Tào Tặc
Chương 477 : Vân động (phần 4)
Ngày đăng: 00:06 22/04/20
Sinh mạng là một hạt bụi nhỏ bé, bất cứ lúc nào cũng sẽ bị chôn vùi phiêu linh. Còn cuộc đời lại là một cuộc tu hành long trọng, chắc chắn phải hướng lên, phấn đấu không ngừng.
Đây là thời đại anh hùng xuất hiện rất nhiều, còn bọn họ cuối cùng sẽ bị chinh phục, biến thành cát bụi của lịch sử.
Viết ra những câu truyện huyền ảo trong lòng.
Đây vẫn là một giai đoạn lịch sử phấn đấu.
Hoàng Hoa Lâm quả thật đã bị cháy.
Tuy nhiên chuyện này xảy ra hoàn toàn là một điều bất ngờ. Bên dưới lòng đất Hoàng Hoa Lâm có một mỏ than ngầm (cũng chính là mỏ than ruộng Hồng Thủy ở hậu thế). Lượng than đá trong mỏ than không nhỏ, hơn nữa lại không khó khai thác. Năm Kiến An thứ tám, Tào Bằng hỏa thiêu Hoàng Hoa Lâm, làm cho toàn bộ Hoàng Hoa Lâm biến thành đống hoang tàn. Trong đầm lầy ở phía đông rừng hoa cúc, lửa lớn cũng lan đến, hình thành một môi trường khép kín, bất ngờ làm cho lớp than khói ở bề mặt tầng đáy luyện hóa thành cháy sém. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều lắm, vì đầm lầy nên việc khai thác than cháy trở nên vô cùng phức tạp. Xét về tổng thể, cách Tào Bằng muốn tinh luyện than cháy trên quy mô lớn dường như không phù hợp thực tế.
Đồng thời, quá trình luyện than và gia công cũng không đơn giản như tưởng tượng.
Hoàng Hoa Lâm sở dĩ bị cháy, có thể nói là một sự trùng hợp rất khó lặp lại. Tuy nhiên, cũng chính vì than cháy nổi lên bề mặt đã khiến Tào Bằng loáng thoáng đoán được, dưới ao Hồng Thủy này rất có khả năng chứa mỏ than ngầm.
Đối với thời đại này, than đá có thể nảy sinh cuộc tấn công như thế nào?
Tào Bằng cũng không đặc biệt hiểu rõ.
Hơn nữa, khai thác mỏ than này như thế nào, cũng là một khó khăn…
Mỏ than ở Hoàng Hoa Lâm này khiến Tào Bằng lờ mờ nảy ra một ý nghĩ, chỉ là ý tưởng này vẫn còn chưa rõ ràng.
Sau khi rời khỏi Hoàng Hoa Lâm, Tào Bằng quay về huyện Hồng Thủy.
Thế nhưng trên đường đi, hắn tỏ vẻ mất hồn mất vía, mấy lần đều suýt nữa đi lạc đường.
Huynh đệ Bàng Đức, còn cả Cảnh Quân càng không dám quấy rầy Tào Bằng. Chỉ có thể dè dặt đi theo, mãi cho đến khi trời tối đen mới đến huyện thành Hồng Thủy.
Huyện Hồng Thủy có quy định cấm ra ngoài ban đêm.
Trên thực tế mãi cho đến đời Tống, cấm đi đêm vẫn luôn tồn tại.
Tuy rằng Tào Bằng đã hủy bỏ quy tắc này nhưng do vị trí của huyện Hồng Thủy và tình trạng kinh tế cũng như điều kiện vật chất hiện giờ của nó nên muốn hướng tới phát triển thương mại hóa vẫn cần một quá trình rất dài, không phải trong thời gian ngắn là có thể làm được.
Thành thị, từ quân sự hóa, chính trị hóa mà diễn biến thành thương mại hóa đã trải qua ngàn năm.
Tào Bằng tái sinh Đông Hán mới chỉ có chín năm, nhưng tác dụng có được không hề nhỏ.
Muốn hướng Hà Tây diễn biến thành thương mại hóa thì thành phần quan trọng chính là nhu cầu về hàng hóa và vật chất. Mà điểm này vào những năm cuối Đông Hán không thể đạt tới nhu cầu cơ bản. Khi cầu lớn hơn cung, cái mọi người phải làm được trước tiên chính là hoàn thành nhu cầu cơ bản trên các mặt như ăn, mặc, ở, đi lại. Cho nên, con đường thương mại hóa đối với Tào Bằng mà nói, vẫn còn cần một chu kỳ rất dài. Sẽ đưa quá trình tiến hóa nghìn năm chuyển thành hơn mười năm hoặc hai mươi năm, cực kỳ gian nan. Lưỡng Hoài mới bước đầu phát triển, đại vận hà còn chưa xuất hiện, còn vòng kinh tế Đông Nam ở hậu thế vẫn còn trong trạng thái hoang sơ.
Lưỡng Hồ vẫn chưa phát triển thành vùng đất giàu có.
Nơi giàu tài nguyên thiên nhiên, do con đường tới Thục gian nan nên không thể vận chuyển tới Trung Nguyên thuận lợi.
Sở Quốc đại phu Khuất Nguyên trong 《 Ly tao 》ở thời Xuân Thu Chiến Quốc có nói: lộ mạn mạn hề kỳ tu viễn, ngô tương thượng hạ nhi cầu tác (con đường phía trước xa xăm dằng dặc, nhưng ta vẫn sẽ đi cùng trời cuối đất tìm kiếm thái dương trong lòng).
Tâm trạng đó, Tào Bằng dường như rất hiểu.
