Tào Tặc

Chương 48 : Lực sĩ ở Uyển thành

Ngày đăng: 00:02 22/04/20


Nói chung bên đầu hàng vào thời điểm thay quân không được mang theo binh khí mà tập trung một chỗ. Yêu cầu của Trương tú mặc dù hơi quá đáng, nhưng lúc này Tào Tháo cũng đang vui vẻ nên không để ý. Vì thế Trương Tú lại đưa thêm một yêu cầu. Theo kế hoạch ban đầu, khi Trương Tú rút quân khỏi Uyển thành sẽ theo đường mà Tào Tháo chọn. Trương Tú nói đường đó không dễ đi, nếu theo con đường khác rút quân thì thời gian sẽ nhanh hơn. Vì thế mà hắn thỉnh cầu cho rút quân theo đường lớn. Cứ như vậy, đường hắn rút quân ở ngay bên cạnh doanh trại của quân Tào.



Đối với điều này Tào Tháo cũng không hề phản đối.



Nhưng đúng vào lúc quân Uyển thành rút lui, Trương Tú đột nhiên công kích doanh trại quân Tào.



Tào Tháo không hề phòng bị, đột nhiên bị tập kích làm cho rối loạn.



Y cuống quít dẫn người chạy trốn. Trương Tú đuổi theo rất sát. Nhưng khi gần đuổi kịp Tào Tháo thì bị Điển Vi ngăn cản.



............



Tào Bằng đứng trên tàng cây nhìn thấy một đội quân Tây Lương mặc giáp đen đang phóng ngựa rất nhanh.



Mà cách họ không xa có một đại hán đang nằm rạp trên lưng ngựa, bỏ chạy như điên.



- Điển Vi! Chạy đi đâu?



Quân Uyển Thành liên tục hò hét.



Thật ra kỵ binh của Uyển thành cũng chính là quân Tây Lương.



Hán Cao tổ Lưu Bang chém rắn khởi nghĩa, dân gian có truyền thuyết Xích Đế chém Bạch đế. Theo ngũ hành mà nói thì Hán là hỏa, vì vậy mà áo giáp lấy màu đỏ làm chính. Còn kỵ binh Tây Lương ở Tây Bắc nên lấy màu đen làm chính. Tào Bằng sống lại vào thời đại này cũng có hiểu biết về một số tập tục. Vì vậy hắn chỉ cần nhìn có thể phát hiện ra bên nào với bên nào.



Có điều khiến cho Tào Bằng thấy giật mình đó là tiếng hò hét của quân Tây Lương.



- Điển Vi?



Vị đại hán kia chẳng lẽ là Điển Vi sao?



Đời sau đối với Tam quốc có rất nhiều bản. Chẳng hạn như về mặt vũ lực thì có nhất Lữ, nhì Triệu, tam Điển Vi.



Điển Vi này có thể nói là một nhân vật được rất nhiều người yêu thích. Bởi gã vừa trung thành, vừa dũng cảm,... Ít nhất thì kiếp trước, Tào Bằng coi Điển Vi như vậy. Người này là Điển Vi? Chẳng phải y bị đánh cắp hai cây kích, chết thảm trong doanh trại quân Tào hay sao?



Trong lúc Tào Bằng đang thắc mắc thì kỵ tướng dẫn đầu quân Tây Lương, giương cung bắn về phía Điển Vi ba phát.



Mũi thứ nhất trúng thẳng vào lưng Điển Vi nhưng không biết bị vướng cái gì mà rơi xuống. Mũi thứ hai bắn trúng đùi Điển vi. Còn mũi tên thứ ba bắn thẳng vào chiến mã của Điển Vi. Con ngựa bị đau hí to một tiếng rồi dựng thẳng hai chân trước lên. Đại hán không kịp chuẩn bị liền ngã xuống đất, còn con ngựa bỏ trốn.



Đại hán đứng dậy giơ tay lôi đôi kích ở sau lưng ra.



Nhìn thấy đôi kích, Tào Bằng có thể xác nhận đại hán chính là Điển Vi.



A?



Điển Vi không ngờ vẫn còn sống.



Tào Bằng cảm thấy khó hiểu. Hắn quên mất rằng những gì mình biết phần lớn là từ Tam Quốc diễn nghĩa mà ra.



Diễn nghĩa và chính sử có sự khác biệt rất nhiều.



- Điển Vi ở đây. Người nào muốn chết?



Quân Tây Lương cưỡi ngựa xông tới, bao vây quanh Điển Vi.



