Tào Tặc
Chương 89 : Gia sự, quốc sự, thiên hạ sự (2)
Ngày đăng: 00:02 22/04/20
Lúc này Tuân Úc đã không xem Tào Bằng là một thiếu niên bình thường, mà là một người tài hoa trác tuyệt, thiên tư thông tuệ, đúng là người có tài. Hắn rất sợ Điển Vi vào nhà sẽ hủy đi cái gì đó. Cho nên hắn đi theo Điển Vi vào thư phòng. Khi vào đã trong thấy giữa phòng, đối diện cửa sổ bày ra một án thư. Trên án thư đặt một ống trúc, còn có một cuộn giấy thô, mặt trên hình như có vẽ bức tranh nào đó. Ngoài trừ án thư ra, trong phòng không hề bày biện gì khác.
Tuân Úc quay đầu nhìn qua Đặng Tắc như muốn hỏi: vì sao người em vợ này không có sách vở gì? Đặng Tắc cười, đi qua cầm cuốn sách.
- Lúc chúng tôi tới đây thì rất gấp gáp, không hề mang theo sách vở gì. Ngay cả hai cuốn sách mà bình thường A Phúc vẫn đọc cũng là do người khác tặng cho. Ở chỗ cũ ta cũng có một ít sách, đáng tiếc là với lại sách luật pháp thì A Phúc không có hứng thú. Cho nên những cuốn sách này cũng rất ít lưu ý.
Tuân Úc nhận lấy mấy cuốn sách, mở ra một quyển "Thi", một quyển "Luận", còn có một quyển "Thượng Thư". Có một điều khiến Tuân Úc cảm thấy giật mình, chính là ở góc một quyển sách có ghi chữ "Lộc Môn Sơn." Hắn ngẩng đầu hướng về phía Đặng Tắc:
- Thúc tôn, người em vợ này không phải là đệ tử ở Lộc Môn Sơn chứ?
Đặng Tắc gật đầu, rồi lại lắc đầu.
- A Phúc vốn có cơ hội trở thành đệ tử ở Lộc Môn Sơn nhưng vì đắc tội với Hoàng Thị nên cuối cùng phải chạy đi Nam Dương. Cả đời này chắc khó mà có cơ hội.
Có thể được Lộc Môn Sơn coi trọng thì tiểu tử này quả nhiên không phải bàn!
Dĩnh Xuyên đúng là một vùng có tinh thần học thuật. Mặc dù nhà làm quan san sát nhau nhưng đều duy trì tinh thần học thuật như nhau. Dĩnh Xuyên thư viện, trong những năm cuối thời Đông Hán, là vùng có thư viện được các sĩ tử trong thiên hạ vô cùng ngưỡng mộ. Trước kia có Lý Ưng, Trần Phiền đều là người của Dĩnh Xuyên thư viện. Bao gồm cả Tuân Úc, Quách Gia cũng đều là học sinh của Dĩnh Xuyên học viện. Nếu do sánh với học viện ở Lộc Môn Sơn thì hai cái tên đều vô cùng vang dội. Tuân Úc đương nhiên cũng biết danh tiếng của Lộc Môn Sơn nên không khỏi khâm phục Tào Bằng, cố liếc nhìn một cái.
- Đây là vật gì vậy!
Điển Vi đột nhiến gào lên. Hắn cầm trong tay một xấp giấy ma chỉ, mặt trên vẽ một bức tranh có những hình kỳ lạ không biết là gì.
- Để ta xem?
Tuân Úc đột nhiên có phần tò mò. Hắn cho rằng Tào Bằng là thiếu niên được Lộc Môn Sơn coi trọng nên những gì viết ra sẽ không giống bình thường.
Tranh vẽ chỉ dùng bút than, vẽ một loạt hình người nhỏ. Những hình người nhỏ tạo thành những hàng ngũ đủ loại, có đội dường như đang tiến vào, có đội hình như đứng thẳng, còn có những chỗ Tuân Úc không hiểu rõ. Nhìn hết bản vẽ này Tuân Úc cũng không hiểu rõ là gì. Có điều phía sau tờ giấy vẽ có viết chữ than nhỏ chi chít.
