Tào Tặc
Chương 551 : Quy thuận
Ngày đăng: 00:07 22/04/20
Tào Tháo đón Cao Thuận xong liền cùng nhau tiến vào Hứa Đô.
Tào Bằng dẫn theo Lã Lam trở về Phụng Xa Hầu phủ mà không ai hay.
Tào Bằng sắp xếp ổn thỏa cho Lã Lam xong liền nhận được thông báo của Lưu Diệp bảo hắn đến xử lý công việc. Cái gọi là xử lý chính là cách nói tương đối dễ nghe. Nói khó nghe một chút là ‘mau tới phục vụ’. Sau khi Lã thị Hán Quốc tới, chắc chắn sẽ có yến tiệc và đón khách, nhưng đó chỉ là động tác giả. Nói thẳng ra đó là một màn kịch… Thân là Đại Hồng Lư, Lưu Diệp hẳn phải tiếp xúc với trợ thủ của sứ đoàn.
Hai bên liệt kê ra các điều khoản cần trao đổi, sau đó lần lượt trình báo lên Tào Tháo và Cao Thuận.
Ngày hôm sau, cuộc thảo luận giữa Tào Tháo và Cao Thuận chính là trước tiên chọn ra một số nội dung dễ đi đến thỏa thuận từ trong những điều khoản này để thử thăm dò. Cùng với từng điều khoản được thông qua, sau khi hai bên đạt được nhất trí về cơ bản, Hán Đế sẽ xuất hiện để thể hiện chấp nhận sự quy thuận của Lã thị Hán Quốc.
Cuối cùng, chúc mừng!
Đại khái là một trình tự như vậy.
Trách nhiệm của Lưu Diệp là kết nối và bàn bạc, còn Tào Tháo là người ra phán quyết.
Còn Hán Đế, lúc cuối xuất hiện gần như cũng chỉ đóng vai trò của một con rối, về cơ bản không tham gia bàn bạc cụ thể.
Hai bên đều rất có thành ý, vì thế cũng không phải lo thất bại.
Tào Tháo đích thân hạ lệnh sắp xếp chỗ ở cho sứ đoàn. Cao Thuận thầm vui mừng, may mà Tào Bằng nhắc nhở, trước tiên dẫn Lã Lam đi. Nếu không sau khi vào dịch quán phải đăng ký họ tên. Tới khi đó rất dễ lộ ra sơ hở. Lã Lam ở bên cạnh Tào Bằng, cũng dễ ra vào chỗ ở. Suy cho cùng Tào Bằng là dịch quan thừa, quản lý công việc tiếp đón sứ đoàn. Vì thế, ra vào nơi ở là chuyện dễ như trở bàn tay.
Tối đó sứ đoàn tới Hứa Đô, hai bên không hề có cuộc bàn bạc mang tính thực chất nào.
Lưu Diệp trước tiên tiếp xúc một lát với Lã Hán phó sử để chuẩn bị cho cuộc đàm phán… Còn Tào Tháo lại đang thiết yến ở phủ Tư Không để khoản đãi Cao Thuận.
Cứ như thế, một đêm vô sự.
Nếu không, gã sẽ không tới mức ngay cả việc in ấn thành sách các tác phẩm của phụ thân cũng phải nhờ vả mọi người khắp nơi.
Thời đại này, tác giả không có cái gì được gọi là tiền nhuận bút.
Cũng không có tổ chức đại loại như nhà xuất bản, muốn ra sách phải tự mình bỏ tiền ra. Có khi, những quyển sách của bạn không bán được, đành phải làm quà tặng mọi người. Những năm cuối Đông Hán, giấy rất đắt đỏ, ngay cả kỹ thuật in ấn khắc bản còn chưa ra đời. Xuất bản sách về cơ bản chính là một vụ làm ăn thua lỗ… Chi phí bỏ ra vô cùng lớn. Cho dù là những người bạn của Lư Dục, cũng không thể giúp sức được nhiều.
Hơn nữa, không phải ngươi có tiền là có thể giúp ta ra sách.
Ngươi muốn giúp ta ra sách, cũng phải xem ngươi có thân phận đó hay không…
Cho nên, thanh danh của Lư Thực mặc dù lớn nhưng mãi không tìm được người bỏ vốn.
Uy danh của Tào Bằng trong sỹ lâm đã đủ lớn rồi! Đồng thời, hắn còn được gọi là người kiếm tiền giỏi nhất dưới trướng Tào Tháo, có tài lực dồi dào.
Sau khi lấy được quyền in ấn tác phẩm của Lư Thực, Tào Bằng đã hỗ trợ rất nhiều cho Lư Dục.
Sau một hồi khuyên nhủ, cuối cùng đã thuyết phục được Lư Dục trở thành phụ tá của hắn tới quận Nam Dương sau này. Đến lúc này, ba người mà Quách Gia đề cử đã toàn bộ quy thuận.
Ngày mười bảy tháng mười năm Kiến An thứ mười một, Hứa Đô đón đợt tuyết đầu mùa.
Cũng trong ngày này, qua nửa tháng đàm phán, cuối cùng đã có kết quả.
Tào Tháo và Cao Thuận sau một hồi đàm phán rất lâu mà không có kết quả, mỗi bên lùi một bước đã đi đến thống nhất. Sau đó, Cao Thuận với thân phận là Đại Tư Mã của Lã thị Hán Quốc, đại diện cho Lã thị Hán Quốc chính thức đệ trình quốc thư lên Tào Tháo, từ nay về sau, Trung Nguyên là huynh, Lã Hán là đệ, đời đời nguyện làm bề tôi trung thành.
Ngày quốc thư được đệ trình, toàn bộ Hứa Đô đều chấn động…