Tào Tặc
Chương 560 : Trương Xương Bồ
Ngày đăng: 00:07 22/04/20
Ngươi đang xem gì vậy?
Gió bên ngoài phòng, đã nhẹ đi rất nhiều.
Nhưng nhiệt độ vẫn lạnh băng. Tin tức truyền đến từ phía dịch quán phía trước cho biết, con đường thông ra Triệu Lăng đã có thể đi được rồi. Đoạn đường hành trình mà Tào Bằng đi, là từ Dĩnh Âm đến Lâm Toánh, sau đó từ Tù Cường đến Dĩnh Thủ, rồi đến Triệu Lăng, đi qua Bình Dư, vượt qua Ngô Phòng, thuận theo Tần Thủy, xuyên qua núi Trung Dương, rồi vào trong quận Nam Dương.
Con đường này, cũng chính là con đường mà năm đó Tào Bằng từng chạy nạn Hứa Đô.
Cũng không phải để khơi gợi kỷ niệm gì, mà là do Ngô Phòng cách Vũ Âm gần nhất. Thứ sử Dự Châu cộng thêm Đại Phu Thái Trung, Đô Đình Hậu và Giả Hủ, lúc này đều đóng tại huyện Vũ Âm. Tuy nói quận Nam Dương không thuộc phạm vi quản lý của Dự Châu, nhưng theo lễ nghĩa mà nói, Thái thú quận Nam Dương như Tào Bằng đây, vẫn là nên thăm hỏi Giả Hủ trước, sau đó mới đi nhậm chức. Thật ra, đi đâu cũng không sao. Uyển Thành quận trị của quận Nam Dương, nay đã bị Lưu Bị chiếm đóng. Cũng có nghĩa là, cho dù Tào Bằng đến được quận Nam Dương, cũng không có nơi để quản trị thật thụ, có thể tùy tiện sắp xếp ở địa phương.
Nếu đã như vậy, thế thì Tào Bằng chọn Vũ Âm.
Thứ nhất, Vũ Âm là quê nhà sau khi hắn được tái sinh.
Tuy nói rằng hắn chưa từng đến huyện Vũ Âm, nhưng núi Trung Dương dù sao cũng trực thuộc huyện Vũ Âm.
Lần này Tào Bằng quay về quận Nam Dương, cũng xem như áo gấm về làng. Quản trị huyện Vũ Âm, chí ít có thể có được sự ủng hộ của người dân địa phương, cũng không đến nổi bị động lắm.
Có lẽ, sẽ có người nói rằng, trấn Trung Dương đối với huyện Vũ Âm mà nói, chẳng khác nào bộ phim City Slickers của Mỹ ở thời hiện đại.
Nhưng trên thực tế, vào thời Đông Hán, quan điểm xã đảng này thật sự quá ư lớn mạnh. Người đời sau không phải có câu tục ngữ “đồng hương gặp đồng hương, hai dòng lệ rưng rưng” hay sao?
Khi hai người đồng hương phiêu bạc bên ngoài gặp lại nhau, là dễ ôm thành một cục nhất. Đối với người Vũ Âm mà nói, trấn Trung Dương tuy rằng chịu sự quản trị của Vũ Âm, nhưng cũng là một bộ phận của Vũ Âm. Ngày nay, người ra khỏi Vũ Âm là Tào Bằng đã quay trở về rồi! Cảm giác nhận lại người cùng quê của dân làng Vũ Âm, còn trội hơn nhiều so với cảm giác bài xích. Về điểm này, Tào Bằng đã từng bàn bạc với Quách Gia, lúc đó Quách Gia đã chọn hai địa điểm để dừng chân.
Một là Vũ Âm, còn một cái là Cức Dương.
Tuy nhiên, Cức Dương và Niết Dương, đó quả thật là gần như sát vách nhau.
ở giữa chỉ ngăn cách nhau bởi con sông Cức Thủy, nằm ở phía Đông của quận Nam Dương, cũng là một địa điểm trọng yếu của Nhữ Nam. Một khi Vũ Âm rơi vào tay giặc, Lưu Bị liền có thể tiến quân thần tốc, đánh vào quận Nhữ Nam. Xét về ý nghĩa chiến lược mà nói, cũng chiếm cứ một vị trí quan trọng. Vì thế, Tào Bằng nghĩ đi nghĩ lại, vẫn là quyết định trị vì Vũ Âm, quản lý từ xa các bốn huyện, huyện Diệp, Lỗ Dương, huyện Trĩ và Đổ Dương.