Tào Bằng nói:
Quân Hổ Bôn là dũng sĩ được chiêu một từ các nơi nên ngoài việc vũ dũng thì đương nhiên không phải lo. Then chốt ở chỗ trong thời gian ngắn nhất có thể phát huy và hình thành năng lực chiến đấu của quân đội. Trên chiến trường các chiến sĩ hẳn nhiên là quan trọng, nhưng quan trọng không phải là võ dũng cá nhân mà chính là tổng thể năng lực chiến đấu của quân đội. Trong lúc hai bên giao tranh thì sự tin tưởng giữa người với người còn có tinh thần tập thể. Mấy chuyện này nghe ra rất rỗng tuếch nhưng lại rất quan trọng. Nếu như không thể tin cậy động đội thì sau này trên chiến trường ai dám đem lưng mình chìa cho người khác? Vấn đề lớn nhất của quân Hổ Bôn chính là điều này. Những quân binh kia đều chưa hề quen biết, chưa thể tin cậy nhau nên không thể có tinh thần tập thể quân đội.
Trong những cuộc đấu khuyển này thì phần lớn dùng loại chó Sa Bì (chó Shar Pei) (2) đặc biệt từ Quảng Đông Nam Hải là chính.
Vào những năm cuối thời Đông Hán, loại chó Sa Bì này rất khó dạy bảo để chiến đấu, đều du nhập từ Nam Hải. Dân dần loại chó này đã trở thành một thú vui của các quan chức quý tộc vùng Trung Nguyên. Bởi vì da của chó Sa Bì nhão, không dễ bị cắn bị thương, nên chúng rất thích hợp để thuần dưỡng làm đấu khuyển. Đương nhiên, thời hậu thế về sau có rất nhiều hoạt động đấu khuyển tồn tại, mà cũng có rất nhiều loại đấu khuyển. Kiếp trước khi Tào Bằng phá án cũng đã thấy qua rất nhiều trận đấu khuyển đẫm máu. Loại đấu khuyển trước mặt không thể sánh bằng.
Có điều nhìn ra Điển Mãn thích thú vô cùng. Hai con sa bì đang cắn xé nhau ở giữa sân, khắp người đang nhễ nhại máu tươi. Những kẻ con em quyền quý hô hào la hét liên hồi, kẻ nào nhìn qua cũng hết sức kích động.
- Thế nào?
- Rất bình thường mà.
Điển Mãn rất hưng phấn nhưng khi nghe lời Tào Bằng nói thì thấy chẳng còn hứng thú gì nữa.
- A Mãn ca, đối với những trò vui này ta thật không có hứng thú. Hay là ngươi ở chỗ này chơi, ta đi mua ít đồ đạc. Lát nữa chúng ta gặp nhau ở y quán.
- Ngươi mua đồ gì vậy. Quay lại đây cho ta. A Phúc, ta nói cho ngươi hay, hôm nay cảnh này không phải có thể thấy nhiều lần, có rất nhiều chó tham chiến. Thế nào, ngươi có hứng thú cược một ván không?
Tào Bằng lắc đầu, nhìn mọi người đang hô hào cuồng nhiệt, hắn lại có phần ung dung. Những người này thật ra cũng chỉ là đánh cuộc với nhau. Ngẫm lại những năm cuối thời Đông Hán, những loại hình giải trí thực ra không có gì đặc sắc. Ngoài trừ mấy thứ ở ngoài kia ra, mọi hoạt động giải trí của mọi người hình như chỉ biết ăn uống, sinh con, mặt trời lên thì đi làm, mặt trời lặn thì đi ngủ. nghe qua thì tưởng như là một cuộc sống lành mạnh nhưng nghĩ kỹ thì đó là do thiếu thốn vật chất.
Đánh cuộc là bản tính bẩm sinh!
Chậm đã, nếu như ta…
________________________
Chú thích người dịch:
(1)Kỳ tật như phong, kỳ từ như lâm, xâm lược như hỏa, bất động như sơn, nan tri như âm, động như lôi chấn. Có nghĩa là: Phải nhanh như gió, bí hiểm như rừng, lan tõa như lữa, vững như núi, bí mật như không, hành động như sấm sét.
(2) Hình chó Shar Pei