Lý tưởng đầy ắp, hiện thực lại khó khăn. Đường hắn phải đi vẫn còn rất dài, rất dài!
Trở về quận Giải, hắn đứng một mình trên hiên cửa.
Trong sân, có vòng hoa đinh hương tím nhạt, ánh trăng sáng tỏ chiếu xuống khắp sân, nhưng lại không thể chiếu sáng được sự mờ mịt trong lòng Tào Bằng.
Hà Tây có năm trấn, phía đông bắt nguồn từ Đại Hà, phía tây tới Phượng Minh Bảo, tất cả quy hết về tay Hạ Hầu Lan quản lý.
Đồng thời, Tào Bằng cũng âm thầm bắt đầu thi hành chế độ Phủ binh. Dưới biên chế quân thường trực, từng bước tăng cường xây dựng chế độ Phủ binh. Hà Tây ngũ trấn, binh nông hợp nhất, binh mục hợp nhất, tham khảo binh chế của lão Tần, cùng với sự điều chỉnh của Tào Bằng, Từ Thứ và Bàng Thống, còn cả Lý Nho từng bước thay đổi để tiến dần tới xu hướng hợp lý, có thể thử tiến hành mở rộng…
Còn chế độ Phủ binh này cũng theo tấu sớ Hạ Hầu Lan đảm nhiệm chức Hiệu úy thống lĩnh quân đội, cùng được chuyển tới Hứa Đô trình báo.
Chung quy thì tiếp nhận sự biến đổi binh chế đồng nghĩa với tạo phản.
Chế độ Phủ binh một khi được mở rộng ở Hà Tây, sớm muộn sẽ bị Tào Tháo biết được.
Chủ động tấu lên còn hơn tới khi đó mới bị động. Làm một cuộc thí điểm, chắc Tào Tháo cũng sẽ không phản đối.
Giữa tháng sáu năm Kiến An thứ chín, đám người Tào Bằng quay về Cô Tang!
- Diêm Hành, Thành Công Anh?
Sau khi Tào Bằng đến Cô Tang, liền nhận được tấu sớ của Phan Chương.
Diêm Hành chẳng phải chính là vị mãnh tướng hàng đầu của Lương Châu, từng suýt nữa giết chết chủ nhân của Mã Đằng, con rể của Hàn Toại sao?
Hắn, sao lại tới nhờ cậy ta!
Phải biết rằng, Tào Bằng mặc dù chiếm giữ quận Võ Uy nhưng bề ngoài lại phải nghe lệnh điều khiển của cha con Vi Đoan.
Hơn nữa, nền tảng của hắn ở Lương Châu không vững chắc lắm.
Cho dù là đánh chiếm quận Võ Uy, cũng coi như không ổn lắm…
Ít nhất, trong chín huyện của quận Võ Uy, Tào Bằng vẫn chưa khống chế hoàn toàn. Ba huyện ở phía tây, vì muốn làm dịu tình cảm của các bộ tộc cũ ở Tây Lương nên Tào Bằng cũng không dám dứt khoát thay đổi. Chỉ có thể điều chỉnh trong mức độ nhỏ nhất, tránh kích động tới sự ác cảm của hào tộc Tây Lương đối với hắn. Từ điểm này mà nói, quyền điều khiển của Tào Bằng với Võ Uy còn lâu mới bằng năm huyện của Hà Tây. Đương nhiên, Tào Bằng cũng hiểu rõ điểm này, có một số việc không thể một lần là xong, cần từ từ điều chỉnh.
- Về lý thuyết, Diêm Ngạn Minh nương tựa vào cha con Vi Đoan, chẳng phải càng tốt sao?
Cô Thịnh lệnh mới nhậm chức là Triệu Ngang nghe thấy thế liền bật cười.
- Vi Đoan là Thứ sử Lương Châu, nhưng cũng không đủ để làm người ta tin phục.
Người này có hiền danh nhưng nhát như thỏ đế, hơn nữa cực kỳ hay đố kỵ. Trước đây Tư Không giữ chức Đô úy Tây Bộ, gã xoắn xuýt bên cạnh mãi. Hàn Toại là người nhiều mưu kế, biết tính toán, hiểu rõ nhất tính tình của Vi Đoan. Nếu nói Diêm Hành chủ động tới dựa dẫm, ta cũng không tin.
Rất có khả năng là Hàn Toại đã dặn dò lúc lâm chung, nếu Diêm Hành trực tiếp quy hàng Tư Không, với tình hình hiện giờ của Tư Không, e rằng không thể cho hắn một vị trí dù nhỏ. Hắn ở Trung Nguyên không có nền tảng, chi bằng ở lại Tây Lương dựa vào công tử, cũng có vài điểm thuận lợi.
Lợi thế lớn nhất chính là sau này có thể có người quan tâm.
Tên Diêm Hành này cũng có chút bản lĩnh. Tuy nhiên ta lại cho rằng, nếu xét về tài cán thì Thành Công Anh càng cần coi trọng hơn.
- Hả?
Với lời đề nghị của một lão Lương Châu, Tào Bằng sao có thể không coi trọng?
- Vĩ Chương tiên sinh cho rằng, nên sắp xếp cho bọn họ thế nào?
- Diêm Hành, có thể ở lại trướng, không cho đi xa… Còn Thành Công Anh ư! Nghe nói huyện Võ Uy tới giờ vẫn chưa thu xếp ổn thỏa, không có quân phủ. Thành Công Anh ở Lương Châu đã lâu, quan hệ qua lại với Khương thị rất tốt, sao không để hắn ta làm huyện trưởng Võ Uy?
Tào Bằng tán thành liên tục…