụ lại được ở đất Bình Lăng.



“lá rụng về cội sao?”


Mà không chỉ có trong nhà họ Lý, mà ngay cả ở Hồng Trạch, uy vọng của Lý Kỳ cũng không ai sánh bằng. Thậm chí, nếu như năm xưa không phải là do Lý Kỳ nhường nhịn rút lui, thì chức vị minh chủ của Hồng Trạch minh ước, Đậu Lan tuyệt đối không thể nào giành được. Một khi Lý Kỳ đã nói là không sao, vậy thì chắc chắn sẽ là không sao, chỉ không đầy chốc lát, sự hoảng loạn trong khu chăn nuôi nhà họ Lý đã lắng xuống. Mặc dù trong lòng mọi người vẫn có chút không yên, nhưng cũng đã trở nên ổn định hơn nhiều, chí ít cũng không còn lo sợ nữa.



Lý Kỳ dẫn theo người, đi ra cổng lớn của khu chăn nuôi.



Từ đằng xa, đã nhìn thấy một toán quân Hán đang tiến về phía khu chăn nuôi.



Số người cũng không nhiều, ước chừng chỉ có khoảng trên dưới ba trăm người. Nhưng cứ nhìn vào trang bị của bọn họ thì biết, những người này không phải tầm thường.



Một người hai ngựa, một con ngựa tốt giống Tây Vực, một con ngựa tồi.



Ngựa tốt dùng để cưỡi, ngựa tồi chở hàng. Những kỵ sỹ cưỡi trên lưng ngựa đều mặc áo dạ hành màu đen, trên mặt đeo mạng che mặt màu đen.



Tay đao lưng nỏ, uy phong lẫm lẫm.



Còn trên những con ngựa tồi, thì nào là trường mâu với mũi tên, cùng với các túi đồ quân nhu.



Chí ít thì trong ấn tượng của Lý Kỳ, quân Hán không có đội quân nào tồi tàn như thế này. Nếu có, thì chỉ có thể là đội cận vệ bên cạnh của Tào Bằng, đội quân mà mọi người truyền tụng nhau – Hắc Mạo nha binh... nếu đúng là Hắc Mạo nha binh, thì cũng tức là Tào Bằng đến.



Chứ làm gì có chuyện không có mặt Tào Bằng, mà đội Hắc Mạo nha binh của hắn lại có thể đi loanh quanh khắp nơi như thế.



Lý Kỳ hít vào một hơi thật sâu, bước nhanh tới vài bước.



Trong khi đó đối phương cũng ghìm cương ngựa, dừng lại khi còn cách Lý Kỳ chừng hơn ba mươi mét.



Những tấm áo choàng Hắc Mạo loạt soạt dạt ra, tạo thành một con đường, chỉ thấy từ giữa đám người, một con Sử Hổ thú diễu võ giương oai bước ra.



Ngồi trên ngựa là một người thanh niên, không mang khôi giáp, mà chỉ mặc đồ thường phục.



Trên người hắn mặc áo trường bào, bên ngoài khoác áo choàng. Người thanh niên nhìn thấy Lý Kỳ, bèn giục ngựa tiến thêm chừng mười lăm mét, đoạn ghìm cương, nhảy xuống.



- Lý giáo úy, mới chia tay hồi tháng bảy, chớp mắt mà đã nửa năm, Tào Bằng việc công bận rộn, vẫn chưa có cơ hội đến thăm. Hôm nay đặc biệt đến đây để nhận lỗi với đại nhân, xin lão đại nhân đừng trách Tào Bằng thất lễ...



- Tào tướng quân, đến vì việc gì?



Tào Bằng cười to, bước từng bước lớn tới trước mặt Lý Kỳ:



- Đặc biệt đến mời lão đại nhân ra mặt, gây dựng nghiệp lớn ở Hà Tây.