Còn Điển Vi vẫn thản nhiên, hai tay giơ cao thiết kích mà hét vang. Tiếng hét của gã giống như tiếng sấm khiến cho chiến mã của quân Tây Lương có chút hoảng sợ, liên tục đạp đạp xuống đất. Kỵ binh của quân Tây Lương có thể nói là sinh ra trên lưng ngựa, thuật cưỡi ngựa của người nào cũng có thể nói là siêu quần. Thoáng cái, họ đã làm cho chiến mã bĩnh tĩnh. Một viên tiểu tướng, cũng chinh slaf kỵ tướng vừa mới bắn tên thúc ngựa đi lên.



Y cầu trường mâu dài tám trượng chỉ vào Điển Vi:
- A! Cái này được.



Ngụy Diên như bừng tỉnh, vội vàng bước nhanh tới đón lấy Điển Vi trong tay Tào bằng.



- A Phúc! Ngươi này là ai?



Tào Bằng vội vàng dắt hai con chiến mã Tây Lương vô chủ trên chiến trường rồi đưa một con cho Ngụy Diên. Sau đó hắn còn gỡ một cây hoàn đao từ người một gã kỵ tướng Tây Lương sau đó mới nhảy lên ngựa.



- Ngụy đại ca! Nếu ngươi muốn đứng vững ở bên quân Tào thì y sẽ là người dẫn tiến cho huynh.



- A?



- Cụ thể thế nào ta sẽ nói với huynh sau, chúng ta về đồi Đại Vương trước, có lẽ không lâu nữa, Trương Tú sẽ phái người tới đây.



Dứt lời, Tào Bằng run dây cương, thúc ngựa đi.



Ngụy Diên không hiểu ra sao nhưng cũng biết nơi này không thể ở lâu.



Còn về chuyện Uyển thành....



Có lên lúc này, nơi đó vô cùng hỗn loạn...



Nghĩ tới đây, Ngụy Diên cố gắng nâng Điển Vi lên ngựa, sau đó đập chân:



- A Phúc! Từ từ đã... Đi.



Con chiến mã hí một tiếng rồi tung vó đuổi theo Tào Bằng.



Nơi đồi Đại Vương thuộc khu vực của Uyển thành.



Cái trại bị bỏ hoang nhiều năm bây giờ được mở ra.



Trong sơn trại cũ nát có thể thấy nhiều năm không được nhiều người quét dọn. Từng dẫy phòng xá chăng đầy mạng nhện. Đi vào cửa phòng, đập vào mũi là một mùi tanh. Do nhiều năm không có ai ở nên nơi đây đã biến thành thiên đường của chuột. Trên đường đi có thể thấy trên những hòn đá đầy cứt chuột. Ngoại trừ điều đó ra, còn có vô số dấu chân dã thú... Trên bãi đất trống của sơn trại có đủ loại xương khô, bị mưa gió ăn mòn. Rất nhiều phòng xá đã bị sập, chỉ còn lại mấy gian phòng bị sập một nửa, ngay cả cửa cũng chẳng còn.



Ngụy Diên vừa mới đặt chân vào liền hắt xì mấy cái.



- A Phúc! Hay là chúng ta đổi chỗ khác đi.



Tào Bằng nhảy xuống ngựa, buộc cương con ngựa vào một cái cột rồi sau đó nhìn quanh mà trả lời:



- Ngụy đại ca! Ở đây đi. Nơi này cách Uyển thành một đoạn đường, có lẽ Trương Tú cũng không thể tới ngay được. Thương thế của tên kia rất nặng, cần phải xử lý. Nếu chúng ta cố ép thì không chừng không thể giữ được mạng của y. Cố nhịn một chút.



Có lẽ ngay cả Ngụy Diên cũng không nghĩ rằng, bất giác, mình bắt đầu coi trọng Tào Bằng.



Cái nhìn đối với tình hình.



Tầm mắt đối với đại cục của Tào Bằng có thể nói là thiên hạ vô song.



Đây là điều bình luận của Ngụy Diên đối với Tào Bằng. Thật ra, cái đại cục mà Tào Bằng nhìn thấy cũng chính là tri thức tích lũy ở đời sau.



Nếu như không vượt thời gian tới đây, làm sao mà hắn biết dược Tào Tháo sẽ thất bại? xem tại TruyenFull.vn



Cũng vậy, nếu như không vượt tới đây thì làm sao hắn có thể nói ra được suy luận Tào tháo sẽ thống nhất phương Bắc?



Cũng không cần biết là đạo văn hay là tiên tri nhưng trong suy nghĩ của Ngụy Diên thì Tào Bằng có chút gì đó thần bí.