Huyện Diệp có Ngụy Diên đóng giữ, Hứa Nghi và Điển Mãn chia nhau chấn giữ ở huyện Đổ Dương và huyện Trĩ, đối đầu với quân Lưu Bị.
Mặc dù Lưu Bị đã chiếm cứ Uyển Thành, nhưng lại không dám tùy tiện ra quân, chí ít thì trước khi chiếm được Vũ Âm, ông ta tuyệt đối sẽ không hành động khinh xuất.
Điều này, Tào Bằng dám chắc.
Đêm đã khuya, Tào Bằng còn trong thư xá của dịch quán, vẫn chưa nghỉ ngơi.
Hắn cầm lấy một bức thư, đang đọc một cách rất nghiêm túc.
Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân sai người nấu một chén cháo, đưa đến tận thư xá.
Hạ Hầu Chân thắc mắc hỏi, còn Tào Bằng bỏ lá thư xuống, thở dài một tiếng.
-Thương Thư, quả nhiên tư chất thông minh, hiếm người theo kịp.
-Sao lại nói thế?
-Các nàng xem đi…
Tào bằng đưa lá thư qua
-Đây là thư hàm mà hôm qua Thương Thư đã phái người trình lên, là bài tập gần đây nhất của y. Lúc đầu, ta lệnh cho y đọc Hồng Phạm, học thực hóa (tài chính kinh tế), đứa trẻ này không ngờ đã đề ra lý luận tiền tệ mới. Nó cho rằng chế độ tiền tệ hỗn độn, đã không còn thích hợp nữa. Cho nên kiến nghị tái lập tiền tệ, tăng cường quản lý. Đồng thời chủ trương này của nó, cũng có chút ý muốn tập trung hóa đồng tiền, khiến ta cảm thấy thâm sâu.
-Sai người hỏa tốc gửi đến Hứa Đô.
-Vâng!
Thái Địch cất kỹ bức thư, lập tức thúc ngựa mà đi.
Y phải đuổi về Dĩnh Âm, thông qua trạm nghỉ chân của Dĩnh Âm, đem gửi bức thư này về Hứa Đô.
Nhìn đoàn người ngựa chậm rãi bước đi, Tào bằng thở một hơi dài thật mạnh.
Người ta nói việc tốt thì lắm gian nan!
Lần này đi Nam Dương, chỉ sợ không thể thiếu một phen trắc trở.
--------------------------------
Đêm hôm đó, Tào Bằng tá túc lại trong dịch quán của huyện Lâm Toánh.
Sau khi tuần tra một vòng, hắn quay trở lại thư xá của dịch quán.
Một chậu nước ấm đã được chuẩn bị xong, hắn cởi bỏ tất giầy, ngâm chân vào chậu nước, trên mặt lộ vẻ thoải mái.
-Phu quân, hôm qua thiếp có nói với chàng, chọn một tỳ nữ cho Tiểu Ngải…vừa hay trong số những tôi tớ mà Diêu Công gửi tặng, có một người khá là thích hợp.
Hoàng Nguyệt Anh đột nhiên nói với Tào Bằng.
-Ồ?
Tào Bằng ngẩng đầu lên, nghi hoặc nhìn Hoàng Nguyệt Anh:
-Trùng hợp như ư? Là ai thế?
Hoàng Nguyệt Anh lấy ra một khế ước bán thân, đưa cho Tào Bằng.
Nội dung khế ước, là Chung Diêu đem tỳ nữ trong nhà mình là Trương Xương Bồ, dâng tặng cho Tào Bằng làm hầu cận. Tào Bằng cầm lấy khế ước bán thân, sau khi xem cả nửa buổi trời, ngẩng đầu lên vẻ mặt mơ hồ hỏi:
-Trương Xương Bồ? Lại là ai thế?
-Chàng quên rồi ư?
Hạ Hầu Chân cười nói:
-Chính là cô bé chàng phái lên xe, hầu hạ cho bọn thiếp đấy.
Trí nhớ Tào Bằng thật là mơ hồ!
Tuy nhiên, hắn cảm thấy cái tên Trương Xương Bồ này, hình như từng nghe qua, dường như có chút quen thuộc.
Chẳng lẽ, cô bé này là một người nổi danh trong thời tam quốc ư? Hắn vỗ nhẹ cái trán, sau một hồi suy nghĩ, bỗng nhiên lộ ra vẻ mặt kì dị.
-Phu quân, chàng làm sao thế?
Tào Bằng không trả lời, chỉ là vỗ tay, ha hả cười lớn tiếng, cười đến nước mắt chảy cả ra ngoài.